LS Trần Liên

Trường hợp NLĐ được tham gia BHXH tự nguyện

Tôi có 1 cán bộ mới được tuyển dụng vào làm việc (Đơn vị HCSN) từ năm 2012 vẫn đang trong thời gian tập sự thì cán bộ ấy bị bệnh suy thận, bạn ấy đã làm đơn xin nghỉ không hưởng lương để điều trị tự Nguyên (ko có chứng từ nghỉ của cơ quan khám chữa bệnh).


Thời gian bạn ấy nghỉ từ năm 2012 đến năm 2015 mới quay trở lại làm việc, theo luật thì bạn ấy vẫn phải tiếp tục thời gian tập sự nhưng tôi xin hỏi thời gian bạn ấy nghỉ không hưởng lương để chữa bệnh tự nguyện bạn ấy có tham gia đống bảo hiểm XH, YT tự nguyện nhờ qua cơ quan dc không, nếu không dc thì tôi phải báo giảm BH bạn ý bàng cách nào và xử lý tình huống này như thế nào để đảm bảo quyền lợi mà vẫn đúng luật
 

Trả lời tư vấn : Cảm ơn bạn đã gửi yêu cầu tư vấn tới Công ty Luật Minh Gia, trường hợp của bạn chúng tôi  tư vấn như sau:

 Vì thông tin bạn đưa ra không  đầy đủ  nên chúng tôi chia ra 2 trường hợp sau:

-         Trường hợp thứ nhất, trong thời gian cán bộ tập sự  đó đi chữa bệnh, từ năm 2012 tới năm 2015 thì người này có thể tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện.

 Về mặt nguyên tắc, cán bộ tập sự này bị suy thận và làm đơn xin nghỉ việc, không hưởng lương để chữa bệnh có nghĩa là cán bộ tập sự này  đang không làm việc tại đơn vị đó nữa thì theo đúng quy định đơn vị đó phải có trách nhiệm báo giảm bảo hiểm. Đơn vị phải thực hiện quy định tại điều 19  Quyết định số 1111/ QĐ- BHXH năm 2011  về báo giảm lao động và xác nhận sổ bảo hiểm xã hội đối với các trường hợp ngừng việc như sau:

Các trường hợp người lao động di chuyển nơi tham gia BHXH, BHYT; ngừng việc, chuyển công tác, nghỉ hưởng chế độ BHXH, BHTN ….:
1. Thành phần hồ sơ:
1.1. Đơn vị:
a) Văn bản đề nghị( mẫu D01b - TS)
b) Hai (02) bản danh sách lao động 

1.2. Người lao động
a) Bản sao quyết định chấm dứt hợp đồng lao động, hợp đồng làm việc, thuyên chuyển, nghỉ việc hưởng chế độ hoặc hợp đồng lao động, hợp đồng làm việc vừa hết thời hạn.
b) Sổ BHXH.
c) Thẻ BHYT còn thời hạn sử dụng (trừ trường hợp chết).
2. Số lượng hồ sơ: 01 bộ.”

 Điều 2  Nghị định 190/2007/NĐ-CP hướng dẫn một số điều của luật xã hội về bảo hiểm xã hội tự nguyện:

Người tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện quy định tại Nghị định này là công dân Việt Nam trong độ tuổi lao động, không thuộc diện áp dụng của pháp luật về bảo hiểm xã hội bắt buộc...”

Như vậy, trong thời gian từ năm 2012 tới năm 2015, khoảng thời gian mà  người cán bộ tập sự  xin nghỉ không lương để điều trị mà đơn vị đã báo giảm bảo hiểm thì lúc này người tập sự  đang không còn đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc tại đơn vị đó. Nếu người đó có nhu cầu đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện thì tự mình lựa chọn mức đóng và phương thức đóng phù hợp với thu nhập của mình và  phải tự mình làm hồ sơ nộp tại  cơ quan bảo hiểm xã hội.
 
-   Trường hợp thứ hai, trên thực tiễn cán bộ tập sự có thể tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc tại cơ quan trong thời gian nghỉ chữa bệnh không hưởng lương nhưng phải cam kết tự đóng phí bảo hiểm và tự chịu mọi chi phí khám chữa bệnh.

 Mặc dù mặt nguyên tắc là đơn vị đó sẽ phải báo giảm bảo hiểm xã hội bắt buộc theo đúng quy định của pháp luật. Tuy nhiên trên thực tế, cán bộ tập sự đó vẫn đang trong trong quá trình tập sự của đơn vị nên dù nghỉ việc không lương chữa bệnh vẫn nằm trong danh sách nhân sự của đơn vị đó. Nếu người tập sự đó có nhu cầu tham gia BHXH bắt buộc tại đơn vị đã làm việc đó, thì người lao động đó phải cam kết tự chi trả những khoản phí bảo hiểm phải đóng trong thời gian không lương đó và các chi phí chữa bệnh của mình.
 

Trên đây là nội dung tư vấn của Luật Minh Gia về vấn đề bạn yêu cầu tư vấn: Trường hợp NLĐ được tham gia BHXH tự nguyện. Nếu còn vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hỗ trợ pháp lý khác bạn vui lòng liên hệ qua Email hoặc gọi điện đến bộ phận luật sư tư vấn trực tuyến - Số điện thoại liên hệ 1900.6169 để được giải đáp, hỗ trợ kịp thời.

 

Trân trọng!
CV. Trần Liên – Công ty Luật Minh Gia.

Liên hệ để được hỗ trợ nhanh nhất

Đặt câu hỏi tư vấn
Chat zalo