Luật sư Trần Khánh Thương

Tư vấn về chốt sổ bảo hiểm xã hội và chế độ thai sản

Luật Minh Gia tư vấn về thủ tục chốt sổ bảo hiểm xã hội, thủ tục chốt sổ bảo hiểm xã hội và điều kiện và thủ tục hưởng chế độ thai sản và các quy định pháp luật khác liên quan, Nội dung hỏi và tư vấn như sau:

 

Tư vấn về chốt sổ bảo hiểm xã hội và chế độ thai sản

 

Câu hỏi đề nghị tư vấn:

Chào anh, chị! Năm 2014 tôi làm ở một công ty ở Quảng Trị nhưng trong quá trình tôi nghĩ sinh thì đồng thời công ty đó phá sản nên hiện tại tôi chưa chốt được sổ bảo hiểm xã hội (BHXH) và chưa được hưởng chế độ thai sản vì công ty còn nợ BHXH . Hiện tại tôi đang làm ở công ty mới cũng ở Quảng Trị và cũng đã đóng tiếp bảo hiểm ở công ty mới được 1 năm rồi . Giờ tôi muốn hỏi làm thé nào để có thể chốt số bảo hiểm ở công ty củ và làm thế nào có thể nhận được số tiền thai sản đó ? Xin cảm ơn luật sư.

 

Trả lời tư vấn:

 

Chào anh/chị! Cảm ơn anh/chị đã tin tưởng và gửi đề nghị tư vấn đến Công ty Luật Minh Gia, Đối với yêu cầu hỗ trợ của anh/chị chúng tôi đã tư vấn một số trường hợp tương tự thông qua một hoặc một số bài viết cụ thể sau đây:

 

Hỏi về vấn đề chốt sổ bảo hiểm xã hội

 

Hưởng chế độ thai sản khi chưa được chốt Sổ bảo hiểm xã hội

 

Làm thế nào để được chốt sổ bảo hiểm xã hội khi nghỉ việc?

 

Anh/chị tham khảo để giải đáp thắc mắc của mình!
 

Ngoài ra, Anh/chị có thể tham khảo thêm qua một số văn bản pháp luật sau đây có quy định và hướng dẫn đối với trường hợp của anh chị:

Luật Bảo hiểm xã hội số 58/2014/QH13
 

==========================

 

Tư vấn về chốt sổ bảo hiểm xã hội

 

Câu hỏi đề nghị tư vấn:

nặm 2013 sau khi nghỉ làm việc tại công ty tôi đã đăng kí hưởng bảo hiếm thất nghiệp và sau đó tôi đã xin vào làm tại 1 công ty khác nhưng do tôi chưa hiểu rõ về luât bảo hiểm và công ty đó cũng đã tham gia bảo hiểm cho tôi cung trong thời gian tôi đang hương bảo hiểm thất nghiệp .Nhưng sau khi tôi nghỉ làm ở công ty đó thi không chốt được sổ bảo hiêm vậy bây giờ tôi phải làm như thế nào thì mới chốt được sổ bảo hiểm của tôi ở công ty đó

 

Trả lời tư vấn:

 

Chào anh/chị! Cảm ơn anh/chị đã tin tưởng và gửi đề nghị tư vấn đến Công ty Luật Minh Gia, Đối với yêu cầu hỗ trợ của anh/chị chúng tôi đã tư vấn một số trường hợp tương tự thông qua một hoặc một số bài viết cụ thể sau đây:

Không chốt sổ bảo hiểm xã hội, người lao động nên làm gì

Công ty không chốt sổ bảo hiểm, người lao động phải làm gì?

 

==========================

Chế độ thai sản với lao động nữ khi con chết

 

Câu hỏi đề nghị tư vấn:

Cơ quan tôi có trường hợp cán bộ nữ Nghỉ sinh, mổ đẻ đêm ngày 05 tháng 11 năm 2015. Nhưng con bị chết 01 ngày sau đó. Cơ quan đã chi trả lương qua thẻ ngày 06/11/2015. Vậy cho tôi hỏi về:1. Chế độ nghỉ Bảo hiểm?2. Chế nghỉ dưỡng sức?3. Trường hợp cơ quan thanh toán tiền lương tháng 11 rồi có ảnh hưởng tới chế độ thanh toán BH không? Báo với cơ quan Bảo hiểm như thế nào?Rất mong nhận được sự tư vấn.

