Luật sư Vũ Đức Thịnh

Tư vấn liên quan đến việc điều động công chức cấp xã

Luật sư tư vấn về một số vấn đề liên quan đến việc điều động công chức cấp xã theo quy định của pháp luật hiện hành. Nội dung tư vấn như sau:


Tôi hiện có trường hợp muốn nhờ văn phòng luật sư tư vấn giúp. Tôi hiện là công chức cấp xã. tôi vừa có quyết định điều động đi 1 đơn vị khác( 1 xã khác trong huyện) với cùng chức danh đang giữ. về quy trình điều động không có gì sai nhưng sau 20 ngày ra quyết định điều động tôi nhận được thông báo bằng điện thoại của phòng nội vụ huyện là thu hồi lại quyết định điều động và tôi vẫn làm ở xã cũ. tôi có thắc mắc và họ chỉ trả lời là họ ra quyết định và bây g lại hủy số quyết định đó là xong. Theo tôi thấy quyết định của Chủ tịch UBND huyện đã ký và g muốn hủy quyết định thì phải có công văn hoặc quyết định khác để hủy.Tôi xin nhờ luật sư tư vấn giúp tôi có nên có khiếu nại trong TH này vì hiện tôi đã dừng toàn bộ công việc cũ và chuẩn bị tiếp nhận công việc mới thì có thong báo như vậy, tôi thấy mình cần có quyền được biết vì sao mình được điều động và vì sao lại hủy không điều động nữa và phải có sự giải thich bằng văn bản.Tôi xin cảm ơn Luật sư rất nhiều vì sự giúp đỡ!

 

Trả lời nội dung tư vấn: Cảm ơn anh/chị đã tin tưởng và gửi yêu cầu tư vấn đến Công ty Luật Minh Gia, trường hợp của anh/chị chúng tôi có quan điểm tư vấn như sau:

 

Điều 50 Luật cán bộ công chức 2008 quy định:

 

"Điều 50. Điều động công chức

 

1. Việc điều động công chức phải căn cứ vào yêu cầu nhiệm vụ và phẩm chất chính trị, đạo đức, năng lực, trình độ chuyên môn, nghiệp vụ của công chức.

 

2. Công chức được điều động phải đạt yêu cầu về chuyên môn, nghiệp vụ phù hợp với vị trí việc làm mới."

 

Như vậy, trước khi điều động công chức thì người có thẩm quyền điều động cần phải căn cứ vào yêu cầu nhiệm vụ và phẩm chất chính trị, đạo đức, năng lực, trình độ chuyên môn, nghiệp vụ của công chức để ra Quyết định điều động. Do đó, anh/chị có quyền được biết lý do điều động mình.

 

Như vậy, có thể xác định hủy Quyết định điều động (không điều động nữa) khi:

 

- Không còn yêu cầu nhiệm vụ;

 

- Phẩm chất chính trị, đạo đức, năng lực, trình độ chuyên môn, nghiệp vụ không đủ điều kiện, không phù hợp với vị trí làm việc mới.

 

Ngoài ra, Điều 38 Nghị định 24/2010/NĐ-CP quy định:

 

"Điều 38. Thẩm quyền, trình tự, thủ tục điều động, luân chuyển, biệt phái công chức 

1. Người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị được phân công, phân cấp quản lý công chức quyết định việc điều động, luân chuyển, biệt phái công chức. 

2. Trình tự, thủ tục điều động, luân chuyển, biệt phái công chức thực hiện theo quy định của pháp luật và của cơ quan có thẩm quyền quản lý công chức. "

 

Cơ quan có thẩm quyền quản lý công chức được quy định tại Khoản 2 Điều 7 Luật cán bộ, công chức 2008:

 

"2. Cơ quan quản lý cán bộ, công chức là cơ quan, tổ chức, đơn vị được giao thẩm quyền tuyển dụng, bổ nhiệm, nâng ngạch, nâng lương, cho thôi việc, nghỉ hưu, giải quyết chế độ, chính sách và khen thưởng, kỷ luật đối với cán bộ, công chức."

 

Liên quan đến việc điều động công chức thì pháp luật chung chỉ có 02 văn bản quy định (Luật cán bộ, công chức 2008 và Nghị định 24/2010/NĐ-CP), tuy nhiên, hai văn bản này không quy định chi tiết. Do đó, cần xem xét cơ quan có thẩm quyền quản lý công chức (quản lý anh/chị) có văn bản nào quy định về vấn đề này hay không.

 

Trên đây là nội dung tư vấn của Luật Minh Gia về vấn đề anh/chị hỏi và quan tâm. Nếu còn vướng mắc, chưa rõ cần luật sư giải đáp, anh/chị vui lòng gọi đến Tổng đài tư vấn pháp luật trực tuyến của chúng tôi - Số điện thoại liên hệ: 1900.6169 để được hỗ trợ kịp thời.

 

Trân trọng.
Luật gia: Vũ Đức Thịnh - Luật Minh Gia

Liên hệ để được hỗ trợ nhanh nhất

Đặt câu hỏi tư vấn
Chat zalo