Luật sư Trần Khánh Thương

Tư vấn người lao động đơn phương chấm dứt HĐLĐ như thế nào là đúng luật

Trong trường hợp nghỉ việc, chấm dứt hợp đồng lao động bằng hình thức đơn phương người lao động cần đặc biệt lưu ý quy định pháp luật liên quan, điều kiện chấm dứt và các vấn đề khác để việc nghỉ việc không trái pháp luật, đảm bảo quyền lợi và phòng tránh những tranh chấp, bồi thường thiệt hại không đáng có.

Trong trường hợp người lao động, hoặc người sử dụng lao động còn băn khoăn, chưa rõ hoặc cần hỗ trợ tư vấn, hãy liên hệ với chúng tôi qua Hotline: 1900.6169 Luật Minh Gia sẵn sàng giải đáp mọi vướng mắc về việc chấm dứt hợp đồng lao động cho bạn.

Ngoài ra, bạn có thể tham khảo thêm một số tình huống luật sư tư vấn để hiểu rõ hơn về vấn đề này

1. Đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động, thế nào là đúng luật?

Câu hỏi: Xin chào luật sư Em Công Nhân May Của công ty TNHH XNK Trong thời gian em làm việc tại công ty này  do thời gian làm việc thất thường  thường xuyên tăng ca từ 6h-10 và có khi sáng đêm. 

Cho Nên em đã Tự Y bỏ việc do áp lực công việc quá lớn Nay em xin vào được 1 công ty cùng lãnh vực  nay công ty yêu cầu em phải quay lại công ty củ để xin đơn xác nhận thôi việc tuy nhiên cty củ yêu cầu bồi thường hợp đồng và không giao trả sổ  bảo hiểm cho em.Như vậy  Có đúng với  Chính Sách Của người sử dụng lao động không !?  em xin cảm ơn! 

Trả lời tư vấn: Chào anh/chị! Đối với yêu cầu hỗ trợ của anh/chị chúng tôi đã tư vấn một số trường hợp tương tự thông qua một hoặc một số bài viết cụ thể sau đây:

>> Người lao động đơn phương chấm dứt HĐLĐ như thế nào là đúng luật?

Trường hợp anh/chị đơn phương chấm dứt HĐLĐ trái luật thì không được nhận trợ cấp thôi việc, phải bồi thường 1/2 tháng lương theo HĐLĐ, bồi thường số tiền lương tương ứng với số ngày không báo trước và phải hoàn trả chi phí đào tạo (nếu có). 

Trường hợp NLĐ đơn phương chấm dứt HĐLĐ trái luật cũng được coi là một trường hợp chấm dứt HĐLĐ. Khi chấm dứt HĐLĐ thì công ty có trách nhiệm trả đủ công, đủ lương, thưởng (nếu có), tiến nghỉ phép năm chưa nghỉ hết và chốt sổ, trả sổ BHXH cho NLĐ.

Nghĩa vụ bồi thường của NLĐ và nghĩa vụ trả sổ BHXH khi chấm dứt HĐLĐ là của hai chủ thể khác nhau. Do đó việc công ty lấy lí do NLĐ tự ý bỏ việc để không trả sổ BHXH cho NLĐ khi chấm dứt HĐLĐ là vi phạm pháp luật.

2. Nghỉ việc có phải bồi thường hợp đồng lao động không?

Hỏi: Hiện em mới ký hợp đồng lao động thời hạn hợp đồng là 1 năm. Do trước khi ký hợp đồng ban điều hành công ty có trao đổi với nhân viên mới là trong vòng 1 năm công ty sẽ không giải quyết cho nghỉ việc. Nếu nghỉ việc thì bản thân nhân viên phải bồi thường cho công ty 1 tháng lương cơ bản. Nếu không bồi thường đồng nghĩa với việc công ty sẽ không trả sổ bảo hiểm cho mình! Nhưng lúc ký hợp đồng em thấy trong điều khoản HĐ chỉ ghi " Trong vòng 1 năm nếu nghỉ ngang sẽ phải bồi thường 1 tháng lương cơ bản cho công ty". Nhưng theo em được biết thì cũng có 1 số nhân viên nghỉ trước hạn có viết đơn xin nghỉ việc đều được giải quyết cho nghỉ việc ngay và chỉ phải đền bù 1/2 tháng lương cơ bản thôi. Vậy, em có thắc mắc không biết liệu mình viết đơn trước 30 ngày theo luật Lao Động quy định thì mình có quyền nghỉ mà không phải bồi thường được không ạ. Rất mong Anh (Chị) có thể giải đáp giúp  em ! Em xin chân thành cảm ơn Anh (Chị). Rất mong nhận được hồi âm sớm.

