Hoàng Thị Nhàn

Tư vấn về mức hưởng BHYT khi không làm thủ tục chuyển tuyến khám bệnh

tôi được hưởng BHYT bao nhiêu % nếu không điều trị tại nơi khám chữa bệnh ban đầu và không làm thủ tục chuyển tuyến khám bệnh


Nội dung tư vấn: Tôi tham gia bảo hiểm hơn 10 năm, thẻ bảo hiểm y tế của tôi nơi khám chữa bệnh ban đầu là bệnh viện đa khoa Thành phố . Nếu từ 01/01/2016 tôi điều trị bệnh nội trú ở bệnh viện đa khoa tỉnh mà không có giấy chuyển viện (bệnh viện đa khoa Thành phố và bệnh viện đa khoa tỉnh là trong cùng một tỉnh) Vậy tôi  được hưởng chế độ BHYT bao nhiêu phần trăm?

Trả lời tư vấn: Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi đến công ty Luật Minh Gia của chúng tôi. Với trường hợp của bạn công ty chúng tôi tư vấn cho bạn như sau:
 
Theo thông tư Số: 37/2014/TT-BYT của Bộ y tế Hướng dẫn đăng ký khám bệnh, chữa bệnh ban đầu và chuyển tuyến khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế quy định tại Khoản 1 Điêu 2 thì bệnh viện đa khoa thành phố là bệnh viện đa khoa hạng III là cơ sở khám chữa bệnh tuyến huyện.

Đồng thời theo quy định tại Điểm b Khoản 3 Điều 22 Luật bảo hiểm y tế sửa đổi bổ sung năm 2014, trường hợp người có thẻ bảo hiểm y tế tự đi khám bệnh, chữa bệnh không đúng tuyến được quỹ bảo hiểm y tế thanh toán toán theo mức hưởng quy định của người đi khám đúng tuyến theo tỷ lệ:
Tại bệnh viện tuyến tỉnh là 60% chi phí điều trị nội trú từ ngày Luật này có hiệu lực đến ngày 31 tháng 12 năm 2020”.

Về mức hưởng của người đăng kí khám chữa bệnh đúng tuyến, thực hiện đúng thủ tục khám chữa bệnh  hoặc thực hiện đúng  các thủ tục chuyển tuyến theo quy định pháp luật quy định tại Điều 22 Luật bảo hiểm y tế sửa đổi bổ sugn năm 2014 như sau:

a) 100% chi phí khám bệnh, chữa bệnh đối với đối tượng quy định tại các điểm a, d, e, g, h và i khoản 3 Điều 12 của Luật này. Chi phí khám bệnh, chữa bệnh ngoài phạm vi được hưởng bảo hiểm y tế của đối tượng quy định tại điểm a khoản 3 Điều 12 của Luật này được chi trả từ nguồn kinh phí bảo hiểm y tế dành cho khám bệnh, chữa bệnh của nhóm đối tượng này; trường hợp nguồn kinh phí này không đủ thì do ngân sách nhà nước bảo đảm;
b) 100% chi phí khám bệnh, chữa bệnh đối với trường hợp chi phí cho một lần khám bệnh, chữa bệnh thấp hơn mức do Chính phủ quy định và khám bệnh, chữa bệnh tại tuyến xã;

c) 100% chi phí khám bệnh, chữa bệnh khi người bệnh có thời gian tham gia bảo hiểm y tế 5 năm liên tục trở lên và có số tiền cùng chi trả chi phí khám bệnh, chữa bệnh trong năm lớn hơn 6 tháng lương cơ sở, trừ trường hợp tự đi khám bệnh, chữa bệnh không đúng tuyến;

d) 95% chi phí khám bệnh, chữa bệnh đối với đối tượng quy định tại điểm a khoản 2, điểm k khoản 3 và điểm a khoản 4 Điều 12 của Luật này;

đ) 80% chi phí khám bệnh, chữa bệnh đối với các đối tượng khác.

Như vậy, vì bạn không nói rõ bạn thuộc đối tượng hưởng BHYT nào theo quy định pháp luật nên chúng tôi không thể tư vấn rõ mức hưởng BHYT của bạn là bao nhiêu %. Mức hưởng BHYT của bạn sẽ là 60% của mức hưởng BHYT  nơi đăng ký khám chữa bệnh ban đầu tùy theo đối tượng hưởng BHYT của bạn.

Trên đây là nội dung tư vấn của Luật Minh Gia về vấn đề bạn yêu cầu tư vấn: Tư vấn về mức hưởng BHYT khi không làm thủ tục chuyển tuyến khám bệnh. Nếu còn vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hỗ trợ pháp lý khác bạn vui lòng liên hệ qua Email hoặc gọi điện đến bộ phận luật sư tư vấn trực tuyến - Số điện thoại liên hệ 1900.6169 để được giải đáp, hỗ trợ kịp thời.

 

Trân trọng!

 CV: Phương Lan – công ty Luật Minh Gia

Liên hệ để được hỗ trợ nhanh nhất

Liên hệ tư vấn
Chat zalo