Nguyễn Văn Cảnh

Tư vấn về không đóng BHXH cho người lao động

Xin các luật sư tư vấn dùm: công ty mình có 1 nhân viên giữ kho đã 79 tuổi. Làm ở công ty đến nay đã 13 năm, mới tham gia BHXH được 3 năm thôi, giờ nhân viên này nghỉ thì công ty phải trợ cấp như thế nào. Khoảng thời gian 10 năm không đóng BHXH thì giải quyết cho nhân viên như thế nào ?


Nội dung đề nghị tư vấn: Xin các luật sư tư vấn dùm: công ty mình có 1 nhân viên giữ kho đã 79 tuổi. Làm ở công ty đến nay đã 13 năm, mới tham gia BHXH được 3 năm thôi, giờ nhân viên này nghỉ thì công ty phải trợ cấp như thế nào. Khoảng thời gian 10 năm không đóng BHXH thì giải quyết cho nhân viên như thế nào ?

 Trả lời tư vấn: Luật Minh Gia cảm ơn câu hỏi và đề nghị tư vấn của bạn. Trường hợp của bạn chúng tôi tư vấn như sau:

Đóng bảo hiểm xã hội cho người lao động là trách nhiệm của người sử dụng lao động. Việc công ty không đóng  BHXH cho nhân viên này trong khoảng thời gian trước là trái quy định của pháp luật. Do đó, để đảm bảo quyền lợi cho người lao động cũng như tránh trường hợp xảy ra tranh chấp, công ty có thể thỏa thuận chi trả một khoản trợ cấp hợp lý cho người lao động .
Khoản trợ cấp này tùy thuộc vào thời gian chưa đóng BHXH cho người lao động. Ở đây người lao động đã làm việc từ năm 2003 nên:

-Nếu người lao động thuộc đối tượng đóng bảo hiểm xã hội quy định tại điều 3 Nghị định 12/CP thì công ty cần chi trả khoản trợ cấp tương ứng với thời gian 10 năm chưa đóng BHXH.

Các đối tượng sau đây phải áp dụng các chế độ bảo hiểm xã hội quy định tại Điều lệ này:

Người lao động làm việc trong các doanh nghiệp nhà nước;

Người lao động làm việc trong các doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế ngoài quốc doanh có sử dụng từ 10 lao động trở lên;

Người lao động Việt Nam làm việc trong các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, khu chế xuất, khu công nghiệp; trong các cơ quan, tổ chức nước ngoài hoặc tổ chức quốc tế tại Việt Nam, trừ trường hợp Điều ước quốc tế mà Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam ký kết hoặc tham gia có quy định khác;

Người lao động làm việc trong các tổ chức kinh doanh dịch vụ thuộc cơ quan hành chính, sự nghiệp, cơ quan Đảng, đoàn thể;

Người lao động làm việc trong các doanh nghiệp, các tổ chức dịch vụ thuộc lực lượng vũ trang;

Người giữ chức vụ dân cử, bầu cử làm việc trong các cơ quan quản lý nhà nước, Đảng, đoàn thể từ Trung ương đến cấp huyện;
Công chức, viên chức Nhà nước làm việc trong các cơ quan hành chính sự nghiệp; người làm việc trong các cơ quan Đảng, đoàn thể từ Trung ương đến cấp huyện;

Các đối tượng trên đi học, thực tập, công tác điều dưỡng trong và ngoài nước mà vẫn hưởng tiền lương hoặc tiền công thì cũng thuộc đối tượng thực hiện bảo hiểm xã hội bắt buộc

-Trường hợp người lao động không thuộc đối tượng phải đóng BHXH theo nghị định 12/CP thì cần chi trả khoản trợ cấp tương ứng với thời gian bắt buộc đóng bảo hiểm xã hội kể từ thời điểm luật bảo hiểm xã hội năm 2006 có hiệu lực ( tức là 7 năm) nếu thuộc đối tượng đóng bảo hiểm xã hội quy định tại khoản 1điều 2 như sau:

1. Người lao động là công dân Việt Nam thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc, bao gồm:

a) Người làm việc theo hợp đồng lao động không xác định thời hạn, hợp đồng lao động xác định thời hạn, hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn từ đủ 03 tháng đến dưới 12 tháng, kể cả hợp đồng lao động được ký kết giữa người sử dụng lao động với người đại diện theo pháp luật của người dưới 15 tuổi theo quy định của pháp luật về lao động;

b) Người làm việc theo hợp đồng lao động có thời hạn từ đủ 01 tháng đến dưới 03 tháng;

...

Trên đây là nội dung tư vấn của Luật Minh Gia về vấn đề bạn yêu cầu tư vấn: Tư vấn về không đóng BHXH cho người lao động. Nếu còn vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hỗ trợ pháp lý khác bạn vui lòng liên hệ qua Email hoặc gọi điện đến bộ phận luật sư tư vấn trực tuyến - Số điện thoại liên hệ 1900.6169 để được giải đáp, hỗ trợ kịp thời.

 

Trân trọng!
CV Lương Duyên – Công ty Luật Minh Gia.
 

Liên hệ để được hỗ trợ nhanh nhất

Liên hệ tư vấn
Chat zalo