Luật sư Nguyễn Mạnh Tuấn

Tư vấn về chuyển công việc khác khi đang mang thai.

Em có một số vướng mắc về việc chấm dứt hợp đồng lao động với lao động nữ đang mang thai và chế độ thai sản, cụ thể như sau: Em đang làm lễ tân cho một tòa nhà, hiện tại em đang mang bầu tháng thứ 2 và có thể sắp tới đây em sẽ phải nghỉ việc vì lý do "mang bầu thì không thể làm việc tại bàn lễ tân được" và "công ty chỉ có thể hỗ trợ cho em đứng tên để đóng bảo hiểm nếu em muốn hưởng chế độ thai sản, có nghĩa là em phải đóng toàn bộ 32,5% mức bảo hiểm hiện hành".

 

Đó là lý lẽ mà chị nhân sự bên công ty em làm việc đã nói. Em vào làm ở công ty đã được hơn 1 năm, và đến tháng thứ 7 thì em mới được đóng bảo hiểm, và cho đến hiện tại thì em đã đóng bảo hiểm được 7 tháng. Lúc em yêu cầu kí hợp đồng thì công ty cũng đã tranh cãi nhiều về vấn đề em đươc đóng bảo hiểm hay không, và họ đã có những lý lẽ rất là vô lý(em làm bên công ty tư nhân ạ). Em rất lo lắng về vấn đề công ty bắt thôi việc thời gian này, em muốn được hưởng chế độ thai sản theo quy định của nhà nước và nếu bị cho thôi việc thì để tìm một công việc mới trong thời gian em mang bầu là điều rất khó. Vậy các luật sư cho em hỏi:

1. Công ty cho em nghỉ việc trong thời gian mang thai là đúng hay sai a?

2. Em có thể yêu cầu công ty chuyển em đến làm một bộ phận phù hợp hơn được không?

3. Nếu mục 1 và 2 không được giải quyết thì em có thể yêu cầu công ty cho em xin nghỉ không lương nhưng vẫn được hưởng mức bảo hiểm như trước được không?

4. Nếu công ty không đồng ý những mục trên, thì có cách nào khác để em có thể lấy lại được công bằng theo pháp luật không ạ?

Trong thời gian đầu mang thai em vẫn đi làm đều, và vẫn chưa có biểu hiện gì của mệt mỏi nên hiện tại không hề làm ảnh hưởng gì đến công việc cả, nhưng công ty trả lời em như vậy khiến em cảm thấy rất lo lắng, Kính mong các luật sư tư vấn sớm giúp em, em cảm ơn nhiều ạ!

 

>> Tư vấn pháp luật Lao động qua tổng đài: 1900.6169

 

Trả lời: Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi đề nghị tư vấn đến Công ty Luật Minh Gia, trường hợp của bạn chúng tôi tư vấn như sau:

 

Thứ nhất, về việc công ty có quyền chấm dứt hợp đồng lao động với bạn hay không?

 

Bộ luật lao động 2012 có quy định như sau:

 

Điều 155. Bảo vệ thai sản đối với lao động nữ

 

“…2. Lao động nữ làm công việc nặng nhọc khi mang thai từ tháng thứ 07, được chuyển làm công việc nhẹ hơn hoặc được giảm bớt 01 giờ làm việc hằng ngày mà vẫn hưởng đủ lương.

 

3. Người sử dụng lao động không được sa thải hoặc đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động đối với lao động nữ vì lý do kết hôn, mang thai, nghỉ thai sản, nuôi con dưới 12 tháng tuổi, trừ trường hợp người sử dụng lao động là cá nhân chết, bị Tòa án tuyên bố mất năng lực hành vi dân sự, mất tích hoặc là đã chết hoặc người sử dụng lao động không phải là cá nhân chấm dứt hoạt động….”

 

Như vậy, căn cứ theo quy định trên thì công ty không được đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động hoặc sa thải đối với bạn vì lý do bạn mang thai. Việc công ty đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trong trường hợp của bạn là không phù hợp với quy định của pháp luật. Theo đó, nếu công ty đã ra quyết định đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trái pháp luật với bạn thì công ty sẽ phải thực hiện trách nhiệm theo quy định tại Điều 42. Nghĩa vụ của người sử dụng lao động khi đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trái pháp luật, như sau:

 

“1. Phải nhận người lao động trở lại làm việc theo hợp đồng lao động đã giao kết và phải trả tiền lương, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế trong những ngày người lao động không được làm việc cộng với ít nhất 02 tháng tiền lương theo hợp đồng lao động.