Trả lời tư vấn: Chào bạn. Cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi đề nghị tư vấn đến Công ty Luật Minh Gia, Đối với yêu cầu hỗ trợ của bạn chúng tôi tư vấn như sau:

>> Trường hợp người lao động được quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động?

Bộ luật lao động 2012 quy định người lao động có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động khi đáp ứng điều kiện về lý do và thời gian báo trước ít nhất 30 ngày. Nếu bạn đáp ứng cả hai điều kiện trên thì bạn được nghỉ việc và không phải bồi thường hợp đồng.

>> Luật sư tư vấn quy định về chấm dứt hợp đồng lao động, gọi: 1900.6169

3. Quy trình cắt giảm lao động khi công ty gặp khó khăn kinh tế

Kính thưa Công ty Luật Minh Gia! Công ty tôi hiện đang gặp nhiều khó khăn trong quá trình tiêu thụ hàng hóa, do đó Công ty đang có kế hoạch thu hẹp sản xuất và tiết giảm lao động: tạm hoãn HĐLĐ và đơn phương chấm dứt HĐLĐ. Tôi muốn hỏi nếu làm các bước trên thì Công ty tôi sẽ phải làm những thủ tục gì, báo cáo đến cơ quan nào (nếu có biểu mẫu kèm theo). Kính đề nghị Công ty luật Minh Gia quan tâm và tư vấn giúp tôi, tôi xin chân thành cảm ơn!(kính đề nghị Công ty tư vấn trả lời qua Email không đưa lên trang mạng rộng rãi, tôi cảm ơn nhiều).

Trả lời tư vấn: Chào anh/chị! đối với yêu cầu hỗ trợ của anh/chị chúng tôi đã tư vấn trường hợp tương tự thông qua bài viết "Quy trình cắt giảm lao động thực hiện thể nào?". Anh/chị tham khảo để giải đáp thắc mắc của mình!

4. Quyền chấm dứt hợp đồng lao động của người lao động ốm đau dài ngày

Em chào anh/ chịEm hiện đang làm kế toán bên công ty tư nhân, em đã bị bệnh k giáp được hơn 4 năm, sức khỏe yếu và đang điều trị bệnh nhưng em muốn xin nghỉ việc tại công ty để nghỉ ngơi và điều trị bệnh ạ, em đang ký hợp đồng lao động với công ty thời hạn từ 1-3 năm vậy em có phải bồi thường hợp đồng lao động không ạ? và nếu có thì mức bồi thường là bao nhiêu ạ? Luật lao động có quy định nào để hỗ trợ cho người lao động đã bệnh hiểm nghèo mà khi nghỉ việc không phải bồi thường hợp đồng ko ạ? xin anh/chị vui lòng hỗ trợ giúp em ạ, em xin cảm ơn ạ. 

Trả lời tư vấn:

Chào anh/chị! Cảm ơn anh/chị đã tin tưởng và gửi đề nghị tư vấn đến Công ty Luật Minh Gia, Đối với yêu cầu hỗ trợ của anh/chị chúng tôi đã tư vấn trường hợp tương tự thông qua bài viết "Trường hợp người lao động được quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động?". Theo đó anh/chị có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động với công ty nếu chứng minh được bản thân ốm đau điều trị trên 90 ngày liên tục mà không khỏi và đảm bảo nghĩa vụ báo trước với công ty. Nếu thực hiện quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng đúng pháp luật, anh/chị không những không phải bồi thường mà còn có quyền yêu cầu công ty thanh toán trợ cấp thôi việc (nếu có) và hưởng bảo hiểm thất nghiệp (nếu đủ điều kiện), cụ thể về về vấn đề này chúng tôi đã tư vấn qua bài viết "Hỏi về trợ cấp thôi việc".

Liên hệ để được hỗ trợ nhanh nhất

Đặt câu hỏi tư vấn
Chat zalo