LS Vũ Thảo

Truy thu Bảo hiểm xã hội, Bảo hiểm thất nghiệp

Em xin kính chào quý công ty Luật Minh Gia cho phép em kính nhờ công ty tư vấn giúp em: năm 2014 em có đóng BHXH tự nguyện tháng 6,7,8 đến tháng 9 em làm đơn tạm ngừng. Sau đó em tiếp tục đóng BHXH bắt buộc.Em đã nhờ chị kế toán công ty đóng giùm em BHXH bắt buộc từ tháng 01/ 2014 đến tháng 03 / 2016 với mức lương tối thiểu 1.900.000 đồng / tháng. Tuy nhiên trong quá trình tham gia BHXH em có sinh em bé ngày 16/01/2015. E đã làm thủ tục nhận chế độ thai sản.

 

Trả lời: Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi đến Công ty Luật Minh Gia. Trường hợp của bạn chúng tôi xin tư vấn như sau:

 

Điều 23 Quyết định 959/QĐ-BHXH quy định cơ quan BHXH sẽ truy thu BHXH, BHYT, BHTN trong các trường hợp vi phạm quy định của pháp luật về đóng BHXH, BHYT, BHTN và khi người sử dụng lao động có sự điều chỉnh tiền lương đã đóng BHXH, BHYT, BHTN.

 

Thời gian tham gia BHXH bắt buộc và BHTN được tính từ khi người lao động tham gia vào hợp đồng lao động đến khi chấm dứt hợp đồng lao động. Nếu thời gian đóng không liên tục thì thời gian tham gia BHXH, BHTN là tổng thời gian đã đóng BHXH, BHTN mà chưa được hưởng trợ cấp.

 

Mức đóng BHXH bắt buộc, BHTN của người lao động được tính trên cơ sở tiền lương của người lao động

 

Theo Luật Lao động năm 2012, tiền lương bao gồm mức lương theo công việc hoặc chức danh, phụ cấp lương và các khoản bổ sung khác. Mức lương của người lao động không được thấp hơn mức lương tối thiểu do Chính phủ quy định.

 

Nghị định 122/2015/NĐ-CP quy định mức lương tối thiểu vùng áp dụng đối với doanh nghiệp như sau:

 

a. Mức 3.500.000 đồng/ tháng, áp dụng đối với doanh nghiệp hoạt động trên địa bàn thuộc vùng I.

 

b. Mức 3.100.000 đồng/tháng, áp dụng đối với doanh nghiệp hoạt động trên địa bàn thuộc vùng II.

 

c. Mức 2.700.000 đồng/tháng, áp dụng đối với doanh nghiệp hoạt động trên địa bàn thuộc vùng III.

 

d. Mức 2.400.000 đồng/tháng, áp dụng đối với doanh nghiệp hoạt động trên địa bàn thuộc vùng IV.

 

Thứ nhất, về việc truy thu bảo hiểm: Với trường hợp của bạn, trong khi đang thực hiện hợp đồng lao động, bạn không tham gia BHXH bắt buộc trong 3 tháng 6, 7, 8 nên công ty BH sẽ tiến hành truy thu số tiền BH bắt buộc mà công ty phải đóng cho bạn trong 3 tháng đó.

 

Mức lương đóng BHXH, BHTN của bạn thấp hơn so với mức lương tối thiểu vùng phải đóng BHXH, BHTN nên công ty BH sẽ tiến hành truy thu số tiền BH phải đóng theo mức lương tối thiểu vùng mà bạn còn thiếu.

 

Thứ hai, về số tiền truy thu:

 

Theo hướng dẫn tại Quyết định 1111/QĐ-BHXH, tiền lương làm căn cứ truy thu là tiền lương, tiền công tháng đóng BHXH, BHYT, BHTN theo quy định của pháp luật tương ứng với thời gian truy thu tiền lương này được ghi trong sổ BHXH của người lao động. Tỷ lệ truy thu tính bằng tỷ lệ % đóng BHXH, BHYT, BHTN do nhà nước quy định tương ứng với thời gian truy thu.

 

Số tiền truy thu bằng tổng số tiền phải đóng BHXH, BHYT, BHTN và tiền lãi:

 

Truy thu Bảo hiểm xã hội, Bảo hiểm thất nghiệp (đồng)

 

Trong đó:

 

Stt: số tiền truy thu

 

Spdi: số tiền phải đóng BHXH, BHYT, BHTN tháng I của đơn vị và người sử dụng lao động tính theo tiền lương và tỷ lệ truy thu.

 

V: số tháng truy thu.

 

Ltt: tiền lãi truy thu, bằng tổng tiền lãi tính trên số tiền phải đóng BHXH, BHYT, BHTN của từng tháng, theo công thức sau:

 

Truy thu Bảo hiểm xã hội, Bảo hiểm thất nghiệp (đồng)

 

Trong đó: v: số tháng truy thu.

 

Ltti: số tiền lãi truy thu tính trên số tiền phải đóng tháng I theo nguyên tắc tính lãi gộp, theo công thức sau:

 

Ltt= spdi x [ (1 + k) ni – 1) = spdi x [ FVF ( k,ni) -1] (đồng)

 

Trong đó:

 

Spdi: số tiền phải đóng BHXH, BHYT, BHTN tháng i.

 

K (% tháng) : lãi suất truy thu, tính bằng lãi suất chậm đóng tại thời điểm truy thu.

 

Ni: số tháng chưa đóng khoản tiền spdi phải tính lãi (số lần nhập lãi) theo công thức ni = To – Ti

 

Trong đó:

 

To: tháng tính tiền truy thu (tính theo dương lịch).

 

Ti: tháng phát sinh số tiền phải đóng spdi (tính theo dương lịch).

 

FVF (k,ni) : thừa số giá trị tương lai ở mức lãi suất k% với ni kỳ hạn tính lãi.

 

Thứ ba, hồ sơ truy thu:

 

  • Thành phần hồ sơ:
  •  

Với đơn vị người sử dụng lao động:

 

+ Văn bản đề nghị (mẫu D01b – TS).

 

+ Hai bản danh sách lao động tham gia BHXH, BHYT, BHTN (mẫu D02-TS)

 

+ Bảng thanh toán tiền lương, tiền công của đơn vị tương ứng thời gian truy thu.

 

+ Biên bản và Quyết định xử lý vi phạm hành chính về BHXH, BHYT, BHTN của cơ quan nhà nước có thẩm quyền (nếu có).

 

Với người lao động:

 

+ Tờ khai tham gia BHXH, BHYT, BHTN (mẫu A01-TS), kèm theo 2 ảnh màu cỡ 3x4 cm (1 ảnh dán trên tờ khai tham gia BHXH, BHYT, 1 ảnh lưu cùng hồ sơ tham gia để xây dựng cơ sở dữ liệu).

 

  • Số lượng hồ sơ : 01 bộ.

 

Trên đây là nội dung tư vấn của Luật Minh Gia về vấn đề bạn yêu cầu tư vấn: Truy thu Bảo hiểm xã hội, Bảo hiểm thất nghiệp. Nếu còn vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hỗ trợ pháp lý khác bạn vui lòng liên hệ qua Email hoặc gọi điện đến bộ phận luật sư tư vấn trực tuyến - Số điện thoại liên hệ 1900.6169 để được giải đáp, hỗ trợ kịp thời.

 

Trân trọng!

Trịnh Hoa - Công ty Luật Minh Gia

Liên hệ để được hỗ trợ nhanh nhất

Liên hệ tư vấn
Chat zalo