Luật sư Trần Khánh Thương

Truy thu tiền bảo hiểm xã hội do trốn đóng bảo hiểm

Thưa luật sư!Tôi làm việc tại cơ quan tính lương theo khung của nhà nước, tôi bắt đầu ký hợp đồng từ tháng 10-2001 (hợp đồng có nêu rõ được hưởng bảo hiểm Xã hội, lương lúc đó là 300.000 đồng/ tháng, hệ số bắt đầu 1.86 đến nay là 3.66) nhưng cơ quan chỉ đóng bảo hiểm Xã hội cho tôi từ tháng 1-2003.


Kiểm tra hợp đồng lao động thì tôi bị thiếu 1 hợp đồng 6 tháng cuối năm 2002 do cơ quan làm thiếu, thực tế tôi vẫn đi làm không nghỉ ngày nào.Như vậy tôi có được cơ quan đóng bù gần hai năm bị thiếu vào bảo hiểm xã hội không?Cách tính như thế nào, mong Luật sư tư vấn giúp?

Trả lời: Cảm ơn bạn đã gửi yêu cầu tư vấn. Câu hỏi của bạn, Công ty Luật Minh Gia xin được trả lời:


Điều 17 Luật BHXH 2014 quy định các hành vi bị nghiêm cấm trong vấn đề bảo hiểm:

 

"1. Trốn đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp.
 

2. Chậm đóng tiền bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp.
 

3. Chiếm dụng tiền đóng, hưởng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp.
 

4. Gian lận, giả mạo hồ sơ trong việc thực hiện bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp.
 

5. Sử dụng quỹ bảo hiểm xã hội, quỹ bảo hiểm thất nghiệp không đúng pháp luật.
 

6. Cản trở, gây khó khăn hoặc làm thiệt hại đến quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của người lao động, người sử dụng lao động.
 

7. Truy cập, khai thác trái pháp luật cơ sở dữ liệu về bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp.
 

8. Báo cáo sai sự thật; cung cấp thông tin, số liệu không chính xác về bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp."

 

Trường hợp người sử dụng lao động vi phạm quy định tại  khoản 1, 2 và 3 Điều 17 nêu trên thì áp dụng quy định tại khoản 3 ĐIều 122 Luật BHXH 2014:


"3. Người sử dụng lao động có hành vi vi phạm quy định tại các khoản 1, 2 và 3 Điều 17 của Luật này từ 30 ngày trở lên thì ngoài việc phải đóng đủ số tiền chưa đóng, chậm đóng và bị xử lý theo quy định của pháp luật, còn phải nộp số tiền lãi bằng 02 lần mức lãi suất đầu tư quỹ bảo hiểm xã hội bình quân của năm trước liền kề tính trên số tiền, thời gian chậm đóng; nếu không thực hiện thì theo yêu cầu của người có thẩm quyền, ngân hàng, tổ chức tín dụng khác, kho bạc nhà nước có trách nhiệm trích từ tài khoản tiền gửi của người sử dụng lao động để nộp số tiền chưa đóng, chậm đóng và lãi của số tiền này vào tài khoản của cơ quan bảo hiểm xã hội."

Để bảo vệ quyền lợi của mình, bạn làm đơn gửi lên  thủ trưởng cơ quan yêu cầu giải quyết. Nếu không được giải quyết thì bạn có thể gửi đơn trực tiếp lên phòng LĐTBXH. Như vậy, trường hợp cơ quan không đóng BHXH cho bạn thì theo quy định của pháp luật hiện hành, cơ quan phải đóng đủ số tiền chưa đóng bảo hiểm, ngoài ra  còn phải nộp tiền lãi do chậm đóng.


 

Trên đây là nội dung tư vấn của Luật Minh Gia về vấn đề bạn yêu cầu tư vấn: Truy thu tiền bảo hiểm xã hội do trốn đóng bảo hiểm. Nếu còn vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hỗ trợ pháp lý khác bạn vui lòng liên hệ qua Email hoặc gọi điện đến bộ phận luật sư tư vấn trực tuyến - Số điện thoại liên hệ 1900.6169 để được giải đáp, hỗ trợ kịp thời.

 

Trân trọng!

Luật gia: Khánh Thương - Công ty Luật Minh Gia

Liên hệ để được hỗ trợ nhanh nhất

Liên hệ tư vấn
Chat zalo