Phạm Diệu

Tư vấn về nghỉ ốm vào ngày nghỉ phép năm

Kính chào Luật sư!Cho tôi hỏi, tôi đang làm việc trong cơ quan nhà nước, tháng 11/2017 tôi đến tuổi nghỉ hưu (60 tuổi). Tuy nhiên, hiện nay, tôi bị tai biến, cần phải điều trị lâu dài (có chỉ định của bác sĩ). Hiện nay tôi đang hưởng chế độ nghỉ phép hàng năm. Đến ngày 20/2/2017 tôi hết phép. ..

 

Xin Luật sư cho tôi hỏi:

1/ Tôi đã làm giấy xin nghỉ phép năm, nay, tôi nộp giấy tờ chứng minh trong lúc nghỉ phép tôi phải nằm viện điều trị bệnh thì có được trả lại phép năm không?

2/ Hiện bệnh của tôi không thể đi làm được và phải điều trị bệnh lâu dai. Luật sư có thể tư vấn, chế độ nghỉ như thế nào là có lợi cho tôi! Vì 21/2/2017 tôi đã hết phép và đầu tháng 3/2017 là cơ quan có thông báo nghỉ hưu cho tôi rồi.Tôi xin chân thành cảm ơn Luật sư!

 

 

Trả lời: Chào anh (chị) cảm ơn anh (chị) đã tin tưởng và gửi yêu cầu tư vấn, trường hợp này chúng tôi tư vấn như sau:

 

Thứ nhất: Trả lại phép năm

 

Quy định nghỉ hằng năm  tại Điều 111 Bộ Luật lao động 2012.

 

“1. Người lao động có đủ 12 tháng làm việc cho một người sử dụng lao động thì được nghỉ hằng năm, hưởng nguyên lương theo hợp đồng lao động như sau:

 

a) 12 ngày làm việc đối với người làm công việc trong điều kiện bình thường;

 

b) 14 ngày làm việc đối với người làm công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc người làm việc ở những nơi có có điều kiện sinh sống khắc nghiệt theo danh mục do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội chủ trì phối hợp với Bộ Y tế ban hành hoặc lao động chưa thành niên hoặc lao động là người khuyết tật;

 

c) 16 ngày làm việc đối với người làm công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc người làm việc ở những nơi có điều kiện sinh sống đặc biệt khắc nghiệt theo danh mục do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội chủ trì phối hợp với Bộ Y tế ban hành.

 

2. Người sử dụng lao động có quyền quy định lịch nghỉ hằng năm sau khi tham khảo ý kiến của người lao động và phải thông báo trước cho người lao động.

 

3. Người lao động có thể thoả thuận với người sử dụng lao động để nghỉ hằng năm thành nhiều lần hoặc nghỉ gộp tối đa 03 năm một lần.

 

4. Khi nghỉ hằng năm, nếu người lao động đi bằng các phương tiện đường bộ, đường sắt, đường thủy mà số ngày đi đường cả đi và về trên 02 ngày thì từ ngày thứ 03 trở đi được tính thêm thời gian đi đường ngoài ngày nghỉ hằng năm và chỉ được tính cho 01 lần nghỉ trong năm.”

         

Và theo quy định tại khoản 2 điều 3 Thông tư 59/2015/TT-BLĐTBXH ngày 29 tháng 12 năm 2015 về điều kiện hưởng chế độ ốm đau:

 

2. Không giải quyết chế độ ốm đau đối với các trường hợp sau đây

c) Người lao động bị ốm đau, tai nạn mà không phải là tai nạn lao động trong thời gian đang nghỉ phép hằng năm, nghỉ việc riêng, nghỉ không hưởng lương theo quy định của pháp luật lao động; nghỉ việc hưởng chế độ thai sản theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội.”

 

Vậy từ quy định trên của pháp luật với trường hợp của anh (chị) sẽ không được trả lại phép năm khi anh(chị) trong ngày nghĩ phép năm anh (chị) bị ốm đau mà không phải là tai nạn lao động thì sẽ không được giải quyêt chế độ ốm đau. Chính vì vậy cho nên dù anh (chị) có xuất trình các loại giấy tờ để chứng minh là trong thời gian nghỉ phép năm anh (chị) phải điều trị ốm đau thì cũng không được trả lại phép năm.

