Hoàng Thị Kim Lý

Trách nhiệm vật chất và bồi thường thiệt hại

Năm 2011, bên B có ký hợp đồng ký hợp đồng trồng & chăm sóc rừng với bên A với diện tích là 30.9 ha. Bên A đã ứng cho bên B là 193.211.200 đồng để thực hiện các công đoạn trồng và chăm sóc rừng. Bên B đã cố gắng khắc phục bằng nhiều biện pháp như: tổ chức ngăn chặn, trồng lại, rải hạt, ... nhưng vẫn bị phá và có thông báo cho bên A mà bên A không xử lý.

 

Kính gửi văn phòng luật Minh Gia.Tôi có vấn đề liên quan đến luật lao động, cần được luật sư tư vấn như sau:- Ba của tôi (bên B) là nhân viên của công ty TNHH một thành viên (bên A).- Năm 2011, bên B có ký hợp đồng ký hợp đồng trồng & chăm sóc rừng với bên A với diện tích là 30.9 ha. Kinh phí dự kiến là hơn 330 triệu.- Bên A đã ứng cho bên B là 193.211.200 đồng để thực hiện các công đoạn trồng và chăm sóc rừng (thuê nhân công, mua giống, xử lý thực bì, cuốc hố, trồng, trồng dặm, ...)- Trong quá trình thực hiện, bên B đã thực hiện đúng theo hướng dẫn (trong hợp đồng nguyên tắc) của bên A (có biên bản xác minh của bên A).- Diện tích đã xác minh là 27.2 ha (chất lượng đạt yêu cầu)- Trong thời gian đang thực hiện hợp đồng, có nhiều đối tượng có hành vi phá hoại rừng mới trồng (nhổ bỏ cây trồng, chặt phá cây giống, dùng thuốc xịt cỏ để phun cho cây chết, ...) dẫn đến việc rừng trồng bị chết hoàn toàn trên diện tích 13.4 ha- Bên B đã cố gắng khắc phục bằng nhiều biện pháp như: tổ chức ngăn chặn, trồng lại, rải hạt, ... nhưng vẫn bị phá.- Bên B đã báo cáo nhiều lần cho bên A qua các buổi họp giao ban, có bắt được đối tượng giao cho bên A nhưng bên A không xử lý được, dẫn đến việc phá hoại tiếp tục  tiếp diễn.- Trước tình hình phức tạp, bên B đã nhiều lần đề nghị bên A thanh lý hợp đồng vào các năm 2011, 2015 nhưng bên A chưa giải quyết.- Nay (năm 2017),bên A mời bên B  ra giải quyết hợp đồng như sau: yêu cầu bên B "hoàn trả số tiền đã đầu tư, tạm ứng trồng rừng không thành là: 193.211.200 đồng (Một trăm chín mươi ba triệu, hai trăm mười một ngàn, hai trăm đồng )" Vậy việc bên A yêu cầu bên B bồi thường như vậy là có đúng luật hay không?Cảm ơn luật sư đã dành thời gian tư vấn

 

Trả lời tư vấn: Cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi yêu cầu tới Công ty Luật Minh gia chúng tôi, vấn đề bạn đưa ra chúng tôi tư vấn như sau:

 

Căn cứ khoản 3 Điều 23 quy định về nội dung hợp đồng lao động, Điều 47 quy về trách nhiệm của người sử dụng lao độn khi chấm dứt hợp đồng và Điều 130 Bộ luật Lao động năm 2012 quy định:

 

"Điều 23. Nội dung hợp đồng lao động

 

...3. Đối với người lao động làm việc trong lĩnh vực nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp, diêm nghiệp thì tùy theo loại công việc mà hai bên có thể giảm một số nội dung chủ yếu của hợp đồng lao động và thỏa thuận bổ sung nội dung về phương thức giải quyết trong trường hợp thực hiện hợp đồng chịu ảnh hưởng của thiên tai, hoả hoạn, thời tiết.

..."

