Luật sư Nguyễn Mạnh Tuấn

Tư vấn về thủ tục điều chỉnh sổ bảo hiểm xã hội

Tôi có được cấp sổ BHXH năm 20xx, và tiếp tục làm việc đến nay đã đủ trên 30 năm. Khi cấp sổ có sự kiểm tra hồ sơ của Phòng chế độ , ký duyệt của Giám đốc, Phó giám đốc bảo hiểm xã hội. nhưng khi kiểm tra sổ bảo hiểm xã hội, nhân viên Phòng chế độ hiện nay bảo sổ làm sai, không đúng chế độ, không công nhận thời gian làm việc của tôi. Vậy tôi phải làm thủ tục khiếu nại ra sao và tính pháp lý của quyển sổ bảo hiểm xã hội cũng như trách nhiệm BHXH thế nào?

 

Trả lời: Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi đề nghị tư vấn đến Công ty Luật Minh Gia, trường hợp của bạn chúng tôi tư vấn như sau:

 

Căn cứ thông tin bạn đã cung cấp, từ năm 2000 đến nay thời gian đóng BHXH của bạn mới được gần 20 năm. Nếu trước đó bạn có thời gian công tác được tính là thời gian đóng BHXH thì bạn sẽ được cộng nối thời gian đó theo quy định tại Điều 23 Nghị định 115/2015/NĐ-CP:

 

“Điều 23. Tính thời gian công tác trước ngày 01 tháng 01 năm 1995 để hưởng bảo hiểm xã hội

 

1. Người lao động có thời gian làm việc trong khu vực nhà nước trước ngày 01 tháng 01 năm 1995 mà được tính là thời gian công tác liên tục nhưng chưa được giải quyết trợ cấp thôi việc hoặc trợ cấp một lần, bảo hiểm xã hội một lần thì thời gian đó được tính là thời gian đã đóng bảo hiểm xã hội. Cụ thể:

 

a) Người lao động làm việc trong khu vực nhà nước liên tục công tác đến ngày 01 tháng 01 năm 1995 mà chưa được giải quyết trợ cấp thôi việc hoặc trợ cấp một lần, bảo hiểm xã hội một lần thì thời gian làm việc trước ngày 01 tháng 01 năm 1995 đó được tính là thời gian đã đóng bảo hiểm xã hội;

...”

 

Và quá trình xác nhận thời gian đóng BHXH của bạn được thực hiện theo đúng trình tự, thủ tục theo quy định tại Khoản 3 Điều 27 Quyết định 595/QĐ-BHXH thì thời gian công tác trước đó của bạn vẫn được cộng nối và ghi nhận trên sổ BHXH:

 

“3. Ghi xác nhận thời gian đóng BHXH cho người tham gia được cộng nối thời gian nhưng không phải đóng BHXH và điều chỉnh làm nghề hoặc công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm trước năm 1995

 

3.1. Thành phần hồ sơ

 

a) Tờ khai tham gia, điều chỉnh thông tin BHXH, BHYT (Mẫu TK1 -TS).

 

b) Hồ sơ kèm theo (Mục 1, 2 Phụ lục 01).

 

3.2. Số lượng hồ sơ: 01 bộ.”

 

Như vậy, nếu hành vi, quyết định của nhân viên phòng chế độ xâm phạm đến quyền và lợi ích hợp pháp của bạn thì bạn có thể khiếu nại theo quy định tại Điều 118 Luật Bảo hiểm xã hội 2014:

 

“Điều 118. Khiếu nại về bảo hiểm xã hội

 

1. Người lao động, người đang hưởng lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội hằng tháng, người đang bảo lưu thời gian đóng bảo hiểm xã hội và những người khác có quyền đề nghị cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền xem xét lại quyết định, hành vi của cơ quan, tổ chức, cá nhân khi có căn cứ cho rằng quyết định, hành vi đó vi phạm pháp luật về bảo hiểm xã hội, xâm phạm đến quyền và lợi ích hợp pháp của mình.

 

2. Người sử dụng lao động có quyền đề nghị cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền xem xét lại quyết định, hành vi của cơ quan, tổ chức, cá nhân khi có căn cứ cho rằng quyết định, hành vi đó vi phạm pháp luật về bảo hiểm xã hội, xâm phạm đến quyền và lợi ích hợp pháp của mình.”

