Hoàng Tuấn Anh

Tư vấn về mức hưởng trợ cấp thất nghiệp đối với nhân viên

Luật sư tư vấn về mức hưởng trợ cấp thất nghiệp theo quy định như sau: Nhân viên bên em nghỉ hẳn, chị vào làm việc vào T4/2004 hiện nay chị xin nghỉ hẳn, Thời gian có QĐ nghỉ là 31/07/2015. Tham khảo nghị đinh 29/2012/NĐ-CP, theo em hiểu là trợ cấp thất nghiệp của chị này sẽ được tính thành 2:

 

 

- Từ T4/2004 - 31/12/2008: tính ra thời gian làm việc là 4 năm 8 tháng = 5*nửa tháng lương (A)

- Từ T1/2009 - nay : tính được tgian làm việc là 7 năm 8 tháng = 7 tháng trợ cấp= 7*60%luong (B)

Vậy khoản trợ cấp chị này nhận được là = (A) + (B) đúng không?

 

Trả lời tư vấn:

Chào bạn, cảm ơn bạn đã tin tưởng gửi câu hỏi đến Luật Minh Gia, về câu hỏi của bạn, tôi xin được tư vấn như sau:

-Thứ nhất: xác định mức trợ cấp đối với thời gian công tác của viên chức trước ngày 31/12/2008:

Theo khoản 1 điều 39 nghị định 29/2012/NĐ-CP về trợ cấp thôi việc

“Trợ cấp thôi việc đối với thời gian công tác của viên chức từ ngày 31 tháng 12 năm 2008 trở về trước được tính như sau:

a) Cứ mỗi năm làm việc được tính bằng 1/2 (một phần hai) tháng lương hiện hưởng, gồm: Mức lương theo chức danh nghề nghiệp, phụ cấp chức vụ lãnh đạo, phụ cấp thâm niên vượt khung, phụ cấp thâm niên nghề và hệ số chênh lệch bảo lưu lương (nếu có);

b) Mức trợ cấp thấp nhất bằng 01 (một) tháng lương hiện hưởng;

c) Trường hợp viên chức được tuyển dụng trước ngày 01 tháng 7 năm 2003, thời gian làm việc được tính trợ cấp thôi việc là tổng thời gian làm việc (cộng dồn) kể từ khi viên chức có quyết định tuyển dụng đến hết ngày 31 tháng 12 năm 2008.

d) Trường hợp viên chức được tuyển dụng từ ngày 01 tháng 7 năm 2003 trở về sau, thời gian làm việc được tính trợ cấp thôi việc là tổng thời gian làm việc theo hợp đồng làm
việc (cộng dồn) kể từ khi viên chức có quyết định tuyển dụng đến hết ngày 31 tháng 12 năm 2008.”

 
Như vậy,  theo nghị định 29/2012/NĐ-CP, mức tiền trợ cấp thôi việc của nhân viên được  trước ngày 31/12/2008 tính như sau:  “mỗi năm làm việc được tính bằng 1/2 (một phần hai) tháng lương hiện hưởng”. Thời gian tính là từ khi viên chức có quyết định tuyển dụng(tháng 4/2004) đến hết 31/12/ 2008- 4 năm 8 tháng

Căn cứ theo cách tính trên: mức trợ cấp của thời gian trên sẽ = 5 x 1/2 tháng lương hiện hưởng  (cụ thể là tháng 7/2015)  (1).

- Thứ hai: Đối với thời gian công tác của viên chức sau ngày 31/12/2008:

Theo khoản 2 Điều 39 Nghị định 29/2012/ NĐ-CP:

Trợ cấp thôi việc đối với thời gian công tác của viên chức từ ngày 01 tháng 01 năm 2009 đến nay được thực hiện theo quy định của pháp luật về trợ cấp thất nghiệp.”

 Do đó, trợ cấp thôi việc trong thời gian này được tính theo quy định của pháp luật về trợ cấp thất nghiệp.

Khoản 1 điều 81 Luật bảo hiểm xã hội 2006:

Điều kiện hưởng bảo hiểm thất nghiệp

Người thất nghiệp được hưởng bảo hiểm thất nghiệp khi có đủ các điều kiện sau đây:

1. Đã đóng bảo hiểm thất nghiệp đủ mười hai tháng trở lên trong thời gian hai mươi bốn tháng trước khi thất nghiệp;

2. Đã đăng ký thất nghiệp với tổ chức bảo hiểm xã hội;

3. Chưa tìm được việc làm sau mười lăm ngày kể từ ngày đăng ký thất nghiệp theo quy định tại khoản 2 Điều này”

 
Theo khoản 1 Điều  82 Luật bảo hiểm xã hội về mức bảo hiểm thất nghiệp như sau:

“Mức trợ cấp thất nghiệp hàng tháng bằng 60% mức bình quân tiền lương, tiền công tháng đóng bảo hiểm thất nghiệp của sáu tháng liền kề trước khi thất nghiệp”

Như vậy, mức trợ cấp thất nghiệp hàng tháng của nhân viên đó sẽ là:

Bình quân tiền lương 6 tháng liền kề trước khi nghỉ việc (tính tổng tiền lương của 6 tháng đó rồi chia cho 6) x 60%

Cụ thể: Mức tiền lương nhân viên ấy được hưởng sẽ là 60% của trung bình tiền lương  6 tháng liền kề với tháng 8/2015 ( do thời gian có quyết định nghỉ là 31/7/2015) (2).

Thời gian hưởng trợ cấp thất nghiệp đối với khoản trợ cấp (2) được quy định tại khoản 2 điều 82 luật bảo hiểm xã hội như sau:

“a) Ba tháng, nếu có từ đủ mười hai tháng đến dưới ba mươi sáu tháng đóng bảo hiểm thất nghiệp;

b) Sáu tháng, nếu có từ đủ ba mươi sáu tháng đến dưới bảy mươi hai tháng đóng bảo hiểm thất nghiệp;

c) Chín tháng, nếu có từ đủ bảy mươi hai tháng đến dưới một trăm bốn mươi bốn tháng đóng bảo hiểm thất nghiệp;

d) Mười hai tháng, nếu có từ đủ một trăm bốn mươi bốn tháng đóng bảo hiểm thất nghiệp trở lên.”


Như vậy, để xác định nhân viên có được hưởng trợ vấp thất nghiệp (2) hay không, cũng như thời gian được hưởng, cần xem xét thời gian mà người đó đã đóng bảo hiểm thất nghiệp.

Kết luận: Căn cứ vào các quy định trên mức trợ cấp thất nghiệp mà nhân viên đó được hưởng là:

(1) + (2) x tháng được hưởng trợ cấp (tùy theo thời gian đóng bảo hiểm thất nghiệp).

 

Trân trọng !
CV Hằng Nga - Công ty Luật Minh Gia

Liên hệ để được hỗ trợ nhanh nhất

Đặt câu hỏi tư vấn
Chat zalo