Điều 47. Trách nhiệm của người sử dụng lao động khi chấm dứt hợp đồng lao động

 

1. Ít nhất 15 ngày trước ngày hợp đồng lao động xác định thời hạn hết hạn, người sử dụng lao động phải thông báo bằng văn bản cho người lao động biết thời điểm chấm dứt hợp đồng lao động.

 

2. Trong thời hạn 07 ngày làm việc, kể từ ngày chấm dứt hợp đồng lao động, hai bên có trách nhiệm thanh toán đầy đủ các khoản có liên quan đến quyền lợi của mỗi bên; trường hợp đặc biệt, có thể kéo dài nhưng không được quá 30 ngày.

 

3. Người sử dụng lao động có trách nhiệm hoàn thành thủ tục xác nhận và trả lại sổ bảo hiểm xã hội và những giấy tờ khác mà người sử dụng lao động đã giữ lại của người lao động.

 

4. Trong trường hợp doanh nghiệp, hợp tác xã bị chấm dứt hoạt động, bị giải thể, phá sản thì tiền lương, trợ cấp thôi việc, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp và các quyền lợi khác của người lao động theo thoả ước lao động tập thể và hợp đồng lao động đã ký kết được ưu tiên thanh toán."

 
"Điều 130. Bồi thường thiệt hại

 

1. Người lao động làm hư hỏng dụng cụ, thiết bị hoặc có hành vi khác gây thiệt hại tài sản của người sử dụng lao động thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật.

 

Trường hợp người lao động gây thiệt hại không nghiêm trọng do sơ suất với giá trị không quá 10 tháng lương tối thiểu vùng do Chính phủ công bố được áp dụng tại nơi người lao động làm việc, thì người lao động phải bồi thường nhiều nhất là 03 tháng tiền lương và bị khấu trừ hằng tháng vào lương theo quy định tại khoản 3 Điều 101 của Bộ luật này.

 

2. Người lao động làm mất dụng cụ, thiết bị, tài sản của người sử dụng lao động hoặc tài sản khác do người sử dụng lao động giao hoặc tiêu hao vật tư quá định mức cho phép thì phải bồi thường thiệt hại một phần hoặc toàn bộ theo thời giá thị trường; trường hợp có hợp đồng trách nhiệm thì phải bồi thường theo hợp đồng trách nhiệm; trường hợp do thiên tai, hoả hoạn, địch họa, dịch bệnh, thảm họa, sự kiện xảy ra khách quan không thể lường trước được và không thể khắc phục được mặc dù đã áp dụng mọi biện pháp cần thiết và khả năng cho phép thì không phải bồi thường."

 

Theo thông tin bạn đưa ra, bên B đã cố gắng khắc phục bằng nhiều biện pháp như: tổ chức ngăn chặn, trồng lại, rải hạt, ... nhưng vẫn rừng vẫn bị phá và có thông báo đến bên A mà bên A không xử lý. Do đó, trường hợp này bên B đã dùng mọi biện pháp cần thiết và khả năng cho phép nên bên B không phải bồi thường cho bên A. Tuy nhiên số tiền tạm ứng 193.211.200 đồng để thực hiện các công đoạn trồng và chăm sóc rừng thì bên B phải trình bày đã chi phí bao nhiêu cho rõ ràng và nếu số tiền tạm ứng đó còn thì bên B phải hoàn trả lại cho bên A. Vì bên B là người lao động, bên A là người sử dụng lao động nên 2 bên thỏa thuận về tiền công dù công việc không được hoàn thành. Như vậy việc bên A yêu cầu bên B bồi thường là không phù hợp với quy định pháp luật.

 

Trên đây là nội dung tư vấn của Luật Minh Gia về vấn đề bạn hỏi và quan tâm. Nếu còn vướng mắc, chưa rõ cần luật sư giải đáp, bạn vui lòng gọi đến Tổng đài tư vấn pháp luật trực tuyến của chúng tôi - Số điện thoại liên hệ: 1900.6169 để được hỗ trợ kịp thời.

 

Trân trọng.
CV tư vấn: Nguyễn Thị Hằng Nga - Luật Minh Gia

Liên hệ để được hỗ trợ nhanh nhất

Liên hệ tư vấn
Chat zalo