Luật sư Phùng Gái

Trường hợp doanh nghiệp không phải gửi bảng lương đến cơ quan quản lý nhà nước?

Bộ luật lao động 2012 quy định về trách nhiệm xây dựng thang bảng lương của doanh nghiệp và nghĩa vụ thông báo gửi thang bảng lương tới cơ quan nhà nước có thẩm quyền để quản lý.

 

Theo quy định tại Điều 93 Bộ luật lao động 2012 về xây dựng thang, bảng lương trong doanh nghiệp. Cụ thể:

 

Điều 93. Xây dựng thang lương, bảng lương và định mức lao động

 

1. Trên cơ sở các nguyên tắc xây dựng thang lương, bảng lương và định mức lao động do Chính phủ quy định, người sử dụng lao động có trách nhiệm xây dựng thang lương, bảng lương, định mức lao động làm cơ sở để tuyển dụng, sử dụng lao động, thỏa thuận mức lương ghi trong hợp đồng lao động và trả lương cho người lao động.

 

2. Khi xây dựng thang lương, bảng lương, định mức lao động người sử dụng lao động phải tham khảo ý kiến tổ chức đại diện tập thể lao động tại cơ sở và công bố công khai tại nơi làm việc của người lao động trước khi thực hiện, đồng thời gửi cơ quan quản lý nhà nước về lao động cấp huyện nơi đặt cơ sở sản xuất, kinh doanh của người sử dụng lao động.

 

Đồng thời, tại 

Điều 10. Trách nhiệm tổ chức thực hiện

...

2. Trách nhiệm tổ chức thực hiện việc xây dựng thang lương, bảng lương và định mức lao động.

 

a) Doanh nghiệp tổ chức xây dựng hoặc rà soát sửa đổi bổ sung thang lương, bảng lương, định mức lao động và gửi cơ quan quản lý nhà nước về lao động cấp huyện nơi đặt cơ sở sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp để theo dõi, kiểm tra theo quy định tại Nghị định này. Trường hợp doanh nghiệp có nhiều đơn vị, chi nhánh hoạt động ở các địa bàn khác nhau thì sau khi xây dựng, quyết định thang lương, bảng lương và định mức lao động, doanh nghiệp gửi cơ quan quản lý nhà nước về lao động cấp huyện nơi đặt đơn vị, chi nhánh của doanh nghiệp để theo dõi, kiểm tra;

 

Như vậy, đối chiếu quy định pháp luật trên, đối với doanh nghiệp được thành lập và có sử dụng lao động thì phải có trách nhiệm tổ chức xây dựng thang, bảng lương trên cơ sở tham khảo ý kiến của tổ chức đại diện tập thể lao động. Sau khi bảng lương được xây dựng thì có trách nhiệm gửi cơ quan quản lý nhà nước về lao động. Trường hợp doanh nghiệp không thực hiện thông báo sẽ là căn cứ để bị xử phạt vi phạm hành chính theo Nghị định số 88/2015/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số Điều Nghị định 95/2013/NĐ-CP:

 

Điều 13. Vi phạm quy định về tiền lương

 

1. Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với người sử dụng lao động không gửi thang lương, bảng lương, định mức lao động đến cơ quan quản lý nhà nước về lao động cấp huyện theo quy định.

 

...

 

Tuy nhiên, kể từ ngày 1/11/2018 Nghị định 121/2018/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số Điều của Nghị định số 49/2013/NĐ-CP quy định chi tiết thi hành một số Điều của bộ luật lao động về tiền lương.

 

 

Điều 1. Sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 49/2013/NĐ-CP ngày 14 tháng 5 năm 2013 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Bộ luật lao động về tiền lương như sau:

...

2. Bổ sung vào cuối điểm a khoản 2 Điều 10 Chương IV như sau:

 

“Đối với doanh nghiệp sử dụng dưới 10 lao động được miễn thủ tục gửi thang lương, bảng lương, định mức lao động cho cơ quan quản lý nhà nước về lao động cấp huyện nơi đặt cơ sở sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp.”

 

Theo đó, với quy định được bổ sung trên thì kể từ ngày 1/11/2018 đối với doanh nghiệp được thành lập và có sử dụng dưới 10 người lao động thì không phải gửi thang, bảng lương tới cơ quan quản lý nhà nước về lao động. 

 

Trên đây là nội dung tư vấn của công ty Luật Minh Gia liên quan tới việc "Trường hợp doanh nghiệp không phải gửi bảng lương đến cơ quan quản lý nhà nước". Nếu còn vướng mắc hoặc cần hỗ trợ thêm thì bạn vui lòng liên hệ quan Email hoặc số Tổng đài tư vấn pháp luật trực tuyến 19006169 để được hỗ trợ kịp thời.

 

Trân trọng!

Phòng luật sư tư vấn lao động  - Công ty Luật Minh Gia.

Liên hệ để được hỗ trợ nhanh nhất

Đặt câu hỏi tư vấn
Chat zalo