LS Hồng Nhung

Trường hợp giả chữ ký của chồng để lừa đảo chiếm đoạt tài sản

Trường hợp giả chữ ký của chồng để chiếm đoạt tài sản của người khác có đủ yếu tố cấu thành tội phạm hay không? Luật Minh Gia tư vấn như sau:

 

Nội dung tư vấn: Tôi có cho vay số tiền là 500.000.000 đồng như sau: bà N có đến nhà tôi hỏi vay mượn 500.000.000đ để về đảo nợ. Tôi có yêu cầu là có cả hai vợ chồng đến tôi mới cho vay. Nhưng bà N có nói dối tôi chồng bận họp không đến được. Và có xin phép tôi về xin chữ ký của chồng. Tôi có đồng ý cho bà N về xin lấy chữ ký của chồng và đã cho bà N vay với thời gian vay là 2 tháng. Sau thời hạn trên tôi đòi rất nhiều lần nhưng vẫn không trả. Tối có đến nhà đòi thì mới biết là bà N đã mạo chữ ký của chồng . Bao nhiêu lần khất nợ, đến nay đã gần một năm mà vẫn không trả.Vậy xin cho hỏi luật sư hành vi trên của bà N có phải là tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản theo điều 139 Bộ luật Hình sự không?

 

Trả lời tư vấn:  Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi đề nghị tư vấn đến Công ty Luật Minh Gia, trường hợp của bạn chúng tôi tư vấn như sau:

 

Theo quy định của pháp luật Hình sự hiện hành: Lừa đảo chiếm đoạt tài sản là hành vi của một người bằng thủ đoạn gian dối nhằm chiếm đoạt tài sản của người khác; thủ đoạn gian dối được thể hiện bằng những hành vi cụ thể nhằm đánh lừa chủ sở hữu hoặc người quản lý tài sản. Theo đó, xác định các yếu tố cấu thành tội phạm này như sau:

 

Thứ nhất, về chủ thể thực hiện tội phạm:

 

Theo Điều 12 Bộ luật Hình sự 2015 sửa đổi bổ sung 2017 quy định về tuổi chịu trách nhiệm hình sự:

 

1. Người từ đủ 16 tui trở lên phải chịu trách nhiệm hình sự về mọi tội phạm, trừ những tội phạm mà Bộ luật này có quy định khác.

 

2.Người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi phải chịu trách nhiệm hình sự về tội phạm rất nghiêm trọng, tội phạm đặc biệt nghiêm trọng quy định tại một trong các điều 123, 134, 141, 142, 143, 144, 150, 151, 168, 169, 170, 171, 173, 178, 248, 249, 250, 251, 252, 265, 266, 286, 287, 289, 290, 299, 303 và 304 của Bộ luật này."

 

Thứ hai, khách thể của tội phạm:

 

Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản là tội phạm xâm phạm đến quan hệ sở hữu. 

 

Thứ ba, mặt khách quan của tội phạm:

 

Hành vi của tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản được chủ thể thực hiện tội phạm sử dụng thủ đoạn gian dối để chiếm đoạt tài sản. Thủ đoạn gian dối được thể hiện bằng những hành vi cụ thể nhằm đánh lừa chủ sở hữu tài sản và sự gian dối thể hiện trước khi chiếm đoạt được tài sản.

 

Thứ tư, mặt chủ quan của tội phạm: tội phạm này được thực hiện với lỗi cố ý với mục đích chiếm đoạt tài sản.

 

Như vậy, đối chiếu quy định trên với trường hợp của bạn mặc dù hành vi bà N ký giả chữ ký của chồng để thực hiện vay tiền là trái với quy định pháp luật. Tuy nhiên, để truy cứu trách nhiệm hình sự về tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản của bà N thì cần phải có căn cứ chứng minh được mục đích ngay từ ban đầu của bà N nhằm để chiếm đoạt tài sản của bạn và sau khi có được tiền sản thì tìm cách để trốn tránh không thực hiện thanh toán.

 

Trên đây là nội dung tư vấn của Luật Minh Gia về vấn đề bạn hỏi và quan tâm. Nếu còn vướng mắc, chưa rõ cần luật sư giải đáp, bạn vui lòng gọi đến Tổng đài tư vấn pháp luật trực tuyến của chúng tôi - Số điện thoại liên hệ: 1900.6169 để được hỗ trợ kịp thời.

 

Trân trọng.
CV tư vấn: Hồng Nhung - Luật Minh Gia

Liên hệ để được hỗ trợ nhanh nhất

Đặt câu hỏi tư vấn
Chat zalo