 

Trả lời tư vấn:

 

Chào anh/chị! Cảm ơn anh/chị đã tin tưởng và gửi đề nghị tư vấn đến Công ty Luật Minh Gia, Đối với yêu cầu hỗ trợ của anh/chị chúng tôi đã tư vấn như sau:

Thứ nhất, về chế độ nghỉ thai sản.

Khoản 3 Điều 34 Luật bảo hiểm xã hội 2014 quy định:

3. Trường hợp sau khi sinh con, nếu con dưới 02 tháng tuổi bị chết thì mẹ được nghỉ việc 04 tháng tính từ ngày sinh con; nếu con từ 02 tháng tuổi trở lên bị chết thì mẹ được nghỉ việc 02 tháng tính từ ngày con chết, nhưng thời gian nghỉ việc hưởng chế độ thai sản không vượt quá thời gian quy định tại khoản 1 Điều này; thời gian này không tính vào thời gian nghỉ việc riêng theo quy định của pháp luật về lao động.

Thứ hai, về chế độ nghỉ dưỡng sức.

Điều 41 Luật bảo hiểm xã hội quy định:

1. Lao động nữ ngay sau thời gian hưởng chế độ thai sản quy định tại Điều 33, khoản 1 hoặc khoản 3 Điều 34 của Luật này, trong khoảng thời gian 30 ngày đầu làm việc mà sức khỏe chưa phục hồi thì được nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khoẻ từ 05 ngày đến 10 ngày.

Thời gian nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe bao gồm cả ngày nghỉ lễ, nghỉ Tết, ngày nghỉ hằng tuần. Trường hợp có thời gian nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe từ cuối năm trước chuyển tiếp sang đầu năm sau thì thời gian nghỉ đó được tính cho năm trước.

2. Số ngày nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe quy định tại khoản 1 Điều này do người sử dụng lao động và Ban Chấp hành công đoàn cơ sở quyết định, trường hợp đơn vị sử dụng lao động chưa thành lập công đoàn cơ sở thì do người sử dụng lao động quyết định. Thời gian nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe được quy định như sau:

a) Tối đa 10 ngày đối với lao động nữ sinh một lần từ hai con trở lên;

b) Tối đa 07 ngày đối với lao động nữ sinh con phải phẫu thuật;

c) Tối đa 05 ngày đối với các trường hợp khác.

3. Mức hưởng chế độ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe sau thai sản một ngày bằng 30% mức lương cơ sở

 

Chế độ thai sản do cơ quan bảo hiểm xã hội chi trả, người sử dụng lao động không phải trả lương trong thời gian nghỉ thai sản. Tuy nhiên, nếu công ty vẫn trả lương cho người lao động trong thời kì này mà công ty không có chính sách truy thu lại khoản lương đã thanh toán trong thời kỳ nghỉ sinh thì cũng không ảnh hưởng đến tiền thai sản bạn nhận được từ cơ quan bảo hiểm xã hội.

Cơ quan tiến hành nộp hồ sơ hợp lệ do người lao động  gửi đến cho cơ quan bảo hiểm xã hội theo quy định của pháp luật.

Anh/chị tham khảo để giải đáp thắc mắc của mình! Nếu còn vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hỗ trợ pháp lý khác bạn vui lòng liên hệ qua Email hoặc gọi điện đến bộ phận luật sư tư vấn trực tuyến - Số điện thoại liên hệ 1900.6169 để được giải đáp, hỗ trợ kịp thời.

 

Trân trọng
P.Luật sư trực tuyến – Công ty Luật Minh Gia

Liên hệ để được hỗ trợ nhanh nhất

Đặt câu hỏi tư vấn
Chat zalo