Nguyễn Ngọc Ánh

Tư vấn phụ cấp độc hại khi làm việc trong lực lượng vũ trang

Chào Văn phòng Luật sư Minh Gia! Em có một vấn đề nhờ văn phong trợ giúp. Hiện nay em làm việc tại Một đơn vị Nghiên cứu Khoa học . Trực thuộc bộ quốc phòng quản lý. Một số cán bộ của đơn vị là thuộc dạng Sỹ Quan, một số thuộc diện viên chức nhà nước.

 

Nội dung yêu cầu: Em thuộc diện viên chức nhà nước, và đang  làm việc trong phòng thí nghiệm, rất nhiều cán bộ khác nữa cũng làm việc trong môi trường độc hại giống em. Một số công việc chúng em làm: 1. Lặn sưu tầm mẫu vật biển và nghiên cứu hệ sinh thái ngầm. 2.Công nghệ vi sinh vật: Tiếp xúc với các hoá chất độc hại: HgCl2, clorofooc, axeton..., các chất gây đột biến gen và vi sinh vật gây bệnh. 3. Công nghệ tế bào động, thực vật: Tiếp xúc hoá chất, dung môi hữu cơ độc hại: benzen, tuluen, clorofooc, axeton và các chất đồng vị phóng xạ.  4.Nghiên cứu công nghệ sản xuất vật liệu compozit, sơn , nhựa, cao su: Tiếp xúc với các hóa chât, dung môi độc hại : phenol, butanol, toluen và các acid!    Làm việc gần 10 năm rồi, nhưng cho đến giờ chúng em vẫn không được hưởng phụ cấp độc hại.  Khi em đưa Nghị định 204/2004/NĐ-CP và Thông tư 07/2005/TT-BNV) lên cơ quan cấp trên kiến nghị ( Cơ quan chính trị). Thi được trả lời rằng, đơn vị trực thuộc bộ quốc quản lý, mọi chính sách phải theo bộ quy định. Bộ quốc phòng  không có công văn hướng dẫn phụ cấp độc hại thì chúng ta không được.  Cấp trên trả lời như vậy có đúng không? Em là chủ tịch công đoàn. Em phải làm sao để đòi được quyền lợi cho anh em và cho chính bản thân mình ạ.  Rất mong sự tư vấn và giúp đở từ văn phòng!

Trên đây là nội dung tư vấn của Luật Minh Gia về vấn đề bạn yêu cầu tư vấn: Tư vấn phụ cấp độc hại khi làm việc trong lực lượng vũ trang. Nếu còn vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hỗ trợ pháp lý khác bạn vui lòng liên hệ qua Email hoặc gọi điện đến bộ phận luật sư tư vấn trực tuyến - Số điện thoại liên hệ 1900.6169 để được giải đáp, hỗ trợ kịp thời.

 

Trân trọng cảm ơn./.

 

Trả lời: Cảm ơn anh đã tin tưởng và gửi yêu cầu tới Công ty Luật Minh Gia! Yêu cầu của anh được tư vấn như sau:

 

Điều 1 Nghị định 204/2004/NĐ - CP về chế độ tiền lương đối với cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang quy định phạm vi điều chỉnh:

 

"Nghị định này quy định về chế độ tiền lương gồm: mức lương tối thiểu chung; các bảng lương; các chế độ phụ cấp lương; chế độ nâng bậc lương; chế độ trả lương; nguồn kinh phí để thực hiện chế độ tiền lương; quản lý tiền lương và thu nhập đối với cán bộ, công chức, viên chức trong các cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp của Nhà nước; cán bộ chuyên trách và công chức xã, phường, thị trấn; sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, hạ sĩ quan, chiến sĩ, công nhân trong các cơ quan, đơn vị thuộc lực lượng vũ trang (lực lượng vũ trang gồm quân đội nhân dân và công an nhân dân).

 

Cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp của Nhà nước, cơ quan, đơn vị thuộc lực lượng vũ trang nói trên, sau đây gọi chung là cơ quan, đơn vị".

 

Chiểu theo quy định trên thì Nghị định 204/2004/NĐ - CP điều chỉnh về mức lương tối thiểu chung, các bảng lương, chế độ nâng bậc lương, chế độ trả lương,..., đặc biệt các chế độ phụ cấp lương của sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, hạ sĩ quan, chiến sĩ, công nhân trong các cơ quan, đơn vị thuộc lực lượng vũ trang (quân đội nhân dân và công an nhân dân).

 

Tại Khoản 7 Điều 6 Nghị định này và Thông tư 07/2005/TT - BNV hướng dẫn thực hiện chế độ phụ cấp độc hại nguy hiểm đối với cán bộ, công chức, viên chức quy định về chế độ phụ cấp độc hại, nguy hiểm.

 

Điều 6. Các chế độ phụ cấp lương

 

"....

7. Phụ cấp độc hại, nguy hiểm:

 

áp dụng đối với cán bộ, công chức, viên chức làm những nghề hoặc công việc có điều kiện lao động độc hại, nguy hiểm và đặc biệt độc hại, nguy hiểm chưa được xác định trong mức lương.

 

Phụ cấp gồm 4 mức: 0,1; 0,2; 0,3 và 0,4 so với mức lương tối thiểu chung".

 

Vậy, do đã có văn bản quy phạm pháp luật điều chỉnh nên sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, hạ sĩ quan, chiến sĩ, công nhân trong các cơ quan, đơn vị thuộc quân đội nhân dân nếu làm những nghề hoặc công việc có điều kiện lao động độc hại, nguy hiểm và đặc biệt độc hại nguy hiểm chưa được xác định trong mức lương thì được hưởng phụ cấp theo các mức tương ứng.

 

Anh cùng đồng đội có quyền gửi đơn kiến nghị tới cấp có thẩm quyền để được giải thích và đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp.

 

Trên đây là nội dung tư vấn của Luật Minh Gia về vấn đề bạn yêu cầu tư vấn: Tư vấn phụ cấp độc hại khi làm việc trong lực lượng vũ trang. Nếu còn vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hỗ trợ pháp lý khác bạn vui lòng liên hệ qua Email hoặc gọi điện đến bộ phận luật sư tư vấn trực tuyến - Số điện thoại liên hệ 1900.6169 để được giải đáp, hỗ trợ kịp thời.

 

Trân trọng!

Phòng tư vấn - Công ty Luật Minh Gia.

Liên hệ để được hỗ trợ nhanh nhất

Liên hệ tư vấn
Chat zalo