Hoàng Thị Nhàn

Tư vấn cho người lao động hưởng chế độ thai sản

Chào luật sư cho em hỏi về chế độ bảo hiểm thai sản như sau: Vợ em đóng bảo hiểm đầy đủ, nhưng khi sinh em bé xong thì công ty của vợ em làm không chịu làm giấy tờ để vợ em được hưởng thai sản. Vậy trong việc này chúng em cần phải làm gì để được hưởng chế độ thai sản khi công ty không chịu làm giấy tờ cho ạ. Anh chị giúp em với. Em cảm ơn nhiều.

 

Trả lời: Cảm ơn anh đã tin tưởng gửi yêu cầu tư vấn tới Công ty Luật Minh Gia. Với trường hợp của anh, chúng tôi tư vấn như sau:

 

Căn cứ Khoản 1 và Khoản 2 Điều 31 Luật bảo hiểm xã hội năm 2014 quy định về điều kiện hưởng chế độ thai sản như sau:

 

“1. Người lao động được hưởng chế độ thai sản khi thuộc một trong các trường hợp sau đây:

 

a) Lao động nữ mang thai;

 

b) Lao động nữ sinh con;

 

c) Lao động nữ mang thai hộ và người mẹ nhờ mang thai hộ;

 

d) Người lao động nhận nuôi con nuôi dưới 06 tháng tuổi;

 

đ) Lao động nữ đặt vòng tránh thai, người lao động thực hiện biện pháp triệt sản;

 

e) Lao động nam đang đóng bảo hiểm xã hội có vợ sinh con.

 

2. Người lao động quy định tại các điểm b, c và d khoản 1 Điều này phải đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 06 tháng trở lên trong thời gian 12 tháng trước khi sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi.”.

 

Theo quy định trên, trường hợp vợ anh đã đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 06 tháng trở lên trong thời gian 12 tháng trước khi sinh con thì vợ anh được hưởng chế độ thai sản.

 

Hồ sơ hưởng chế độ thai sản bao gồm những giấy tờ sau:

 

+) Giấy khai sinh hoặc trích lục khai sinh hoặc giấy chứng sinh của con trừ trường hợp con chết mà chưa được cấp giấy chứng sinh;

 

+) Sổ bảo hiểm xã hội.

 

Về việc giải quyết chế độ thai sản:

 

“Điều 102. Giải quyết hưởng chế độ ốm đau, thai sản

 

1. Trong thời hạn 45 ngày kể từ ngày trở lại làm việc, người lao động có trách nhiệm nộp hồ sơ quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều 100, các khoản 1, 2, 3 và 4 Điều 101 của Luật này cho người sử dụng lao động.

 

Trường hợp người lao động thôi việc trước thời điểm sinh con, nhận nuôi con nuôi thì nộp hồ sơ quy định tại khoản 1 và khoản 3 Điều 101 của Luật này và xuất trình sổ bảo hiểm xã hội cho cơ quan bảo hiểm xã hội.

 

2. Trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ từ người lao động, người sử dụng lao động có trách nhiệm lập hồ sơ quy định tại Điều 100 và Điều 101 của Luật này nộp cho cơ quan bảo hiểm xã hội.

 

3. Trách nhiệm giải quyết của cơ quan bảo hiểm xã hội:

 

a) Trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định từ người sử dụng lao động, cơ quan bảo hiểm xã hội phải giải quyết và tổ chức chi trả cho người lao động;

 

b) Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định từ người lao động thôi việc trước thời điểm sinh con, nhận nuôi con nuôi, cơ quan bảo hiểm xã hội phải giải quyết và tổ chức chi trả cho người lao động.

 

4. Trường hợp cơ quan bảo hiểm xã hội không giải quyết thì phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.”.

 

Như vậy, theo quy định nêu trên thì trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ, công ty có trách nhiệm lập hồ sơ nộp cho cơ quan bảo hiểm xã hội để giải quyết chế độ thai sản. Trường hợp, công ty không hoàn thành thủ tục để giải quyết chế độ thai sản thì bạn có thể làm đơn khiếu nại gửi đến Phòng lao động thương binh – xã hội để yêu cầu giải quyết.

