LS Hoài My

Tư vấn về đóng bảo hiểm xã hội

Vậy nếu chị ấy có đủ hồ sơ thì lên trường tôi chị ấy có được tính nối bảo hiểm không (số tiền lương hàng tháng chị ấy đều lĩnh đủ và không trừ bảo hiểm)? Tôi có trách nhiệm gì với trường hợp này? Huyện Hàm Yên có trách nhiệm gì? Liệu tôi có bị khởi kiện không?


Thưa luật sư tôi đang là người sử dụng lao động trong trường học, trường tôi có một trường hợp người lao động vào nhận công tác từ năm 2009, trước năm 2009 chị này đã công tác tại tỉnh khác với thời gian tham gia bảo hiểm từ năm 1999 đến khi tới trường tôi. Trong thời gian vào công tác trong nhà trường, chúng tôi cũng đã cho chị này làm kê khai đóng bảo hiểm nhưng chị này có trình bày là trước đó công tác tại huyện Hàm Yên và có thời gian tham gia bảo hiểm từ năm 1999 tại huyện này rồi nên chị muốn rút hồ sơ để chuyển lên huyện tôi để tiếp tục tham gia bảo hiểm, chúng tôi đã đồng ý cho chị về rút hồ sơ song rất nhiều lần đều không rút được, sự việc này tôi đã báo cáo về phòng giáo dục và nhắc chị rất nhiều lần. Đến tháng 3 năm 2014 chị ấy bị bệnh và chết nên không được hưởng tiền tuất. Và gia đình cũng trình bày không rút được bảo hiểm tại huyện Hàm Yên là do cô kế toán làm mất thủ tục của chị này và bây giờ đang hoàn thành hồ sơ cho chị ấy. Vậy nếu chị ấy có đủ hồ sơ thì lên trường tôi chị ấy có được tính nối bảo hiểm không (số tiền lương hàng tháng chị ấy đều lĩnh đủ và không trừ bảo hiểm)? Tôi có trách nhiệm gì với trường hợp này? Huyện Hàm Yên có trách nhiệm gì? Liệu tôi có bị khởi kiện không?

Trả lời. Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi đến công ty Luật Minh Gia. Trường hợp này chúng tôi tư vấn cho bạn như sau.

-Thứ nhất là về việc bạn có bị khởi kiện không.

Điều 21 Luật bảo hiểm xã hội 2014 quy định về Trách nhiệm của người sử dụng lao động như sau:

“1. Lập hồ sơ để người lao động được cấp sổ bảo hiểm xã hội, đóng, hưởng bảo hiểm xã hội.

2. Đóng bảo hiểm xã hội theo quy định tại Điều 86 và hằng tháng trích từ tiền lương của người lao động theo quy định tại khoản 1 Điều 85 của Luật này để đóng cùng một lúc vào quỹ bảo hiểm xã hội.

3. Giới thiệu người lao động thuộc đối tượng quy định tại điểm a khoản 1, khoản 2 Điều 45 và Điều 55 của Luật này đi khám giám định mức suy giảm khả năng lao động tại Hội đồng giám định y khoa.

4. Phối hợp với cơ quan bảo hiểm xã hội trả trợ cấp bảo hiểm xã hội cho người lao động.

5. Phối hợp với cơ quan bảo hiểm xã hội trả sổ bảo hiểm xã hội cho người lao động, xác nhận thời gian đóng bảo hiểm xã hội khi người lao động chấm dứt hợp đồng lao động, hợp đồng làm việc hoặc thôi việc theo quy định của pháp luật.

6. Cung cấp chính xác, đầy đủ, kịp thời thông tin, tài liệu liên quan đến việc đóng, hưởng bảo hiểm xã hội theo yêu cầu của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền, cơ quan bảo hiểm xã hội.

7. Định kỳ 06 tháng, niêm yết công khai thông tin về việc đóng bảo hiểm xã hội cho người lao động; cung cấp thông tin về việc đóng bảo hiểm xã hội của người lao động khi người lao động hoặc tổ chức công đoàn yêu cầu.

