Luật sư Nguyễn Mạnh Tuấn

Tư vấn về ký kết lại hợp đồng khi văn bản áp dụng đã hết hiệu lực

Luật sư tư vấn về vấn đề ký kết lại hợp đồng lao động khi văn bản áp dụng trong hợp đồng đã hết hiệu lực. Nội dung tư vấn như sau:

1. Luật sư tư vấn về hợp đồng

Hiện nay, vấn đề ký kết hợp đồng lao động là một vấn đề nhận được sự quan tâm rất lớn cả từ phía người lao động và người sử dụng lao động. Thông qua quá trình tư vấn pháp luật về hợp đồng lao động bên cạnh các vấn đề liên quan đến thẩm quyền ký kết, nội dung hợp đồng, phụ lục hợp đồng… thì Công ty Luật Minh Gia cũng nhận được rất nhiều câu hỏi liên quan đến vấn đề ký kết lại hợp đồng khi hợp đồng hết hạn hoặc văn bản áp dụng ký kết hợp đồng hết hiệu lực.

Để được giải đáp cụ thể về các vấn đề này, quý khách hàng nên liên hệ trực tiếp với chúng tôi để được tư vấn cụ thể. Quý khách hàng có thể liên hệ với chúng tôi qua các cách thức sau: tư vấn qua Email hoặc tư vấn qua số Hotline 1900.6169. Chúng tôi có đội ngũ luật sư, chuyên viên tư vấn pháp luật sẵn sang hỗ trợ giải đáp các thắc mắc mà khách hàng đăng gặp phải.

2. Ký hợp đồng khi văn bản áp dụng hết hiệu lực

Nội dung câu hỏi: Kính gửi Anh/chị Luật sư Minh Gia! Đơn vị làm việc của tôi hiện là Đơn vị sự nghiệp công lập thuộc cơ quan chuyên môn của UBND tỉnh. Ngoài biên chế viên chức và theo hợp đồng theo Nghị định 68/2000/NĐ-CP thì còn ký hợp đồng lao động theo nghị định 44/2003/NĐ-CP. Tuy nhiên, kể từ khi nghị định 44/2003/NĐ-CP hết hiệu lực thì số hợp đồng lao động trên hiện chưa có cơ sở để ký lại hợp đồng. Hiện nay đơn vị vẫn chưa có hướng xử lý cho số lao động ký theo nghị định 44/2003/NĐ-CP. Họ vẫn làm việc và đơn vị vẫn có nhu cầu lao động nhưng không biết ký hợp đồng nào cho đúng quy định hiện hành. Xin quý luật sư của Luật sư Minh Gia tư vấn giúp. Xin cảm ơn.

Trả lời: Cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi cần tư vấn tới Công ty Luật Minh Gia, với thắc mắc của bạn chúng tôi tư vấn như sau:

Theo thông tin bạn cung cấp, đơn vị bạn có ký kết hợp đồng lao động với người lao động theo quy định tại Nghị định 44/2003/NĐ-CP quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của bộ luật lao động về hợp đồng lao động. Sau khi Nghị định này hết hiệu lực và Bộ luật lao động 2012 và các văn bản hướng dẫn của bộ luật lao động 2012 có hiệu lực đơn vị của bạn chưa có phương án xử lý ký kết hợp đồng lại đối với các đối tượng này. Vấn đề giải quyết đối với trường hợp này được quy định tại Khoản 2 Điều 240 Bộ luật lao động 2012 như sau:

“Điều 240. Hiệu lực của Bộ luật lao động

2. Kể từ ngày Bộ luật này có hiệu lực thi hành:

a) Các hợp đồng lao động, thoả ước lao động tập thể, những thoả thuận hợp pháp khác đã giao kết và những thoả thuận có lợi hơn cho người lao động so với quy định của Bộ luật này được tiếp tục thực hiện; những thoả thuận không phù hợp với quy định của Bộ luật phải được sửa đổi, bổ sung;

…”

Như vậy, trong trường hợp này có thể thấy các thỏa thuận hợp pháp đã được giao kết trước thời điểm Bộ luật lao động 2012 có hiệu lực thì vẫn được tiếp tục thực hiện mà không bắt buộc phải ký kết lại hợp đồng. Nếu các thỏa thuận không phù hợp với quy định của Bộ luật lao động 2012 thì phải được sửa đổi, bổ sung.

Trong trường hợp này của đơn vị bạn nếu những người lao động này vẫn tiếp tục làm việc thì không bắt buộc phải ký kết lại hợp đồng. Nếu trong hợp đồng có các điều khoản không còn phù hợp thì các bên có thể thỏa thuận để sửa đổi, bổ sung hợp đồng.

Trên đây là nội dung tư vấn của công ty Luật Minh Gia về vấn đề thắc mắc của bạn. 

Trân trọng./.

Phòng luật sư tư vấn Lao động - Công ty Luật Minh Gia.

Liên hệ để được hỗ trợ nhanh nhất

Liên hệ tư vấn
Chat zalo