Luật sư Phùng Gái

Tư vấn về cách tính lương hưu đối với người được cộng nối thời gian đóng bảo hiểm?

Câu hỏi tư vấn: Tôi là Nguyễn H. sinh tháng 10/1955. Tôi xin nhờ Đoàn LS Minh Gia tư vấn giúp tôi về việc tôi được cộng nối thời gian ở Quân Đội và đi làm Đội Trưởng Đội "Lao động hợp tác quốc tế ở Liên xô cũ" như thế nào. Mong Quí Luật gia tư vấn giúp, sau đây là quá trình công tác của tôi: Nhập ngũ: Tháng 1/1973. tham gia chiến đấu ở Sư 7 Quân đoàn 4.

 

Trực tiếp chiến đấu Giải phóng Miền Nam, tham gia quân tình nguyện ở CPC.Đến tháng T4/1979 thì chuyển ra biên giới phía bắc, chiến đấu bảo vệ biên giới thuộc Tình Hà Giang-Bắc Quang-Vị Xuyện. là thương binh hạng 4/4=21% thương tật.Theo Quyết định phục viên thì thời gian của tôi công tác trong quân đội là 16 năm 3 tháng. Quân hàm Đại Úy năm 1985.Sau đó đến tháng 4/1989 Tôi được điều sang Cục Hợp tác quốc tế về lao động để làm đội trưởng đội lao động hợp tác quốc tế ở Liên Xô, Quyết định số: 245/LĐ-QĐ ngày 14/5/1989. Do Ông cục phó cục hợp tác Quốc Tế về LĐ Vũ Lâm Thời ký. Sau khi nước Nga thay đổi năm 1991. thì đến tháng 10/1992. Tôi về nước- và không được đền bù về hợp đồng, và không được trả tiền bảo hiểm xã hội mà chúng tôi được luật pháp bảo đảm. sau đó tôi phải nhận quyết định phục viên vào ngày 10/12/1992 và quyết định ghi rõ:( thời gian thực sự làm việc 19 năm 10 tháng, trong đó có 16 năm 3 tháng công tác trong Quân đội; và 3 năm 7 tháng đi lao động hợp tác ở Liên Xô) thời gian qui đổi để hưởng trợ cấp là 22 năm 3 tháng.) " Ở đây như tôi đã trình bày ở trên là tôi đi làm đội trưởng quản lý Lao động theo QĐ của cục hợp tác Quốc tế về lao động đã chỉ định".Sau đó tôi về thành lập công ty TNHH và tiếp tục đóng BHXH từ tháng 11/2003 đến tháng 12/2004. Lúc này do có người nói nếu đóng BHXH vẫn không được cộng nối thời gian phục vụ trong quân đội và thời gian được cử đi lao động ở Nga. Đối với tôi là quá thiệt thòi, không được hưởng mất sức lao động  ( như bên ngoài dân chính ai đủ 15 năm về thì được hưởng chế độ này) tôi nghe nói vậy.+Năm 2010 tôi được Đại hội Đảng Bộ xã bầu vào BCH đảng ủy và được Huyện ủy chuẩn y chức danh làm Bí thư Đảng ủy nhiệm kỳ 2010-2015. và tôi đã hoàn thành tốt nhiệm vụ. Bởi Đảng bộ của xã tôi được Huyện ủy công nhận là Đảng bộ xã đạt Trong sạch vững mạnh 4 năm liền các năm liện tục: 2011.2012.2013.2015; và được hưởng mức lương là 2.34 hàng tháng.+ Tôi sau khi hoàn tháng khóa Bí thư Đảng ủy, tôi được nghỉ hưu theo luật đinh. Nhờ sự quan tâm của Đảng & nhà nước, của Quân đội tôi được thông báo để làm thủ tục cộng nối thời gian phục vụ quân đội.

Vậy tôi viết quá trình công tác của tôi Kính mong Quí luật sư Minh Gia tư vấn giúp tôi xem tôi được tính lương hưu như thế nào. Tôi Xin chân thành cảm ơn và biết ơn Quí Luật Sư.Tôi xin cam đoan quá trình công tác trên của tôi là hoàn toàn đúng sự thật. Kính thư!

 

Trả lời tư vấn: Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi đề nghị tư vấn tới công ty Luật Minh Gia, với trường hợp của bạn chúng tôi tư vấn như sau:

 

Theo quy định của Luật bảo hiểm xã hội 2014 về cộng dồn bảo hiểm xã hội. Cụ thể:

 

Điều 123. Quy định chuyển tiếp

 

6. Người lao động có thời gian làm việc trong khu vực nhà nước trước ngày 01 tháng 01 năm 1995 nếu đủ điều kiện hưởng nhưng chưa được giải quyết trợ cấp thôi việc hoặc trợ cấp một lần, trợ cấp xuất ngũ, phục viên thì thời gian đó được tính là thời gian đã đóng bảo hiểm xã hội. Việc tính thời gian công tác trước ngày 01 tháng 01 năm 1995 để hưởng bảo hiểm xã hội được thực hiện theo các văn bản quy định trước đây về tính thời gian công tác trước ngày 01 tháng 01 năm 1995 để hưởng bảo hiểm xã hội của cán bộ, công chức, viên chức, công nhân, quân nhân, và công an nhân dân.

