Luật sư Vũ Đức Thịnh

Chế độ thôi việc ngay quy định thế nào?

Công chức, viên chức ngoài chính sách nghỉ hưu trước tuổi theo diện tinh giản biên chế còn có thể nghỉ theo chính sách thôi việc ngay. Tuy nhiên không phải ai cũng hiểu rõ về chính sách và quyền lợi được hưởng khi nghỉ việc theo chính sách này. Vậy pháp luật hiện nay quy định như thế nào về chính sách này? Quyền lợi và chế độ được hưởng?

Câu hỏi đề nghị tư vấn: Hiện tại tôi công tác từ 04/20xx và cũng tham gia BHXH tử 04/2006. Mã ngạch: 06.032; Hệ số:1.86 hưởng 85%. Đến tháng 04/20xx thi tuyển xét lên bậc 3:(2.26) hưởng từ tháng 10/20xx và hiện tại tôi hưởng bậc 4 (2.46) từ tháng 10/20xx. Tôi vẫn hưởng trách nhiệm kế toán 0.2. Vậy khi tôi thôi việc theo 108/2014/NĐ-CP thì được hưởng các trợ cấp nào. Cách tính ra sao? Nhờ anh, chị tư vấn giùm tôi. Tôi xin cảm ơn!

Trả lời tư vấn: Chào bạn! Cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi đề nghị tư vấn đến công ty Luật Minh Gia. Đối với yêu cầu hỗ trợ của bạn chúng tôi tư vấn như sau:

Thứ nhất, về chính sách thôi việc ngay theo Nghị định 108/2014/NĐ-CP

Theo quy định tại Khoản 1 Điều 10 nghị định 108/2014/NĐ-CP được sửa đổi bổ sung Khoản 4 Điều 1 Nghị định 143/2020/NĐ-CP quy định:

1. Chính sách thôi việc ngay

Những người thuộc đối tượng tinh giản biên chế quy định tại Điều 6 Nghị định này có tuổi tối đa thấp hơn 2 tuổi so với tuổi nghỉ hưu tối thiểu quy định tại khoản 3 Điều 169 Bộ luật Lao động và không đủ điều kiện để hưởng chính sách về hưu trước tuổi quy định tại khoản 1 Điều 8 Nghị định này hoặc có tuổi thấp hơn 2 tuổi so với tuổi nghỉ hưu quy định tại khoản 2 Điều 169 Bộ luật Lao động và không đủ điều kiện để hưởng chính sách về hưu trước tuổi quy định tại khoản 2 Điều 8 Nghị định này nếu thôi việc ngay thì được hưởng các khoản trợ cấp sau:

a) Được trợ cấp 03 tháng tiền lương hiện hưởng để tìm việc làm;

b) Được trợ cấp 1,5 tháng tiền lương cho mỗi năm công tác có đóng bảo hiểm xã hội.

Như vậy, nếu bạn thuộc đối tượng tinh giản biên chế theo Nghị định 108/2014/NĐ-CP mà không đủ điều kiện nghỉ hưu thì bạn được hưởng chế độ thôi việc ngay. Bao gồm hai khoản trợ cấp chính là:

- Trợ cấp 03 tháng tiền lương hiện hưởng để tìm việc làm;

- Trợ cấp 1,5 tháng tiền lương cho mỗi năm công tác có đóng bảo hiểm xã hội.

Thứ hai, cách tính trợ cấp theo quy định

Theo quy định tại Điều 12 Nghị định 108/2014/NĐ-CP được bổ sung bởi Khoản 8 Điều 1 Nghị định 113/2018/NĐ-CP quy định:

“Điều 12. Cách tính trợ cấp

1. Tiền lương tháng quy định tại Nghị định này được tính bao gồm: Tiền lương theo ngạch, bậc hoặc theo chức danh nghề nghiệp hoặc theo bảng lương; các khoản phụ cấp chức vụ, phụ cấp thâm niên vượt khung, phụ cấp thâm niên nghề (nếu có) và mức chênh lệch bảo lưu (nếu có) theo quy định của pháp luật.

2. Tiền lương tháng để tính các chế độ trợ cấp quy định tại Điều 8 Điểm b Khoản 1 Điều 9, các Điểm b Khoản 1, Điểm d Khoản 2 Điều 10 Nghị định này được tính bình quân tiền lương tháng thực lĩnh của 5 năm cuối (60 tháng) trước khi tinh giản. Riêng đối với những trường hợp chưa đủ 5 năm (chưa đủ 60 tháng) công tác, thì được tính bình quân tiền lương tháng thực lĩnh của toàn bộ thời gian công tác.

3. Những người đã được hưởng chính sách tinh giản biên chế nếu được tuyển dụng lại vào các cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp công lập hưởng lương từ ngân sách nhà nước hoặc quỹ lương của đơn vị sự nghiệp công lập thì phải hoàn trả lại số tiền trợ cấp đã nhận (trừ phí học nghề quy định tại Điểm b Khoản 2 Điều 10 Nghị định này). Những người quy định tại Khoản 4 Điều 6 Nghị định này nếu được tuyển dụng lại vào khu vực nhà nước hoặc các doanh nghiệp nhà nước đã được cổ phần hóa thì cũng phải hoàn trả lại số tiền trợ cấp tinh giản biên chế đã nhận.

Cơ quan, đơn vị, công ty nhà nước nơi tuyển dụng lại người đã nhận trợ cấp tinh giản biên chế theo quy định tại Nghị định này có trách nhiệm thu hồi số tiền trợ cấp đã nhận và nộp vào ngân sách nhà nước. Riêng số tiền thu được của đối tượng quy định tại Khoản 4 Điều 6 Nghị định này thì nộp toàn bộ vào Quỹ Hỗ trợ lao động dôi dư do sắp xếp lại công ty nhà nước.

Như vậy, căn cứ theo quy định trên tiền lương tháng để tính trợ cấp ở bao gồm: Tiền lương theo ngạch, bậc hoặc theo chức danh nghề nghiệp hoặc theo bảng lương; các khoản phụ cấp chức vụ, phụ cấp thâm niên vượt khung, phụ cấp thâm niên nghề (nếu có) và mức chênh lệch bảo lưu (nếu có) theo quy định của pháp luật. Trợ cấp mỗi năm công tác để tính trợ cấp được tính bình quân tiền lương tháng thực lĩnh của 5 năm cuối (60 tháng) trước khi tinh giản. Riêng đối với những trường hợp chưa đủ 5 năm (chưa đủ 60 tháng) công tác, thì được tính bình quân tiền lương tháng thực lĩnh của toàn bộ thời gian công tác. Bạn có thể dựa vào mốc thời gian cụ thể nghỉ việc và quy định trên để tự tính mức trợ cấp của mình.

Liên hệ để được hỗ trợ nhanh nhất

Liên hệ tư vấn
Chat zalo