LS Vũ Thảo

Tư vấn thủ tục tham gia bảo hiểm cho nhân viên

Anh (chị ) cho e hỏi. Cty e có giấy phép đăng ký kinh doanh từ tháng 10/2015. Nhưng đến nay mới tiến hành làm Bảo hiểm cho nhân viên.

 

Công ty e có 3 nhân viên thôi. Vậy nếu bây giờ mới làm BH thì có bị phạt gì không? quy định ra sao? Cho e hỏi luôn về thủ tục làm BH cho nhân viên luôn nhé, cần những loại giấy tờ gì để e còn chuẩn bị làm gấp. E xin cảm ơn luật sư.

 

Trả lời: Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi đến Công ty Luật Minh Gia. Trường hợp của bạn chúng tôi xin tư vấn như sau:

 

Thứ nhất, thời điểm đóng Bảo hiểm xã hội bắt buộc

 

Căn cứ theo Luật bảo hiểm xã hội năm 2014

 

1. Đối tượng phải đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc gồm có:

 

a) Người lao động:

 

- Người làm việc theo hợp đồng lao động không xác định thời hạn, hợp đồng lao động xác định thời hạn, hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn từ đủ 03 tháng đến dưới 12 tháng, kể cả hợp đồng lao động được ký kết giữa người sử dụng lao động với người đại diện theo pháp luật của người dưới 15 tuổi theo quy định của pháp luật về lao động;

 

- Người làm việc theo hợp đồng lao động có thời hạn từ đủ 01 tháng đến dưới 03 tháng.

 

- Cán bộ, công chức, viên chức.

 

- Công nhân quốc phòng, công nhân công an, người làm công tác khác trong tổ chức cơ yếu.

 

- Sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp quân đội nhân dân; sĩ quan, hạ sĩ quan nghiệp vụ, sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên môn kỹ thuật công an nhân dân; người làm công tác cơ yếu hưởng lương như đối với quân nhân.

 

- Hạ sĩ quan, chiến sĩ quân đội nhân dân; hạ sĩ quna, chiến sĩ công an nhân dân phục vụ có thời hạn; học viên quân đội, công an, cơ yếu đang theo học được hưởng sinh hoạt phí.

 

- Người đi làm việc ở nước ngoài theo họp đồng quy định tại Luật Người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng.

 

- Người quản lý doanh nghiệp, người quản lý điều ành hợp tác xã có tiền lương.

 

- Người hoạt động không chuyên trách ở xã, phường,thị trấn.

 

- Người là công dân nước ngoài vào làm việc tại Việt Nam có giấy phép lao động hoặc chứng chỉ hành nghề hoặc giấy phép hành nghề do cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam cấp.

 

b) Người sử dụng lao động: bao gồm các cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp, đơn vị vũ trang nhân dân, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức chính trị xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội khác; cơ quan, tổ chức nước ngoài, tổ chức quốc tế hoạt động trên lãnh thổ Việt Nam; doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh cá thể, toor hợp tác, tổ chức khác và cá nhân có thuê mướn, sử dụng lao động theo hợp đồng lao động.

 

Như vậy, doanh nghiệp của bạn và những người lao động trong doanh nghiệp là đối tượng phải tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc.

 

2. Thời điểm tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc

 

Theo Quyết định 1111/QĐ-BHXH, trong trường hợp này, doanh nghiệp phải đóng bảo hiểm xã hội theo phương thức đóng hằng tháng: chậm nhất đến ngày cuối cùng của tháng, đơn vị trích tiền đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc trên quỹ tiền lương, tiền công của những người lao động tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc của từng người lao động theo mức quy định, chuyển cùng một lúc vào tài khoản chuyên thu của cơ quan bảo hiểm xã hội mở tại Ngân hàng hoặc Kho bạc nhà nước.

 

3. Tiền lương, tiền công đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc là tiền lương, tiền công do đơn vị quyết định, bao gồm mức lương theo công việc hoặc chức danh, phụ cấp lương và các khoản bổ sung khác. mức lương của người lao động không được thấp hơn mức lương tối thiểu do Chính phủ quy định tại thời điểm đóng.

 

Người lao động đã qua học nghề (kể cả lao động do doanh nghiệp dạy nghề) thì tiền lương, tiền công đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc phải cao hơn ít nhất 7% so với mức lương tối thiểu vùng, nếu làm công việc nặng nhọc độc hại thì cộng thêm 5%.

 

Mức tiền lương, tiền công đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc mà cao hưn 20thangs lương tối thiểu chung thì mức tiền lương, tiền công tháng đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc bằng 20 tháng lương tối thiểu chung tại thời điểm đóng.