 

2. Trường hợp người lao động không muốn tiếp tục làm việc, thì ngoài khoản tiền bồi thường quy định tại khoản 1 Điều này người sử dụng lao động phải trả trợ cấp thôi việc theo quy định tại Điều 48 của Bộ luật này.

 

3. Trường hợp người sử dụng lao động không muốn nhận lại người lao động và người lao động đồng ý, thì ngoài khoản tiền bồi thường quy định tại khoản 1 Điều này và trợ cấp thôi việc theo quy định tại Điều 48 của Bộ luật này, hai bên thỏa thuận khoản tiền bồi thường thêm nhưng ít nhất phải bằng 02 tháng tiền lương theo hợp đồng lao động để chấm dứt hợp đồng lao động.

 

4. Trường hợp không còn vị trí, công việc đã giao kết trong hợp đồng lao động mà người lao động vẫn muốn làm việc thì ngoài khoản tiền bồi thường quy định tại khoản 1 Điều này, hai bên thương lượng để sửa đổi, bổ sung hợp đồng lao động.

 

5. Trường hợp vi phạm quy định về thời hạn báo trước thì phải bồi thường cho người lao động một khoản tiền tương ứng với tiền lương của người lao động trong những ngày không báo trước.”

 

Như vậy, trong trường hợp này công ty phải tiếp tục giao kết hợp đồng lao động với bạn. Và nếu việc bạn mang thai không phù hợp với công việc ở quầy lễ tân thì công ty sẽ chuyển công việc khác để phù hợp với tình trạng sức khỏe của bạn.

 

Thứ hai, về việc tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc để được hưởng chế độ thai sản.

 

Về việc công ty chậm đóng bảo hiểm xã hội: Theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 2 Luật bảo hiểm xã hội 2014 thì đối tượng tham gia BHXH bắt buộc bao gồm:

 

a) Người làm việc theo hợp đồng lao động không xác định thời hạn, hợp đồng lao động xác định thời hạn, hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn từ đủ 03 tháng đến dưới 12 tháng, kể cả hợp đồng lao động được ký kết giữa người sử dụng lao động với người đại diện theo pháp luật của người dưới 15 tuổi theo quy định của pháp luật về lao động;

 

b) Người làm việc theo hợp đồng lao động có thời hạn từ đủ 01 tháng đến dưới 03 tháng;

 

Theo đó, công ty đã không đóng bảo hiểm xã hội cho bạn trong thời gian 7 tháng. Do vậy, công ty buộc phải truy thu số tiền bảo hiểm không đóng, chậm đóng này. Theo đó, khoảng thời gian này sẽ được tính vào tổng thời gian bạn tham gia bảo hiểm xã hội.

 

Về việc đóng bảo hiểm xã hội để hưởng chế độ thai sản: Theo quy định tại khoản 2 Điều 31 Luật bảo hiểm xã hội 2014 thì để hưởng chế độ thai sản bạn phải đảm bảo có thời gian đóng BHXH từ đủ 6 tháng trở lên trong thời gian 12 tháng trước khi sinh. Theo đó, bạn cần tiếp tục quan hệ lao động thực tế tại công ty để tích lũy đủ số thời gian đóng bảo hiểm xã hội để hưởng chế độ thai sản.

 

Ngoài ra, bạn tham khảo nội dung tư vấn áp dụng Văn bản pháp luật tại thời điểm gửi câu hỏi như sau:​

 

Thứ nhất, về việc công ty có quyền chấm dứt hợp đồng lao động với bạn hay không?

Bộ luật lao động 2012 có quy định như sau:

Điều 155. Bảo vệ thai sản đối với lao động nữ

“…2. Lao động nữ làm công việc nặng nhọc khi mang thai từ tháng thứ 07, được chuyển làm công việc nhẹ hơn hoặc được giảm bớt 01 giờ làm việc hằng ngày mà vẫn hưởng đủ lương.

3. Người sử dụng lao động không được sa thải hoặc đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động đối với lao động nữ vì lý do kết hôn, mang thai, nghỉ thai sản, nuôi con dưới 12 tháng tuổi, trừ trường hợp người sử dụng lao động là cá nhân chết, bị Tòa án tuyên bố mất năng lực hành vi dân sự, mất tích hoặc là đã chết hoặc người sử dụng lao động không phải là cá nhân chấm dứt hoạt động….”

