LS Nguyễn Thùy Dương

Tư vấn về thời gian được hưởng trợ cấp thôi việc đối với người lao động

Anh Minh làm việc cho công ty X từ tháng 10/2005. Anh đã trực tiếp kí hợp đồng lao động với giám đốc B. Đến tháng 10/2009 ông B nghỉ hưu, ông C lên đảm nhiệm chức vụ giám đốc. Đến tháng 10/2014 anh Minh đề nghị chấm dứt hợp đồng lao động. Khi giải quyết chế độ cho anh Minh , giám đốc C chỉ trợ cấp thôi việc cho anh Minh trong khoảng thời gian làm việc dưới quyền ông C (10/2009 – 10/2014).


Việc giải quyết chế độ của giám đốc C có đúng quy định pháp luật hay không? quy định thế nào mong được tư vấn. Xin cảm ơn.

Trả lời:

Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi đề nghị tư vấn đến Công ty Luật Minh Gia, trường hợp của bạn chúng tôi tư vấn như sau:

Căn cứ tại Điều 48 Luật Lao động 2012 quy định về Trợ cấp thôi việc như sau:

1. Khi hợp đồng lao động chấm dứt theo quy định tại các khoản 1, 2, 3, 5, 6, 7, 9 và 10 Điều 36 của Bộ luật này thì người sử dụng lao động có trách nhiệm chi trả trợ cấp thôi việc cho người lao động đã làm việc thường xuyên từ đủ 12 tháng trở lên, mỗi năm làm việc được trợ cấp một nửa tháng tiền lương.
2. Thời gian làm việc để tính trợ cấp thôi việc là tổng thời gian người lao động đã làm việc thực tế cho người sử dụng lao động trừ đi thời gian người lao động đã tham gia bảo hiểm thất nghiệp theo quy định của Luật bảo hiểm xã hội và thời gian làm việc đã được người sử dụng lao động chi trả trợ cấp thôi việc.
3. Tiền lương để tính trợ cấp thôi việc là tiền lương bình quân theo hợp đồng lao động của 06 tháng liền kề trước khi người lao động thôi việc.

Theo thông tin bạn đã cung cấp anh Minh làm việc cho công ty X từ 10/2005 và kí trực tiếp hợp đồng lao động với giám đốc B, tháng 10/2009 ông B nghỉ hưu, ông C lên đảm nhiệm chức vụ giám đốc. Đến tháng 10/2014 ông Minh xin chấm dứt hợp đồng lao động. Khi giải quyết chế độ cho anh Minh , giám đốc C chỉ trợ cấp thôi việc cho anh Minh trong khoảng thời gian làm việc dưới quyền ông C (10/2009 – 10/2014)

Anh Minh đã làm việc thường xuyên tại công ty được 9 năm (từ 10/200 – 10/2014) như vậy anh Minh thuộc đối tượng được hưởng trợ cấp thôi việc nếu chấm dứt theo quy định tại các khoản 1, 2, 3, 5, 6, 7, 9 và 10 Điều 36 BLLĐ 2012.

Bạn không cung cấp không  rõ là trong thời gian anh Minh làm việc khi ông B còn làm giám đốc (10/2005 – 10/2009) có tham gia bảo hiểm thất nghiệp hay không nên có hai trường hợp như sau:

Thứ nhất: từ tháng 10/2005-10/2009 ông B có tham gia bảo hiểm thất nghiệp

Nếu thuộc trường hợp này thì việc giải quyết chế độ cho anh Minh của giám đốc C không trái pháp luật. Nếu tham gia bảo hiểm thất nghiệp thì thì trong thời gian anh Minh tham gia bảo hiểm thất nghiệp thì bên bảo hiểm sẽ thực hiện chi trả cho anh Minh, người sử dụng lao động (ông C) không có nghĩa vụ phải chi trả, thời gian này cũng không được tính vào thời gian được hưởng trợ cấp thôi việc (khoản 2 Điều 48 BLLĐ 2012
)
Thứ hai: từ tháng 10/2005- 10/2009 ông B không tham gia bảo hiểm thất nghiệp

Nếu trong khoảng thời gian này ông B không tham gia bảo hiểm thất nghiệp thì việc giải quyết chế độ cho anh Minh của giám đốc C là vi phạm pháp luật. Ông C sẽ phải thực hiện chi trả trợ cấp thôi việc cho anh Minh từ tháng 10/2005 –tháng 10/2014 theo khoản 1 Điều 48 BLLĐ “ …người sử dụng lao động có trách nhiệm chi trả trợ cấp thôi việc cho người lao động đã làm việc thường xuyên từ đủ 12 tháng trở lên, mỗi năm làm việc được trợ cấp một nửa tháng tiền lương”

Về cách tính trợ cấp thôi việc:

Căn cứ vào Điều 2 Thông tư số 17/2009/TT-BLĐTBXH của Bộ lao động – thương binh và xã hội quy định Công thức tính trợ cấp thôi việc ở từng doanh nghiệp:        

Cách tính và chi trả tiền trợ cấp thôi việc: 
 

 Công thức tính trợ cấp thôi việc ở từng doanh nghiệp:

 
Tiền trợ cấp thôi việc = Tổng thời gian làm việc tại doanh nghiệp tính trợ cấp thôi việc X Tiền lương làm căn cứ tính trợ cấp thôi việc X ½
 
Trong đó:  

- Tổng thời gian làm việc tại doanh nghiệp tính trợ cấp thôi việc: Theo điểm c khoản 3 Điều 14 Nghị định số 05/2015/NĐ-CP quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số nội dung của Bộ luật lao động năm 2012 quy định: “thời gian làm việc để tính trợ cấp thôi việc, trợ cấp mất việc làm của người lao động được tính theo năm (đủ 12 tháng), trường hợp có tháng lẻ thì từ đủ 01 tháng đến dưới 06 tháng được tính bằng 1/2 năm; từ đủ 06 tháng trở lên được tính bằng 01 năm làm việc”.

- Tiền lương làm căn cứ tính trợ cấp thôi việc: Khoản 3 Điều 48 Luật lao động 2012 quy định: “Tiền lương để tính trợ cấp thôi việc là tiền lương bình quân theo hợp đồng lao động của 06 tháng liền kề trước khi người lao động thôi việc”.

Trên đây là nội dung tư vấn của Luật Minh Gia về vấn đề bạn yêu cầu tư vấn: Tư vấn về thời gian được hưởng trợ cấp thôi việc đối với người lao động. Nếu còn vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hỗ trợ pháp lý khác bạn vui lòng liên hệ qua Email hoặc gọi điện đến bộ phận luật sư tư vấn trực tuyến - Số điện thoại liên hệ 1900.6169 để được giải đáp, hỗ trợ kịp thời.

 

Trân trọng !   
                                                                                
CV: Nông Trang – Công ty Luật Minh Gia.
 

Liên hệ để được hỗ trợ nhanh nhất

Đặt câu hỏi tư vấn
Chat zalo