Luật gia Nguyễn Nhung

Tư vấn về chế độ bồi dưỡng bằng hiện vật và mức bồi dưỡng

Trong quá trình thực hiện hợp đồng lao động, ngoài các loại phụ cấp thông thường như phụ cấp ăn uống, phụ cấp đi lại, phụ cấp trách nhiệm… thì đối với các công việc có tính chất độc hại, nguy hiểm người lao động còn được hưởng một số phụ cấp, bồi dưỡng khác.

1. Luật sư tư vấn pháp luật lao động

Đối với người làm việc trong môi trường nặng nhọc độc hại thì ngoài các chế độ tiền lương và các loại phụ cấp như người lao động làm công việc trong môi trường thông thường thì họ còn được hưởng các chế độ phụ cấp độc hại, nặng nhọc và có một số trường hợp sẽ được hưởng chế độ bồi dưỡng bằng hiện vật.

Tuy nhiên, để được hưởng các chế độ khi làm việc trong môi trường độc hại đã nêu thì người lao động phải đáp ứng được một số điiều kiện nhất định, đồng thời mức hưởng trợ cấp cũng có sự khác biệt. Do vậy, để được tư vấn cụ thể về các vấn đề liên quan đến chế độ phụ cấp độc hại, chế độ bồi dưỡng bằng hiện vật cho người lao động làm việc trong môi trường độc hại, nguy hiểm thì bạn hãy liên hệ với công ty Luật Minh Gia qua hình thức gửi Email tư vấn hoặc gọi tới số Hotline 1900.6169 để được đội ngũ luật sư, chuyên viên tư vấn giàu kinh nghiệm của chúng tôi hỗ trợ tư vấn trường hợp cụ thể của mình.

2. Chế độ bồi dưỡng bằng hiện vật và mức bồi dưỡng

Câu hỏi: Nhờ tư vấn về chế độ bồi thường bằng hiện vật và mức bồi dưỡng trong các văn bản pháp luật có liên quan quy định như thế nào, như sau: Em là một nhân viên x-quang làm việc tại một bệnh viện tư nhân khoảng 10 năm rồi, từ 6/2013 (đã đính chính) trở về trước bệnh viện em có trả mức phụ cấp độc hại 40% tương ứng số tiền 720000đ/ tháng. 

Nhưng từ khi có thông tư 25/2013/TT-BLDTBXH có hiệu lực ,bệnh viện em chỉ trả mức trợ cấp bằng hiện vật (đường sữa) ở mức 4 tương ứng số tiền là 195000đ/tháng, ngoài số tiền 195000đ bệnh viện em không trả thêm mức phụ cấp nào khác.Xin hỏi bệnh viện em áp dụng như vậy có đúng không? xin cho biết cụ thể quy định pháp luật,

Trả lời: Vấn đề của bạn Công ty Luật minh gia chúng tôi xin tư vấn cho bạn như sau:

Trong thông tin bạn cung cấp cho chúng tôi có sai lệch thông tin chúng tôi xin đính chính lại như trên.

Thời gian bệnh viện trả mức phụ cấp 40% cho bạn quy định tại khoản 4 Điều 4 Thông tư liên tịch 02/2012/TTLT-BYT-BNV-BTC hướng dẫn thực hiện Nghị định số 56/2011/NĐ – CP quy định chế độ phụ cấp ưu đãi theo nghề đối với công chức, viên chức công tác tại các cơ sở y tế công lập.

“Điều 4. Mức phụ cấp

4. Mức phụ cấp 40% áp dụng đối với công chức, viên chức (kể cả cán bộ chuyên môn y tế của trạm y tế xã, phường, thị trấn) thường xuyên, trực tiếp làm các công việc quy định tại Khoản 4, Điều 3 Nghị định số 56/2011/NĐ-CP;”

Căn cứ theo Điều 2, Điều 3 Thông tư số: 25/2013/TT-BLĐTBXH hướng dẫn thực hiện chế độ bồi dưỡng bằng hiện vật đối với người lao động làm việc trong điều kiện có yếu tố nguy hiểm, độc hại quy định như  sau:

Điều 2. Điều kiện được hưởng chế độ bồi dưỡng bằng hiện vật và mức bồi dưỡng

1. Người lao động được hưởng chế độ bồi dưỡng bằng hiện vật khi có đủ các điều kiện sau:

a) Làm các nghề, công việc thuộc danh mục nghề, công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm và nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành;

b) Đang làm việc trong môi trường lao động có ít nhất một trong các yếu tố nguy hiểm, độc hại không đạt tiêu chuẩn vệ sinh cho phép theo quy định của Bộ Y tế hoặc trực tiếp tiếp xúc với các nguồn gây bệnh truyền nhiễm.
Việc xác định các yếu tố quy định tại điểm b Khoản 1 Điều này phải được thực hiện bởi đơn vị đủ điu kiện đo, kim tra môi trường lao động theo quy định của Bộ Y tế (sau đây gọi tắt là đơn vị đo, kiểm tra môi trường lao động).

2. Mức bồi dưỡng:

a) Bồi dưỡng bằng hiện vật được tính theo định suất hàng ngày và có giá trị bằng tiền tương ứng theo các mức sau:

Mức 1: 10.000 đồng;

- Mức 2: 15.000 đồng;

Mức 3: 20.000 đồng;

- Mức 4: 25.000 đồng.

b) Việc xác định mức bồi dưỡng bằng hiện vật cụ thể theo điều kiện lao động và chỉ tiêu môi trường lao động được quy định tại Phụ lục 1 ban hành kèm theo Thông tư này.

Điều 3. Nguyên tắc tổ chức bồi dưỡng bằng hiện vật

1. Việc tổ chức bồi dưỡng bằng hiện vật phải thực hiện trong ca hoặc ngày làm việc, bảo đảm thuận tiện và vệ sinh.

2. Không được trả bằng tiền, không được trả vào lương (gồm cả đưa vào đơn giá tiền lương) thay cho hiện vật bồi dưỡng.

3. Trường hợp do tổ chức lao động không ổn định, không thể tổ chức bồi dưỡng tập trung tại chỗ được (ví dụ: làm việc lưu động, phân tán, ít người), người sử dụng lao động phải cấp hiện vật cho người lao động để người lao động có trách nhiệm tự bồi dưỡng theo quy định. Trong trường hợp này, người sử dụng lao động phải lập danh sách cấp phát, có ký nhận của người lao động; thường xuyên kiểm tra việc thực hiện bồi dưỡng của người lao động.

4. Mức bồi dưỡng cụ thể đối với từng người lao động được xác định như sau:

a) Đối với người lao động đủ các điều kiện theo quy định tại Khoản 1 Điều 2 của Thông tư này, nếu làm việc từ 50% thời giờ làm việc bình thường trở lên của ngày làm việc thì được hưởng cả định suất bồi dưỡng, nếu làm dưới 50% thời giờ làm việc bình thường của ngày làm việc thì được hưởng nửa định suất bồi dưỡng theo quy định tại Phụ lục 1 ban hành kèm theo Thông tư này;
Trong trường hợp người lao động làm thêm giờ, định suất bồi dưỡng bằng hiện vật được tăng lên tương ứng với số giờ làm thêm theo nguyên tắc trên;

b) Người sử dụng lao động xem xét, quyết định việc thực hiện bồi dưỡng bằng hiện vật ở mức 1 (10.000 đồng) đi với người lao động làm các công việc không thuộc danh mục nghề, công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm và nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành, nhưng đang làm việc trong môi trường lao động có ít nhất một trong các yếu tố nguy hiểm, độc hại không đạt tiêu chuẩn vệ sinh cho phép hoặc trực tiếp tiếp xúc với các nguồn gây bệnh truyền nhiễm.

5. Chi phí bồi dưỡng bằng hiện vật được hạch toán vào chi phí hoạt động thường xuyên, chi phí sản xuất kinh doanh của cơ sở lao động và là chi phí hợp lý khi tính thuế, nộp thuế thu nhập doanh nghiệp của cơ sở lao động theo quy định hiện hành của pháp luật về thuế thu nhập doanh nghiệp; riêng đối với các đối tượng là học sinh, sinh viên thực tập, học nghề, tập nghề thuộc cơ quan nào quản lý thì cơ quan đó cấp kinh phí.