 

Như vậy, căn cứ theo quy định trên thì công ty không được đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động hoặc sa thải đối với bạn vì lý do bạn mang thai. Việc công ty đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trong trường hợp của bạn là không phù hợp với quy định của pháp luật. Theo đó, nếu công ty đã ra quyết định đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trái pháp luật với bạn thì công ty sẽ phải thực hiện trách nhiệm theo quy định tại Điều 42. Nghĩa vụ của người sử dụng lao động khi đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trái pháp luật, như sau:

“1. Phải nhận người lao động trở lại làm việc theo hợp đồng lao động đã giao kết và phải trả tiền lương, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế trong những ngày người lao động không được làm việc cộng với ít nhất 02 tháng tiền lương theo hợp đồng lao động.

2. Trường hợp người lao động không muốn tiếp tục làm việc, thì ngoài khoản tiền bồi thường quy định tại khoản 1 Điều này người sử dụng lao động phải trả trợ cấp thôi việc theo quy định tại Điều 48 của Bộ luật này.

3. Trường hợp người sử dụng lao động không muốn nhận lại người lao động và người lao động đồng ý, thì ngoài khoản tiền bồi thường quy định tại khoản 1 Điều này và trợ cấp thôi việc theo quy định tại Điều 48 của Bộ luật này, hai bên thỏa thuận khoản tiền bồi thường thêm nhưng ít nhất phải bằng 02 tháng tiền lương theo hợp đồng lao động để chấm dứt hợp đồng lao động.

4. Trường hợp không còn vị trí, công việc đã giao kết trong hợp đồng lao động mà người lao động vẫn muốn làm việc thì ngoài khoản tiền bồi thường quy định tại khoản 1 Điều này, hai bên thương lượng để sửa đổi, bổ sung hợp đồng lao động.

5. Trường hợp vi phạm quy định về thời hạn báo trước thì phải bồi thường cho người lao động một khoản tiền tương ứng với tiền lương của người lao động trong những ngày không báo trước.”

 

Như vậy, trong trường hợp này công ty phải tiếp tục giao kết hợp đồng lao động với bạn. Và nếu việc bạn mang thai không phù hợp với công việc ở quầy lễ tân thì công ty sẽ chuyển công việc khác để phù hợp với tình trạng sức khỏe của bạn.

 

Thứ hai, về việc tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc để được hưởng chế độ thai sản.

 

Về việc công ty chậm đóng bảo hiểm xã hội: Theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 2 Luật bảo hiểm xã hội 2006 thì “Người làm việc theo hợp đồng lao động không xác định thời hạn, hợp đồng lao động có thời hạn từ đủ ba tháng trở lên” là đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc xã hội.
 

Theo đó, công ty đã không đóng bảo hiểm xã hội cho bạn trong thời gian 7 tháng. Do vậy, công ty buộc phải truy thu số tiền bảo hiểm không đóng, chậm đóng này. Theo đó, khoảng thời gian này sẽ được tính vào tổng thời gian bạn tham gia bảo hiểm xã hội.

 

Về việc đóng bảo hiểm xã hội để hưởng chế độ thai sản: Theo quy định tại khoản 2 Điều 28 Luật bảo hiểm xã hội 2006 thì để hưởng chế độ thai sản bạn phải đảm bảo có thời gian đóng BHXH từ đủ 6 tháng trở lên trong thời gian 12 tháng trước khi sinh. Theo đó, bạn cần tiếp tục quan hệ lao động thực tế tại công ty để tích lũy đủ số thời gian đóng bảo hiểm xã hội để hưởng chế độ thai sản.

 

Trên đây là nội dung tư vấn của Luật Minh Gia về vấn đề bạn yêu cầu tư vấn: Tư vấn về chuyển công việc khác khi đang mang thai.. Nếu còn vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hỗ trợ pháp lý khác bạn vui lòng liên hệ: 1900.6169 để được giải đáp, hỗ trợ kịp thời.

 

Trân trọng !

Luật Gia: Nguyễn Thảo - Công ty Luật Minh Gia

Liên hệ để được hỗ trợ nhanh nhất

Liên hệ tư vấn
Chat zalo