LS Thanh Hương

Tranh chấp lao động cá nhân với người sử dụng lao động

Nhờ văn phòng giải đáp giúp tôi về giải quyết tranh chấp lao động như sau: Tôi là hướng dẫn viên du lịch của công ty A được 2 năm. Gần đây mới bị công ty buộc thôi việc và phạt tiền 30 triệu đồng và không được lấy tiền lương 5 tháng trước của tôi ( Công ty có giữ lương nhân viên trong 5 tháng). Lý do vì:

 

1. Trong lúc dẫn 1 đoàn đi du lịch, tôi đã cắt 7 xuất ăn của khách trong chuyến đi với tổng giá trị là 910.000 đ ( Theo quy chế công ty, phạt gấp 30 lần)

 

2. Tôi có mua một hóa đơn VAT của một nhà hàng, thông tin viết hóa đơn, người mua hàng là công ty du lịch A. Giá trị ghi trên hóa đơn là 2.000.000đ . Do đoàn tôi dẫn bị trễ giờ nên ko ăn bữa đó được. Tôi định lấy hóa đơn về thanh toán với công ty, nhưng sau nghĩ lại, tôi không viết khoản đấy vào giấy thanh toán với công ty và cất cái hóa đơn đó ở nhà.

 

Sau đó công ty biết được và buộc thôi việc tôi vì 2 hành vi trên và cắt lương 5 tháng qua của tôi. Ngoài ra còn ra hạn 1 tuần tôi phải nộp vào công ty 30.000.000đ ( gấp 30 lần giá trị của 910.000đ), nếu không công ty sẽ đưa 2 sự việc trên ra tòa.

 

Vậy tôi muốn hỏi Công ty du lịch A làm như thế có đúng pháp luật hay không và nếu ra tòa 2 hành vi trên của tôi sẽ bị xử lý như thế nào.

 

Trả lời tư vấn: Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi đề nghị tư vấn đến Công ty Luật Minh Gia, trường hợp của bạn chúng tôi tư vấn như sau:

 

Hai hành vi trên của bạn đều đã làm trái với quy định của công ty như đã vi phạm quy chế của công ty đồng thời đã gây thiệt hại cho phía công ty; cho nên, công ty bạn hoàn toàn có đủ căn cứ để đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động với bạn. Nhưng đồng thời, hành vi của công ty du lịch A  cũng là không phù hợp với pháp luật, vì :

 

Thứ nhất, do bạn không hoàn thành công việc theo đúng quy định của công ty du lịch A nên bạn bị công ty buộc thôi việc và nghĩa vụ của công ty du lịch A là phải thông báo trước cho bạn theo quy định tại Điều 38 Bộ luật Lao Động năm 2012 như sau :

 

“1. Người sử dụng lao động có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trong những trường hợp sau đây:

 

a) Người lao động thường xuyên không hoàn thành công việc theo hợp đồng lao động;

 

b) Người lao động bị ốm đau, tai nạn đã điều trị 12 tháng liên tục đối với người làm theo hợp đồng lao động không xác định thời hạn, đã điều trị 06 tháng liên tục, đối với người lao động làm theo hợp đồng lao động xác định thời hạn và quá nửa thời hạn hợp đồng lao động đối với người làm theo hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn dưới 12 tháng mà khả năng lao động chưa hồi phục.

 

Khi sức khỏe của người lao động bình phục, thì người lao động được xem xét để tiếp tục giao kết hợp đồng lao động;

 

c) Do thiên tai, hỏa hoạn hoặc những lý do bất khả kháng khác theo quy định của pháp luật, mà người sử dụng lao động đã tìm mọi biện pháp khắc phục nhưng vẫn buộc phải thu hẹp sản xuất, giảm chỗ làm việc;

 

d) Người lao động không có mặt tại nơi làm việc sau thời hạn quy định tại Điều 33 của Bộ luật này.

 

2. Khi đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động người sử dụng lao động phải báo cho người lao động biết trước:

 

a) Ít nhất 45 ngày đối với hợp đồng lao động không xác định thời hạn;

 

b) Ít nhất 30 ngày đối với hợp đồng lao động xác định thời hạn;

 

c) Ít nhất 03 ngày làm việc đối với trường hợp quy định tại điểm b khoản 1 Điều này và đối với hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn dưới 12 tháng”

 

Công ty du lịch A đã vi phạm nguyên tắc trả lương theo kì hạn quy định tại Điều 95 Bộ Luật Lao động năm 2012 như sau :

 

“1. Người lao động hưởng lương giờ, ngày, tuần thì được trả lương sau giờ, ngày, tuần làm việc hoặc được trả gộp do hai bên thoả thuận, nhưng ít nhất 15 ngày phải được trả gộp một lần.

 

2. Người lao động hưởng lương tháng được trả lương tháng một lần hoặc nửa tháng một lần.

 

3. Người lao động hưởng lương theo sản phẩm, theo khoán được trả lương theo thoả thuận của hai bên; nếu công việc phải làm trong nhiều tháng thì hằng tháng được tạm ứng tiền lương theo khối lượng công việc đã làm trong tháng.”

 

Thứ hai, công ty A đã chậm trả lương cho bạn tới 5 tháng trái với quy định của Bộ Luật Lao Động và sẽ bị xử lí theo quy định của pháp luật tại Nghị định 95/2013/NĐ-CP xử phạt hành chính trong lĩnh vực lao động.

 

Trong trường hợp của bạn, công ty A yêu cầu bạn phải nộp vào công ty 30 triệu đồng trong vòng 1 tuần, nếu không công ty A sẽ kiện bạn ra tòa. Theo quy định tại điểm b khoản 1 Điều 32 Bộ luật Lao động quy định về thẩm quyền của tòa án trong trường hợp tranh chấp lao động cá nhân với người sử dụng lao động về bồi thường thiệt hại. Việc xử lí vi phạm về bồi thường thiệt hại trong lao động sẽ được tòa xem xét cần nhắc các vấn đề sao cho phù hợp với lợi ích cũng như nguyện vọng của 2 bên.

 

Trên đây là nội dung tư vấn của Luật Minh Gia về vấn đề bạn yêu cầu tư vấn: Tranh chấp lao động cá nhân với người sử dụng lao động. Nếu còn vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hỗ trợ pháp lý khác bạn vui lòng liên hệ luật sư tư vấn luật Lao động trực tuyến -  1900.6169 để được giải đáp.

 

Trân trọng !

Cv: Nguyễn Minh Tâm - Công Ty Luật Minh Gia

Liên hệ để được hỗ trợ nhanh nhất

Liên hệ tư vấn
Chat zalo