 

Đồng thời, theo Nghị định số 115/2015/NĐ-CP Hướng dẫn thi hành chi tiết một số Điều của Luật bảo hiểm xã hội về bảo hiểm y tế bắt buộc 

 

Điều 23. Tính thời gian công tác trước ngày 01 tháng 01 năm 1995 để hưởng bảo hiểm xã hội

 

1. Người lao động có thời gian làm việc trong khu vực nhà nước trước ngày 01 tháng 01 năm 1995 mà được tính là thời gian công tác liên tục nhưng chưa được giải quyết trợ cấp thôi việc hoặc trợ cấp một lần, bảo hiểm xã hội một lần thì thời gian đó được tính là thời gian đã đóng bảo hiểm xã hội. Cụ thể:

 

a) Người lao động làm việc trong khu vực nhà nước liên tục công tác đến ngày 01 tháng 01 năm 1995 mà chưa được giải quyết trợ cấp thôi việc hoặc trợ cấp một lần, bảo hiểm xã hội một lần thì thời gian làm việc trước ngày 01 tháng 01 năm 1995 đó được tính là thời gian đã đóng bảo hiểm xã hội;

 

b) Người lao động có thời gian công tác gián đoạn hoặc đã nghỉ việc trước ngày 01 tháng 01 năm 1995 thì việc xác định thời gian công tác để tính hưởng bảo hiểm xã hội được thực hiện theo các văn bản quy định trước đây về tính thời gian công tác trước ngày 01 tháng 01 năm 1995 để hưởng bảo hiểm xã hội, trừ quy định tại Điều 3 của Nghị định số 66/CP ngày 30 tháng 9 năm 1993 của Chính phủ quy định tạm thời chế độ bảo hiểm xã hội đối với lực lượng vũ trang; Điều 3 của Nghị định 43/CP ngày 22 tháng 6 năm 1993 của Chính phủ quy định tạm thời chế độ bảo hiểm xã hội; Điều 54 của Điều lệ bảo hiểm xã hội ban hành kèm theo Nghị định số 12/CP ngày 26 tháng 01 năm 1995 của Chính phủ; Điều 49 Điều lệ Bảo hiểm xã hội đối với sỹ quan, quân nhân chuyên nghiệp, hạ sỹ quan, binh sỹ Quân đội nhân dân và Công an nhân dân ban hành kèm theo Nghị định số 45/CP ngày 15 tháng 7 năm 1995 của Chính phủ và Khoản 4 Điều 139 của Luật Bảo hiểm xã hội năm 2006.

 

c) Người đang hưởng trợ cấp bệnh binh, sau đó có thời gian tham gia công tác và đóng bảo hiểm xã hội thì ngoài chế độ bệnh binh còn được hưởng chế độ bảo hiểm xã hội. Thời gian tính hưởng bảo hiểm xã hội là thời gian đã đóng bảo hiểm xã hội, thời gian công tác tính hưởng chế độ bệnh binh không được tính để hưởng bảo hiểm xã hội.

 

Thông tư số 101/2014/TTLT-BQP-BCA-BLĐTBXH:

 

5. Bảo lưu thời gian đóng bảo hiểm xã hội quy định tại điều 33 Nghị định số 68/2007/NĐ-CP, đã được sửa đổi, bổ sung tại Nghị định số 153/2013/NĐ-CP như sau:

 

a) Trong thời gian bảo lưu, nếu tiếp tục đóng bảo hiểm xã hội thì được cộng tiếp thời gian đóng bảo hiểm xã hội, bao gồm cả thời gian đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc và thời gian đóng bảo hiểm tự nguyện và được giải quyết các chế độ bảo hiểm xã hội theo quy định đối với từng đối tượng tại thời điểm giải quyết chế độ bảo hiểm xã hội.

 

Như vậy, theo quy định trên thời gian công tác trong quân đội và công tác ở bên Liên Xô cũ sẽ cộng dồn để tính lương hưu hàng tháng. Theo đó, như thông tin đưa ra thì tính đến năm 1992 đơn vị xác định thời gian đóng bảo hiểm hưởng trợ cấp là 22 năm 3 tháng. Sau đó từ tháng 11/2003 đến tháng 12/2004 bạn tiếp tục đóng bảo hiểm. Nhưng sau năm 2004 không nói rõ việc bạn có tiếp tục tham gia đóng bảo hiểm hay không nên không xác định được chính xác tổng thời gian đóng bảo hiểm để tính hưởng lương hưu. 

 

Tuy nhiên, bác có thể dựa vào quy định dưới đây để xác định mức lương hưu thực tế nhận được hàng tháng. Cụ thể, Điều 56 luật bảo hiểm xã hội:

 

Điều 56. Mức lương hưu hằng tháng

 

1. Từ ngày Luật này có hiệu lực thi hành cho đến trước ngày 01 tháng 01 năm 2018, mức lương hưu hằng tháng của người lao động đủ điều kiện quy định tại Điều 54 của Luật này được tính bằng 45% mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội quy định tại Điều 62 của Luật này tương ứng với 15 năm đóng bảo hiểm xã hội, sau đó cứ thêm mỗi năm thì tính thêm 2% đối với nam và 3% đối với nữ; mức tối đa bằng 75%.

 

Trên đây là nội dung tư vấn của Luật Minh Gia về vấn đề bạn yêu cầu tư vấn: Tư vấn về cách tính lương hưu đối với người được cộng nối thời gian đóng bảo hiểm?. Nếu còn vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hỗ trợ pháp lý khác bạn vui lòng liên hệ qua Email hoặc gọi điện đến bộ phận luật sư tư vấn trực tuyến - Số điện thoại liên hệ 1900.6169 để được giải đáp, hỗ trợ kịp thời.

 

Trân trọng!

CV.P.Gái-công ty Luật Minh Gia.

Liên hệ để được hỗ trợ nhanh nhất

Đặt câu hỏi tư vấn
Chat zalo