Luật sư Vũ Đức Thịnh

Tư vấn khi công ty chấm dứt hợp đồng lao động trái luật

Xin luật sư tư vấn giúp em ạ: em có đi làm ở cty có vốn đầu tư nước ngoài ở đài loan, em làm ở đó được 2 năm, nhưng sau đó em có thai, và bị thai lưu 22 tuần, theo quy định bảo hiểm thì em được nghỉ 40 ngày


Nhưng người chủ ở bộ phận em làm chỉ cho em nghỉ 2 tuần, nếu không sẽ đuổi việc em, vậy luật sư cho em hỏi, em đã ký hợp đồng với cty 2 năm, và đến thời điểm hiện tại vẫn còn 1 năm nữa mới hết hạn hợp đồng. Vậy nếu trong trường hợp của em, em nghỉ ốm theo đúng quy định là 40 ngày, sau đó quay lại bị công ty đuổi việc thì cty có vi phạm luật không, và nếu vi phạm thì cty phải bồi thường cho em thế nào. Em ở TP Thái Bình, vậy em có thể nhờ đến cơ quan bảo hiểm nào có thể can thiệp giúp em?
Em xin chân thành cảm ơn !
 

Tư vấn khi công ty chấm dứt hợp đồng lao động trái luật
Tư vấn khi công ty chấm dứt hợp đồng lao động trái luật
 

Trả lời tư vấn: Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi đề nghị tư vấn đến Công ty Luật Minh Gia, trường hợp của bạn chúng tôi tư vấn như sau:

Tại Điều 30 Luật Bảo hiểm xã hội 2006 quy định về Thời gian hưởng chế độ khi sẩy thai, nạo, hút thai hoặc thai chết lưu

“Khi sẩy thai, nạo, hút thai hoặc thai chết lưu thì lao động nữ được nghỉ việc hưởng chế độ thai sản mười ngày nếu thai dưới một tháng; hai mươi ngày nếu thai từ một tháng đến dưới ba tháng; bốn mươi ngày nếu thai từ ba tháng đến dưới sáu tháng; năm mươi ngày nếu thai từ sáu tháng trở lên.
Thời gian nghỉ việc hưởng chế độ thai sản quy định tại Điều này tính cả ngày nghỉ lễ, nghỉ Tết, ngày nghỉ hằng tuần.”

Theo thông tin bạn cung cấp, trường hợp của bạn thai lưu 22 tuần do đó, theo quy định trên, bạn được nghỉ 40 ngày. Trường hợp của bạn, bộ phận quản lý chỉ cho bạn nghỉ 02 tuần như vậy là trái quy định của pháp luật. Và việc công ty buộc bạn thôi việc trái pháp luật thì sẽ có nghĩa vụ theo quy định tại Điều 42 Bộ luật lao động 2012 như sau:

“Điều 42. Nghĩa vụ của người sử dụng lao động khi đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trái pháp luật

1. Phải nhận người lao động trở lại làm việc theo hợp đồng lao động đã giao kết và phải trả tiền lương, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế trong những ngày người lao động không được làm việc cộng với ít nhất 02 tháng tiền lương theo hợp đồng lao động.

2. Trường hợp người lao động không muốn tiếp tục làm việc, thì ngoài khoản tiền bồi thường quy định tại khoản 1 Điều này người sử dụng lao động phải trả trợ cấp thôi việc theo quy định tại Điều 48 của Bộ luật này.

3. Trường hợp người sử dụng lao động không muốn nhận lại người lao động và người lao động đồng ý, thì ngoài khoản tiền bồi thường quy định tại khoản 1 Điều này và trợ cấp thôi việc theo quy định tại Điều 48 của Bộ luật này, hai bên thỏa thuận khoản tiền bồi thường thêm nhưng ít nhất phải bằng 02 tháng tiền lương theo hợp đồng lao động để chấm dứt hợp đồng lao động.

4. Trường hợp không còn vị trí, công việc đã giao kết trong hợp đồng lao động mà người lao động vẫn muốn làm việc thì ngoài khoản tiền bồi thường quy định tại khoản 1 Điều này, hai bên thương lượng để sửa đổi, bổ sung hợp đồng lao động.

5. Trường hợp vi phạm quy định về thời hạn báo trước thì phải bồi thường cho người lao động một khoản tiền tương ứng với tiền lương của người lao động trong những ngày không báo trước.”

Trường hợp của bạn nếu công ty làm trái pháp luật thì bạn có quyền khiếu nại đến ban giám đốc công ty để được giải quyết, trường hợp ban giám đốc không giải quyết bạn có quyền khiếu nại đến Phòng Tài nguyên môi trường nơi công ty bạn có trụ sở để được giải quyết.

 

Trân trọng !
Luật gia: Vũ Đức Thịnh - Công ty Luật Minh Gia

Liên hệ để được hỗ trợ nhanh nhất

Liên hệ tư vấn
Chat zalo