 

Trình tự giải quyết khiếu nại được thực hiện theo Điều 119 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 như sau:

 

“Điều 119. Trình tự giải quyết khiếu nại về bảo hiểm xã hội

 

1. Việc giải quyết khiếu nại đối với quyết định, hành vi hành chính về bảo hiểm xã hội được thực hiện theo quy định của pháp luật về khiếu nại.

 

2. Việc giải quyết khiếu nại đối với quyết định, hành vi về bảo hiểm xã hội không thuộc trường hợp quy định tại khoản 1 Điều này thì người khiếu nại có quyền lựa chọn một trong hai hình thức sau đây:

 

a) Khiếu nại lần đầu đến cơ quan, người đã ra quyết định hoặc người có hành vi vi phạm. Trường hợp cơ quan, người có quyết định, hành vi về bảo hiểm xã hội bị khiếu nại không còn tồn tại thì cơ quan quản lý nhà nước về lao động cấp huyện có trách nhiệm giải quyết;

 

b) Khởi kiện tại Tòa án theo quy định của pháp luật.

 

3. Trường hợp người khiếu nại được quy định tại điểm a khoản 2 Điều này không đồng ý với quyết định giải quyết khiếu nại lần đầu hoặc quá thời hạn quy định mà khiếu nại không được giải quyết thì có quyền khởi kiện tại Tòa án hoặc khiếu nại đến cơ quan quản lý nhà nước về lao động cấp tỉnh.

 

Trường hợp người khiếu nại không đồng ý với quyết định giải quyết khiếu nại của cơ quan quản lý nhà nước về lao động cấp tỉnh hoặc quá thời hạn quy định mà khiếu nại không được giải quyết thì có quyền khởi kiện tại Tòa án.

 

4. Thời hiệu khiếu nại, thời hạn giải quyết khiếu nại được áp dụng theo quy định của pháp luật về khiếu nại.”

 

--------------

Câu hỏi thứ 2 - Điều chỉnh lại thông tin cá nhân khi trước đây mượn CMND của người khác tham gia BHXH

 

Kính gửi anh chị,Bạn em đang gặp trường hợp như này:Trước đây do chưa đủ tuổi đi học nghề nên bạn em đã mượn bằng của anh trai để đi học. Sau này sử dụng tên của anh để xin việc và làm việc đến bây giờCông ty có đóng bảo hiểm xã hội cho nhân viên nhưng theo tên anh traiNay cũng đã gần 20 năm, anh trai cũng đã nhiều tuổi. Bạn em muốn được đổi tên trên sổ bảo hiểm xã hội và các hồ sơ liên quanXin anh chị tư vấn cho em trường hợp này phải giải quyết và làm thủ tục như nào ạ?Best regards,

 

Trả lời:

 

Tại Khoản 3.1 Điều 3 Chương VI Công văn 555/BHXH-THU thì sổ BHXH của người lao động được cấp lại trong các trường hợp sau:

 

“+ Sai thông tin cá nhân người tham gia BHXH;

 

+ Điều chỉnh nhân thân người tham gia (họ, tên, ngày tháng năm sinh);

 

+ Mượn hồ sơ tham gia BHXH;"

 

Như vậy theo quy định trên thì mượn hồ sơ tham gia bảo hiểm xã hội thì sẽ được cấp lại sổ bảo hiểm xã hội.

 

Anh/chị liên hệ tới cơ quan BHXH đang đóng để làm thủ tục điều chỉnh thông tin cá nhân. Thủ tục như sau:

 

- Tờ khai cung cấp và thay đổi thông tin người tham gia BHXH, BHYT (mẫu TK1-TS, 01 bản);

 

- Sổ BHXH (mẫu cũ) hoặc tờ bìa sổ BHXH;

 

- Các trang tờ rời sổ BHXH;

 

- Giấy cam đoan của người cho mượn hồ sơ, có xác nhận của chính quyền địa phương nơi cư trú (mẫu 02-GCĐ/SBH);

 

- Tờ khai tham gia BHXH cũ để thu hồi;

 

- Thẻ BHYT còn thời hạn sử dụng.

 

Anh/chị tham khảo để giải đáp thắc mắc của mình!

 

Trân trọng!

 

P.Luật sư tư vấn - Công ty Luật Minh Gia

Liên hệ để được hỗ trợ nhanh nhất

Đặt câu hỏi tư vấn
Chat zalo