8. Hằng năm, niêm yết công khai thông tin đóng bảo hiểm xã hội của người lao động do cơ quan bảo hiểm xã hội cung cấp theo quy định tại khoản 7 Điều 23 của Luật này.”


Căn cứ vào quy định trên thì khi người lao động vào làm việc tại trường học của bạn thì bạn có trách nhiệm hằng tháng đóng bảo hiểm xã hội cho người đó.

Theo thông tin bạn cung cấp thì bạn đã cho người lao động đó làm kê khai đóng bảo hiểm nhưng người đó muốn rút hồ sơ ở nơi làm việc trước đây để chuyển lên huyện bạn để tiếp tục tham gia bảo hiểm. Bạn đã đồng ý cho về rút hồ sơ song rất nhiều lần đều không rút được, sự việc này bạn cũng đã báo cáo về phòng giáo dục và nhắc người đó rất nhiều lần nhưng người lao động đó vẫn không làm kê khai đóng bảo hiểm. Và bạn đã trả đủ hết tiền lương cho chị đó. Vì vậy, lỗi ở đây là từ phía người lao động nên khi phía người thân của người lao động đó có kiện bạn mà bạn có chứng cứ chứng minh về việc bạn đã yêu cầu chị ấy kê khai nhưng chị ấy vẫn không chịu kê khai để đóng bảo hiểm thì bạn không phải chịu trách nhiệm về vấn đề này.

-Thứ hai là người lao động đó có được nối tiếp bảo hiểm không.

Trường hợp của người lao động đó thì khi nghỉ việc tại nơi làm cũ thì người sử dụng lao động sẽ phải chốt danh sách giảm lao động và chốt sổ bảo hiểm, trả cho chị ấy. Và khi vào trường bạn làm việc thì bạn sẽ đóng tiếp cho chị ấy theo sổ bảo hiểm cũ. Tuy nhiên, chị ấy không rút được bảo hiểm xã hội tại nơi cũ do lỗi của phía người lao động đó. Hiện tại, nếu chị ấy có rút được sổ bảo hiểm thì chị ấy cũng không được đóng nối tiếp do chị ấy đã chết. Do đó, Chị ấy chỉ được hưởng bảo hiểm xã hội theo sổ bảo hiểm cũ đã đóng tại huyện Hàm Yên.

Điều 40 Quyết định 1111/QĐ-BHXH quy định về Bảo hiểm xã hội huyện như sau:

“.............................................................................

5. Bộ phận Chế độ BHXH.

5.1. Nhận hồ sơ từ bộ phận Cấp sổ, thẻ để giải quyết chế độ BHXH đối với người lao động.

5.2. Chuyển danh sách, dữ liệu điện tử số liệu quyết toán chế độ ốm đau, thai sản; danh sách và dữ liệu điện tử của đối tượng hưởng trợ cấp BHXH hàng tháng và trợ cấp thất nghiệp cho bộ phận Thu để xác định số thu và cấp thẻ BHYT.

5.3. Cấp giấy xác nhận thời gian đóng BHTN chưa hưởng trợ cấp cho người hưởng BHXH một lần, nhưng chưa hưởng trợ cấp thất nghiệp (mẫu số C15-TS).”


Theo đó, Cơ quan bảo hiểm tại huyện Hàm Yên có trách nhiệm nhận hồ sơ để giải quyết chế độ bảo hiểm xã hội của chị đó khi người thân của chị ấy nộp hồ sơ.

Trên đây là nội dung tư vấn của Luật Minh Gia về vấn đề bạn yêu cầu tư vấn: Tư vấn về đóng bảo hiểm xã hội. Nếu còn vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hỗ trợ pháp lý khác bạn vui lòng liên hệ qua Email hoặc gọi điện đến bộ phận luật sư tư vấn trực tuyến - Số điện thoại liên hệ 1900.6169 để được giải đáp, hỗ trợ kịp thời.

 

Trân trọng!
Cv. Tú Hiền – Công ty Luật Minh Gia. 

Liên hệ để được hỗ trợ nhanh nhất

Liên hệ tư vấn
Chat zalo