Nguyễn Ngọc Ánh

Trách nhiệm đóng bảo hiểm bắt buộc theo quy định của pháp luật

Công ty Luật Minh Gia cho e hỏi vấn đề sau nha:Do Công ty e sản xuất bên ngành đường hoạt động theo mùa vụ nên có trường hợp công nhân nghỉ chờ việc các tháng không sản xuất mà công ty vẫn trả lương (đôi khi 1 tháng có vô làm 5-10 ngày). Vậy cho e hỏi, công ty e có phải đóng thêm (đóng thay) Bảo hiểm 10.5% cho ngưòi lao động không hay là ngưòi lao động tự đóng phần 10.5% đó.Rất mong nhận được sự giúp đỡ của Công ty Luật Minh Gia.

 

Trả lời: Cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi yêu cầu tới Công ty Luật Minh Gia! Yêu cầu của bạn được tư vấn như sau:

 

Khoản 1 Điều 2 Luật bảo hiểm xã hội 2014 quy định trường hợp tham gia BHXH bắt buộc:

 

"1. Người lao động là công dân Việt Nam thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc, bao gồm:

 

a) Người làm việc theo hợp đồng lao động không xác định thời hạn, hợp đồng lao động xác định thời hạn, hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn từ đủ 03 tháng đến dưới 12 tháng, kể cả hợp đồng lao động được ký kết giữa người sử dụng lao động với người đại diện theo pháp luật của người dưới 15 tuổi theo quy định của pháp luật về lao động;...".

 

Điểm 1.7 Khoản 1 Điều 38 Quyết định 959/QĐ – BHXH quy định như sau:

 

“1. Đối tượng tham gia BHXH bắt buộc, BHYT, BHTN: “....1.7. Người lao động không làm việc và không hưởng tiền lương từ 14 ngày làm việc trở lên trong tháng thì không đóng BHXH tháng đó. Thời gian này không được tính để hưởng BHXH, trừ trường hợp nghỉ việc hưởng chế độ thai sản”.

 

Vậy, nếu người lao động trên thuộc đối tượng tham gia BHXH, BHYT, BHTN theo Luật định mà vẫn hưởng lương đầy đủ mặc dù thời gian làm việc không đầy đủ (không làm việc nhưng vẫn hưởng tiền lương từ 14 ngày làm việc trở lên) thì người sử dụng lao động và người lao động vẫn có trách nhiệm đóng các loại bảo hiểm vừa nêu.

 

Căn cứ Điều 5, Điều 14 và Điều 18 Quyết định 959/QĐ – BHXH thì hàng tháng người lao động có trách nhiệm đóng 10,5% và người sử dụng lao động đóng 22% (đóng cho các loại bảo hiểm: BHXH, BHYT và BHTN), trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác. Tức nếu các bên có thỏa thuận thì NSDLĐ có thể đóng thay phần của NLĐ và ngược lại,....

 

Điều 5. Mức đóng và trách nhiệm đóng

 

"1. Mức đóng và trách nhiệm đóng của người lao động

 

1.1. Người lao động quy định tại Điểm 1.1, 1.2, 1.3, 1.4, 1.5, Khoản 1 Điều 4, hằng tháng đóng bằng 8% mức liền lương tháng vào quỹ hưu trí và tử tuất.

....

2. Mức đóng và trách nhiệm đóng của đơn vị

 

2.1. Đơn vị hằng tháng đóng trên quỹ tiền lương đóng BHXH của người lao động quy định tại các Điểm 1.1, 1.2, 1.3, 1.4, 1.5 Khoản 1 Điều 4 như sau:

 

a) 3% vào quỹ ốm đau và thai sản;

 

b) 1% vào quỹ tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp;

 

c) 14% vào quỹ hưu trí và tử tuất".

 

Điều 14. Mức đóng và trách nhiệm đóng

 

"Mức đóng và trách nhiệm đóng BHTN được quy định như sau:

 

1. Người lao động đóng bằng 1% tiền lương tháng;

 

2. Đơn vị đóng bằng 1% quỹ tiền lương tháng của những người lao động đang tham gia BHTN;

 

3. Nhà nước hỗ trợ tối đa 1% quỹ tiền lương tháng đóng BHTN của những người lao động đang tham gia BHTN và do ngân sách trung ương bảo đảm".

 

Điều 18. Mức đóng, trách nhiệm đóng BHYT của các đối tượng

 

"1. Đối tượng tại Điểm 1.1, 1.2, Khoản 1 Điều 17: mức đóng hằng tháng bằng 4,5% mức tiền lương tháng, trong đó người sử dụng lao động đóng 3%; người lao động đóng 1,5%. Tiền lương tháng đóng BHYT là tiền lương tháng đóng BHXH bắt buộc quy định tại Điều 6...".

 

Trên đây là nội dung tư vấn của Luật Minh Gia về vấn đề bạn yêu cầu tư vấn: Trách nhiệm đóng bảo hiểm bắt buộc theo quy định của pháp luật. Nếu còn vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hỗ trợ pháp lý khác bạn vui lòng liên hệ qua Email hoặc gọi điện đến bộ phận luật sư tư vấn trực tuyến - Số điện thoại liên hệ 1900.6169 để được giải đáp, hỗ trợ kịp thời.

 

Trân trọng!

Phòng tư vấn – Công ty Luật Minh Gia.

Liên hệ để được hỗ trợ nhanh nhất

Đặt câu hỏi tư vấn
Chat zalo