Nông Bá Khu

Tư vấn về chế độ nghỉ thai sản theo pháp luật

Xin cho tôi hỏi trong tháng 1 năm 2016 vơ tôi có bàn giao công việc kế toán cho một người thứ 2 để chuẩn bị nghỉ hộ sản (có làm biên bản bàn giao và có chữ ký hai bên và chữ ký trưởng phòng) nhưng từ tháng 1 đến nay người thứ 2 không làm nên công ty kêu vợ tôi làm thay.


Nội dung đề nghị tư vấn:
 
Đến nay vợ tôi nghỉ hộ sản (có làm đơn xin nghỉ hộ sản) nhưng công ty nhiều lần kêu vợ tôi bàn giao lại cho người thứ ba (vì người thứ 2 đã nghỉ việc). Vợ tôi nhiều lần đã nói là bàn giao lại người thứ 2 rồi nên không bàn giao nữa và tôi có làm đơn nghỉ hộ sản có chữ ký của trưởng phòng. Tổng giám đốc công ty vợ tôi nói không có chữ ký của tôi thì đơn nghỉ hộ sản không có hiệu lực Hôm nay công ty lại gửi thư mời bàn giao tiếp.
 
Vậy xin luật sư cho tôi đươc biết là:
 
1. Đơn xin nghỉ hộ sản có chữ ký trưởng phòng mà không có chữ ký của tổng giám đốc vậy có hiệu lực không.
 
2. Việc bàn giao từ người thứ 1 sang người thứ 3 vậy có đúng không. Điều khoản nào quy định việc bàn giao công việc.
 
Tôi xin chân thành cảm ơn!
 
Trả lời: Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi đề nghị tư vấn đến công ty Luật Minh Gia. Trường hợp của bạn, chúng tôi xin được tư vấn như sau:
 
Thứ nhất, đơn xin nghỉ hộ sản có chữ ký trưởng phòng mà không có chữ ký của tổng giám đốc vậy có hiệu lực không.
 
Đơn xin nghỉ thai sản không bắt buộc phải có chữ ký của giám đốc, nếu trưởng phòng là người có thẩm quyền tiếp nhận và giải quyết đơn thì có chữ ký của trưởng phòng là đơn hợp lệ. Khách hàng phải kiểm tra lại về thẩm quyền của trưởng phòng
 
Theo Điều 116 Luật bảo hiểm xã hội năm 2014 quy định Giải quyết hưởng chế độ bảo hiểm xã hội chậm so với thời hạn quy định như sau:
 
“1. Trường hợp vượt quá thời hạn được quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều 102, khoản 1 Điều 103, khoản 1 và khoản 2 Điều 110, khoản 1 và khoản 2 Điều 112 của Luật này thì phải giải trình bằng văn bản.
 
2. Trường hợp nộp hồ sơ và giải quyết hưởng chế độ bảo hiểm xã hội chậm so với thời hạn quy định, gây thiệt hại đến quyền, lợi ích hợp pháp của người hưởng thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật, trừ trường hợp do lỗi của người lao động hoặc thân nhân của người lao động thuộc đối tượng được hưởng chế độ bảo hiểm xã hội”.
 
Thứ hai, việc bàn giao công việc khi vợ bạn nghỉ thai sản. Vợ bạn đã bàn giao công việc kế toán cho một người thứ 2 để chuẩn bị nghỉ hộ sản (có làm biên bản bàn giao và có chữ ký hai bên và chữ ký trưởng phòng). Việc bàn giao công việc có biên bản bàn giao xong thì không phải bàn giao lại cho người thứ 3.Việc công ty yêu vợ bạn bàn giao công việc lại cho người thứ 3 sau khi bạn đã hoàn thành việc bàn giao công việc cho một nhân viên kế toán khác là sai. Trong trường hợp trên bạn có thể khiếu nại về quyết định trên của công ty theo luật khiếu nại để có thể đảm bảo được quyền và lợi ích của mình.
 

Trên đây là nội dung tư vấn của Luật Minh Gia về vấn đề bạn yêu cầu tư vấn: Tư vấn về chế độ nghỉ thai sản theo pháp luật. Nếu còn vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hỗ trợ pháp lý khác bạn vui lòng liên hệ qua Email hoặc gọi điện đến bộ phận luật sư tư vấn trực tuyến - Số điện thoại liên hệ 1900.6169 để được giải đáp, hỗ trợ kịp thời.

 

Trân trọng!
CV: Trường Nghiêm – Công ty Luật Minh Gia
 

Liên hệ để được hỗ trợ nhanh nhất

Đặt câu hỏi tư vấn
Chat zalo