Trần Anh

Trách nhiệm khi không đóng bảo hiểm y tế cho người lao động

Khi giao kết hợp đồng lao động với người lao động, người sử dụng lao động phải đóng BHXH, BHYT, BHTNLĐ,BNN cho người lao động. Tuy nhiên, hiện nay có rất nhiều doanh nghiệp không đóng bảo hiểm cho người lao động, do đó để được tư vấn về vấn đề để đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của mình bạn có thể liên hệ với Luật sư của chúng tôi để được hỗ trợ giải đáp.

1. Luật sư tư vấn về trách nhiệm đóng bảo hiểm xã hội cho người lao động

Pháp luật lao động và các văn bản hướng dẫn thi hành quy định đầy đủ về đối tượng đóng bảo hiểm, mức đóng và tiền lương làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội. Thực tế, nhiều doanh nghiệp đang có hành vi trốn đóng bảo hiểm hoặc đóng không đúng theo mức quy định pháp luật, điều này gây ảnh hưởng trực tiếp đến quyền lợi của người lao động.

Do đó, nếu bạn đang gặp phải vấn đề này và chưa biết phải làm thế nào để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình, bạn có thể liên hệ với Luật sư của chúng tôi để được hỗ trợ tư vấn cụ thể.

Bạn có thể gửi yêu cầu tư vấn hoặc gọi: 1900.6169 để được giải đáp vướng mắc.

Ngoài ra, bạn có thể tham khảo thêm trường hợp chúng tôi xử lý sau đây để có thêm kiến thức pháp lý trong lĩnh vực này.

2. Quy định pháp luật về đóng bảo hiểm cho người lao động

Nội dung yêu cầu: Công ty em có công nhân đi khám chữa bệnh tại bệnh viện nhưng không có thẻ BHYT mặc dù đã bị công ty trừ tiền BHXH hàng tháng (vì công ty chưa  có tiền mua)khi mang toàn bộ hoá đơn thanh toán viện phí về công ty thì công ty em sẽ phải chi trả tiền cho công nhân như thế nào. Cụ thể là những phần nào được BHYT thanh toán (nếu có thẻ BHYT) khi đi khám chữa bệnh. Em cảm ơn!

Trả lời: Cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi đến Công ty Luật Minh Gia, chúng tôi tư vấn cho trường hợp của bạn như sau:

Khoản 3 Điều 49 Luật Bảo hiểm y tế  (sửa đổi bổ sung năm 2014) quy định:

3. Cơ quan, tổ chức, người sử dụng lao động có trách nhiệm đóng bảo hiểm y tế mà không đóng hoặc đóng không đầy đủ theo quy định của pháp luật thì sẽ bị xử lý như sau:

a) Phải đóng đủ số tiền chưa đóng và nộp số tiền lãi bằng hai lần mức lãi suất liên ngân hàng tính trên số tiền, thời gian chậm đóng; nếu không thực hiện thì theo yêu cầu của người có thẩm quyền, ngân hàng, tổ chức tín dụng khác, kho bạc nhà nước có trách nhiệm trích tiền từ tài khoản tiền gửi của cơ quan, tổ chức, người sử dụng lao động có trách nhiệm đóng bảo hiểm y tế để nộp số tiền chưa đóng, chậm đóng và lãi của số tiền này vào tài khoản của quỹ bảo hiểm y tế;

b) Phải hoàn trả toàn bộ chi phí cho người lao động trong phạm vi quyền lợi, mức hưởng bảo hiểm y tế mà người lao động đã chi trả trong thời gian chưa có thẻ bảo hiểm y tế.

Vậy, trường hợp Công ty không đóng BHYT cho người lao động khi có trách nhiệm phải đóng là hành vi vi phạm pháp luật. Áp dụng Khoản 3 Điều 49 Luật Bảo hiểm y tế, Công ty này sẽ bị xử lý như sau:

Thứ nhất, buộc phải phải đóng đủ số tiền chưa đóng và nộp số tiền lãi bằng hai lần mức lãi suất liên ngân hàng tính trên số tiền và thời gian chậm đóng.

Thứ hai, hoàn trả toàn bộ chi phí cho NLĐ trong phạm vi quyền lợi, mức hưởng BHYT mà NLĐ đã chi trả trong thời gian chưa có thẻ BHYT.

Bạn có quyền gửi đơn yêu cầu phía đơn vị thực hiện đúng nghĩa vụ của mình, trường hợp đơn vị này không chịu thực hiện hoặc thực hiện không đúng thì đề nghị bạn gửi đơn tới Phòng lao động, thương binh và xã hội để được thụ lý và giải quyết.

Về phạm vi quyền lợi của chị, cụ thể như sau:

80% chi phí khám bệnh (theo quy định tại điểm d Khoản 1 Điều 22 Luật Bảo hiểm y tế ) nếu bạn đi khám bệnh, chữa bệnh theo quy định tại các điều 26, 27 và 28 của Luật này (khám chữa bệnh tại  cơ sở khám bệnh, chữa bệnh tuyến xã, tuyến huyện hoặc tương đương; chuyển tuyến điều trị; trường hợp cấp cứu )

Trường hợp người có thẻ bảo hiểm y tế tự đi khám bệnh, chữa bệnh không đúng tuyến có mức hưởng bảo hiểm y tế được quy định tại Khoản 3 Điều 22 Luật Bảo hiểm y tế:

“3. Trường hợp người có thẻ bảo hiểm y tế tự đi khám bệnh, chữa bệnh không đúng tuyến được quỹ bảo hiểm y tế thanh toán theo mức hưởng quy định tại khoản 1 Điều này theo tỷ lệ như sau, trừ trường hợp quy định tại khoản 5 Điều này:

a) Tại bệnh viện tuyến trung ương là 40% chi phí điều trị nội trú;

b) Tại bệnh viện tuyến tỉnh là 60% chi phí điều trị nội trú từ ngày Luật này có hiệu lực đến ngày 31 tháng 12 năm 2020; 100% chi phí điều trị nội trú từ ngày 01 tháng 01 năm 2021 trong phạm vi cả nước;

c) Tại bệnh viện tuyến huyện là 70% chi phí khám bệnh, chữa bệnh từ ngày Luật này có hiệu lực đến ngày 31 tháng 12 năm 2015; 100% chi phí khám bệnh, chữa bệnh từ ngày 01 tháng 01 năm 2016.”

Để xác định phạm vi quyền lợi cụ thể của mình, đề nghị bạn liên hệ với các cơ quan BHXH để được hướng dẫn, giải đáp.

Trên đây là nội dung tư vấn của Luật Minh Gia về vấn đề bạn yêu cầu tư vấn: Trách nhiệm khi không đóng bảo hiểm y tế cho người lao động. Nếu còn vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hỗ trợ pháp lý khác bạn vui lòng liên hệ qua Email hoặc gọi điện đến bộ phận luật sư tư vấn trực tuyến - Số điện thoại liên hệ 1900.6169 để được giải đáp, hỗ trợ kịp thời.

Liên hệ để được hỗ trợ nhanh nhất

Đặt câu hỏi tư vấn
Chat zalo