 

4. Mức đóng:

 

Từ 01/01/2014 trở đi, mức đóng bảo hiểm xã hội là 26%, trong đó người lao động đóng 8%; đơn vị đóng 18%.

 

5. Các hành vi bị nghiêm cấm:

 

- Trốn đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp.

 

- Chậm đóng tiền bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp.

 

- Chiếm dụng tiền đóng, hưởng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp.

 

- Gian lận, giả mạo hồ sơ trong việc thực hiện bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp.

 

- Sử dụng quỹ bảo hiểm xã hội, quỹ bảo hiểm thất nghiệp không đúng pháp luật.

 

- Cản trở, gây khó khăn hoặc làm thiệt hại đến quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của người lao động, người sử dụng lao động.

 

- Truy cập, khai thác trái pháp luật cơ sở dữ liệu về bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp.

 

- Báo cáo sai sự thật, cung cấp thông tin, số liệu không chính xác về bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp.

 

Doanh nghiệp của bạn được cấp giấy phép đăng kí doanh nghiệp và đi vào hoạt động kể từ tháng 10/2015, theo quy định thì doanh nghiệp phải tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc ngay từ thời điểm bắt đầu hoạt động. Đến nay doanh nghiệp mới đóng bảo hiểm xã hội cho người lao động vậy khoảng thời gian trước đó doanh nghiệp đã trốn đóng bảo hiểm xã hội.

 

Căn cứ Điều 26 Nghị định 95/2013/NĐ-CP quy định "Phạt tiền với mức từ 18% đến 20% tổng số tiền phải đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp tại thời điểm lập biên bản vi phạm hành chính nhưng tối đa không quá 75.000.000 đồng đối với người sử dụng lao động không đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp cho toàn bộ người lao động thuộc diện tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp" và doanh nghiệp bị truy thu số tiền bảo hiểm xã hội bắt buộc chưa đóng và số tiền lãi của số tiền bảo hiểm xã hội bắt buộc chưa đóng theo mức lãi suất của hoạt động đầu tư từ Quỹ bảo hiểm xã hội trong năm.

 

Thứ hai, thủ tục tham gia bảo hiểm xã hội.

 

1. Thành phần hồ sơ:

 

Căn cứ Điều 17 Quyết định 1111/QĐ-BHXH, hồ sơ tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc lần đầu đối với doanh nghiệp, bao gồm:

 

a.. Đơn vị:

 

- Bản sao Quyết định thành lập hoặc Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc Giấy phép hoạt động.

 

- 02 bản danh sách lao động tham gia Bảo hiểm xã hội (mẫu D02-TS).

 

- Văn bản đăng ký phương thức đóng (mẫu D01 - TS), kèm theo: 

 

+ Phương án sản xuất, kinh doanh của đơn vị.

 

+ Phương thức trả lương cho người lao động.

 

b. Người lao động:

 

- Tờ khai tham gia Bảo hiểm xã hội bắt buộc (mẫu A01-TS), kèm theo 02 ảnh màu cỡ 3x4 cm( 01 ảnh dán trên tờ khai tham gia Bảo hiểm xã hội; 01 ảnh lưu cùng hồ sơ tham gia để xây dựng cơ sở dữ liệu).

 

- Đối với người đã hưởng bảo hiểm xã hội 1 lần nhưng chưa hưởng bảo hiểm thất nghiệp: thêm giấy xác nhận thời gian đóng bảo hiểm thất nghiệp chưa hưởn bảo hiểm thất nghiệp do cơ quan bảo hiểm xã hội nơi giải quyết bảo hiểm xã hội một lần cấp.

 

2. Số lượng hồ sơ: 01 bộ.

 

3. Địa điểm nộp hồ sơ: Cơ quan bảo hiểm xã hội cấp huyện nơi đơn vị đóng trụ sở.

 

Trên đây là nội dung tư vấn của Luật Minh Gia về vấn đề bạn yêu cầu tư vấn: Tư vấn thủ tục tham gia bảo hiểm cho nhân viên. Nếu còn vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hỗ trợ pháp lý khác bạn vui lòng liên hệ qua Email hoặc gọi điện đến bộ phận luật sư tư vấn trực tuyến - Số điện thoại liên hệ 1900.6169 để được giải đáp, hỗ trợ kịp thời.

 

Trân trọng!

Trịnh Hoa - Công ty Luật Minh Gia

Liên hệ để được hỗ trợ nhanh nhất

Đặt câu hỏi tư vấn
Chat zalo