 

Thứ 2: Nghỉ theo chế độ nào thì sẽ có lợi hơn cho anh (chị)

 

Sau nghỉ hết ngày nghỉ phép năm nhưng với tình trạng bệnh của anh (chị) vẫn phải tiếp tục điều trị thì anh (chị) có thể xin nghỉ phép để điều trị ốm đau theo chỉ dẫn của cơ quan y tế.

 

Điều kiện hưởng chế độ ốm đau

 

- Bị ốm đau, tai nạn không phải tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp hoặc tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp tái phát phải nghỉ việc và có xác nhận của cơ sở y tế.

 

- Phải nghỉ việc để chăm sóc con ốm đau dưới 07 tuổi và có xác nhận của cơ sở khám chữa bệnh có thẩm quyền.

 

- Lao động nữ đi làm trước khi hết thời hạn nghỉ sinh con mà thuộc các trường hợp nêu trên.

 

(Căn cứ Khoản 1 Điều 3 Thông tư Thông tư 59/2015/TT-BLĐTBXH)

 

Mức hưởng chế độ ốm đau, theo quy định tại Điều 6 Thông tư 59/2015/TT-BLĐTBXH

 

"1. Mức hưởng chế độ ốm đau theo quy định tại khoản 1 Điều 26, Điều 27 Luật Bảo hiểm xã hội được tính như sau:

Mức hưởng chế độ ốm đau

=

Tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội của tháng liền kề trước khi nghỉ việc

x 75 (%) x

Số ngày nghỉ việc được hưởng chế độ ốm đau

24 ngày

- Số ngày nghỉ việc được hưởng chế độ ốm đau được tính theo ngày làm việc không kể ngày nghỉ lễ, nghỉ Tết, ngày nghỉ hằng tuần.

2. Mức hưởng chế độ ốm đau đối với người lao động nghỉ việc do mắc bệnh thuộc danh mục bệnh cần chữa trị dài ngày theo quy định tại khoản 2 Điều 26 của Luật Bảo hiểm xã hội được tính như sau:

Mức hưởng chế độ ốm đau đối với bệnh cần chữa trị dài ngày

=

Tiền lương đóng bảo hiểm xã hội của tháng liền kề trước khi nghỉ việc

x

Tỷ lệ hưởng chế độ ốm đau (%)

x

Số tháng nghỉ việc hưởng chế độ ốm đau

Trong đó:

a) Tỷ lệ hưởng chế độ ốm đau được tính bằng 75% đối với thời gian hưởng chế độ ốm đau của người lao động trong 180 ngày đầu. Sau khi hưởng hết thời gian 180 ngày mà vẫn tiếp tục điều trị thì tỷ lệ hưởng chế độ ốm đau cho thời gian tiếp theo được tính như sau:

- Bằng 65% nếu người lao động đã đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 30 năm trở lên;

- Bằng 55% nếu người lao động đã đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 15 năm đến dưới 30 năm;

- Bằng 50% nếu người lao động đã đóng bảo hiểm xã hội dưới 15 năm.

b) Tháng nghỉ việc hưởng chế độ ốm đau được tính từ ngày bắt đầu nghỉ việc hưởng chế độ ốm đau của tháng đó đến ngày trước liền kề của tháng sau liền kề. Trường hợp có ngày lẻ không trọn tháng thì cách tính mức hưởng chế độ ốm đau cho những ngày này như sau:

Mức hưởng chế độ ốm đau đối với bệnh cần chữa trị dài ngày

=

Tiền lương đóng bảo hiểm xã hội của tháng liền kề trước khi nghỉ việc

x

Tỷ lệ hưởng chế độ ốm đau (%)

x

Số ngày nghỉ việc hưởng chế độ ốm đau

24 ngày

Trong đó:

- Tỷ lệ hưởng chế độ ốm đau theo quy định tại điểm a khoản này.

- Số ngày nghỉ việc hưởng chế độ ốm đau tính cả ngày nghỉ lễ, nghỉ Tết, ngày nghỉ hàng tuần."

 

Chế độ nghỉ ốm đau sẽ do cơ quan bảo hiểm xã hội chi trả.

 

Trên đây là nội dung tư vấn của chúng tôi về vấn đề bạn quan tâm. Nếu còn vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hỗ trợ pháp lý khác bạn vui lòng liên hệ qua Email hoặc gọi điện đến Tổng đài luật sư tư vấn luật trực tuyến - 1900.6169 để được giải đáp, hỗ trợ kịp thời

 

Trân trọng

Cv. Kiều Tuyết - Công ty Luật Minh Gia

Liên hệ để được hỗ trợ nhanh nhất

Liên hệ tư vấn
Chat zalo