6. Người lao động làm việc trong các ngành, nghề đặc thù được hưởng chế độ ăn định lượng theo quy định của Chính phủ sẽ không được hưởng chế độ bồi dưỡng bằng hiện vật theo quy định của Thông tư này."

Bạn căn cứ theo Điều 3 trên xem xét trường hợp của bạn để biết được bệnh viện bồi dưỡng bằng hiện vật tương ứng với số tiền 195000đ/tháng là áp dụng đúng hay sai.

-------------

Câu hỏi thứ 2 - Điều kiện và thủ tục hưởng chế độ con ốm

Xin chào cty Luật Minh Gia.tôi có tham gia BHXH ở cty,hợp đồng lao động của tôi là dài hạn,vợ tôi thì nội trợ.Nay cho tôi hỏi vấn để như sau: Con tôi 2 tuổi nằm bv điều trị bệnh tổng cộng 6 ngày từ lúc nhập viện đến lúc xuất viện.Sau đó BV có làm giấy cho tôi thêm 2 ngày nghỉ chế độ BHXH. Vậy cho tôi hỏi là BHXH sẽ giải quyết cho tôi đc hưởng chế độ BH là 8 ngày hay là chỉ 2 ngảy sau cùng mà bv xác nhận?Trong thời gian chờ trả lời tôi xin cảm ơn công ty.

Trả lời:

Điều 27 Luật bảo hiểm xã hội năm 2014 quy định Thời gian hưởng chế độ khi con ốm đau

“1. Thời gian hưởng chế độ khi con ốm đau trong một năm cho mỗi con được tính theo số ngày chăm sóc con tối đa là 20 ngày làm việc nếu con dưới 03 tuổi; tối đa là 15 ngày làm việc nếu con từ đủ 03 tuổi đến dưới 07 tuổi.

2. Trường hợp cả cha và mẹ cùng tham gia bảo hiểm xã hội thì thời gian hưởng chế độ khi con ốm đau của mỗi người cha hoặc người mẹ theo quy định tại khoản 1 Điều này.

Thời gian nghỉ việc hưởng chế độ khi con ốm đau quy định tại Điều này tính theo ngày làm việc không kể ngày nghỉ lễ, nghỉ Tết, ngày nghỉ hằng tuần.”

Theo quy định trên, nếu anh đang tham gia BHXH bắt buộc thi mỗi năm anh sẽ được hưởng tối đa là 20 ngày làm việc khi con dưới 2 tuổi ốm đau có xác nhận của bệnh viện. Trường hợp này anh có đủ căn cứ nghỉ việc 8 ngày để chăm con (6 ngày theo giấy ra viện + 2 ngày theo giấy chứng nhận hưởng BHXH khi điều trị ngoại trú).

Điều 8 Quyết định 636/QĐ-BHXH quy định Hồ sơ hưởng chế độ ốm đau

"1. Giấy ra viện đối với người lao động hoặc con của người lao động Điều trị nội trú. Trường hợp người lao động hoặc con của người lao động Điều trị ngoại trú phải có giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng BHXH (bản chính), trường hợp cả cha và mẹ đều nghỉ việc chăm con thì giấy chứng nhận nghỉ việc của một trong hai người là bản sao.

2. Trường hợp người lao động hoặc con của người lao động khám bệnh, chữa bệnh ở nước ngoài thì hồ sơ quy định tại Khoản 1 Điều này được thay bằng bản dịch tiếng Việt được chứng thực của giấy khám bệnh, chữa bệnh do cơ sở khám bệnh, chữa bệnh ở nước ngoài cấp.

3. Danh sách theo mẫu C70a-HD do người sử dụng lao động lập (bản chính)."

Liên hệ để được hỗ trợ nhanh nhất

Đặt câu hỏi tư vấn
Chat zalo