 

Ngoài ra, bạn tham khảo nội dung tư vấn áp dụng Văn bản pháp luật tại thời điểm gửi câu hỏi như sau:

 

Theo quy định tại Điều 18 Luật Bảo hiểm xã hội 2006  có quy định:

 

1. NSDLĐ có các trách nhiệm sau đây:

d) Lập hồ sơ để NLĐ được cấp sổ, đóng và hưởng BHXH;

đ) Trả trợ cấp BHXH cho NLĐ
;”

Như vậy, công ty của vợ bạn phải có trách nhiệm chi trả trợ cấp thai sản cho vợ bạn. Khi đó, công ty phải có trách nhiệm thay mặt vợ bạn thực hiện các thủ tục với cơ quan BHXH để  vợ bạn được hưởng chế độ thai sản.

Trong trường hợp này khi  quyền lợi  của vợ bạn không đảm bảo, bạn có quyền khiếu nại theo quy định tại Khoản 7 Điều 15 Luật Bảo hiểm xã hội 2006:

NLĐ có các quyền sau đây:

7. Khiếu nại, tố cáo về BHXH;”

 
Bên cạnh đó, khoản 1 Điều 130 Luật BHXH 2006 quy định khiếu nại về bảo hiểm xã hội:
 
Người lao động, người đang hưởng lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội hằng tháng, người đang bảo lưu thời gian đóng bảo hiểm xã hội và những người khác có quyền khiếu nại quyết định, hành vi của người sử dụng lao động, tổ chức bảo hiểm xã hội khi có căn cứ cho rằng quyết định, hành vi đó vi phạm pháp luật về bảo hiểm xã hội, xâm phạm đến quyền và lợi ích hợp pháp của mình
 
 Về thẩm quyền, trình tự thủ tục giải quyết khiếu nại được quy định tại điều 131 Luật bảo hiểm xã hội như sau:

"1. Việc giải quyết khiếu nại đối với quyết định hành chính, hành vi hành chính về bảo hiểm xã hội được thực hiện theo quy định của pháp luật về khiếu nại, tố cáo.

2. Việc giải quyết khiếu nại đối với quyết định, hành vi về bảo hiểm xã hội không thuộc trường hợp quy định tại khoản 1 Điều này được thực hiện như sau:

a) Người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại lần đầu về bảo hiểm xã hội là người có quyết định, hành vi về bảo hiểm xã hội bị khiếu nại.
Trong trường hợp người có quyết định, hành vi về bảo hiểm xã hội bị khiếu nại không còn tồn tại thì cơ quan quản lý nhà nước về lao động cấp huyện có thẩm quyền giải quyết;

b) Trong trường hợp người khiếu nại không đồng ý với quyết định giải quyết khiếu nại lần đầu hoặc quá thời hạn quy định mà khiếu nại không được giải quyết thì có quyền khởi kiện tại Toà án hoặc khiếu nại đến cơ quan quản lý nhà nước về lao động cấp tỉnh;

c) Trong trường hợp người khiếu nại không đồng ý với quyết định giải quyết khiếu nại của cơ quan quản lý nhà nước về lao động cấp tỉnh hoặc quá thời hạn quy định mà khiếu nại không được giải quyết thì có quyền khởi kiện tại Toà án;

d) Thời hiệu khiếu nại, thời hạn giải quyết khiếu nại được áp dụng theo quy định của pháp luật về khiếu nại, tố cáo"

Bạn có thể dựa vào những quy định trên đây để vợ bạn làm đơn khiếu nại, đảm bảo quyền lợi  được hưởng chế độ thai sản của mình.

 

Trân trọng.

C.V: Ngô Thị Thùy Linh – Công ty Luật Minh Gia

Liên hệ để được hỗ trợ nhanh nhất

Liên hệ tư vấn
Chat zalo