Luật sư Vũ Đức Thịnh

Trách nhiệm của người sử dụng lao động khi NLĐ bị tai nạn lao động

Luật sư tư vấn miễn phí trường hợp trách nhiệm của người sử dụng lao động khi người lao động bị tai nạn lao động theo quy định của pháp luật.

 

Câu hỏi đề nghị tư vấn thứ nhất - Trách nhiệm của người sử dụng lao động khi NLĐ bị tai nạn lao động

Kính gửi Quý công ty,Chúc công ty luật Minh Gia ngày càng phát triển, vững mạnh, nhiều thành công.Em gửi mail này, kính mong nhận đươc sự giúp đỡ, tư vấn của các Anh/Chị ạBố em không may bị tai nạn lao động khi làm việc và đã quay trở lại làm việc được 1 tuần (sau hơn 2 tháng điều trị).

1. Tiền hỗ trợ từ công ty chủ quản. Bố em có làm đơn "viết tay" gửi tới công đoàn công ty để xin nhận được phần chi trả viện phí cũng như chi phí phát sinh trong quá trình thăm, khám, chữa bệnh. Vậy nếu công ty không đồng ý chi trả cũng như hỗ trợ thì nhà em nên làm gì ạ? (công ty có xác nhận là bị tai nạn trong quá trình làm việc).

2. Tiền bảo hiểm chi trả cho tai nạn lao động. Bố em cũng như gia đình đang tìm hiểu xem quá trình làm "đơn" và các hồ sơ liên quan. Vậy cái "mẫu đơn" có quy định gì không ạ, em cần chuẩn bị những hồ sơ, hay giấy tờ gì để được hưởng tiền bảo hiểm ?

3. Thủ tục giám định thương tật. Cần chuẩn bị những gì, nộp hồ sơ ở đâu khi làm giấy, thủ tục, hồ sơ giám định thương tật ạ.

Mọi sụ giúp đỡ, tư vấn, kính mong quý Anh/Chị trả lời lại mail này cho em sớm nhất có thể ạ. 

 

Trả lời tư vấn: Chào anh/chị! Cảm ơn anh/chị đã tin tưởng và gửi đề nghị tư vấn đến Công ty Luật Minh Gia, Đối với yêu cầu hỗ trợ của anh/chị chúng tôi đã tư vấn một số trường hợp tương tự thông qua một hoặc một số bài viết cụ thể sau đây:

 

Trách nhiệm của người sử dụng lao động khi người lao động bị tai nạn lao động

 

Trách nhiệm của người sử dụng lao động khi xảy ra tai nạn lao động

 

Thủ tục giải quyết hưởng chế độ tai nạn lao động - bệnh nghề nghiệp

 

Khi NLĐ bị tai nạn lao động thì công ty có trách nhiệm lập đoàn điều tra tai nạn lao động và ra bản kết luận điều tra tai nạn lao động. Sau đó thực hiện các trách nhiệm theo điều 38 Luật an toàn vệ sinh lao động năm 2015 và giới thiệu cho NLĐ đi giám đinh tỉ lệ suy giảm khả năng lao động. Nếu lệ suy giảm 5% trở lên thì công ty có trách nhiệm hoàn thành hồ sơ gửi sang BHXH để NLĐ hưởng trợ cấp tai nạn lao động và công ty có trách nhiệm bồi thường cho NLĐ ( nếu tai nạn lao động không do lỗi của NLĐ)/ hỗ trợ bằng 40% mức bồi thường trong trường hợp NLĐ bị tai nạn lao động do lỗi của chính họ).


Anh/chị tham khảo để giải đáp thắc mắc của mình!

Ngoài ra, Anh/chị có thể tham khảo thêm qua một số văn bản pháp luật sau đây có quy định và hướng dẫn đối với trường hợp của anh chị:

 

 

==========================

Câu hỏi đề nghị tư vấn thứ hai - Bị tai nạn lao động nhưng không đóng bảo hiểm thì được hưởng chế độ gì?

Cho tôi hỏi, vợ tôi làm việc tại một công ty cổ phần, có ký hợp đồng lao động dưới 03 tháng. Cty không tham gia cho vợ tôi BHHX nhưng có hỗ trợ tham gia BHYT tự nguyện. Vào ngày 06/10/2016 trong lúc làm việc vợ tôi bị té trong chổ làm ở độ cao khoảng 02 mét (bất cẩn hay không bất cẩn) và phải đưa đi cấp cứu thì bị trật khủy tay, miệng may 07 mũi, gãy sống mũi chính. Khi thanh toán viện phí thì có BHYT thanh toán 80% phần viện phí còn lại vợ tôi phải nộp. Vậy cho tôi hỏi CÔNG TY LUẬT TNHH MINH GIA tư vấn cho tôi về CTy vợ tôi làm  Phải có tránh nhiệm gì với vợ tôi. Tôi thành thật cảm ơn.

 

Trả lời tư vấn: Chào anh/chị! Cảm ơn anh/chị đã tin tưởng và gửi đề nghị tư vấn đến Công ty Luật Minh Gia, Đối với yêu cầu hỗ trợ của anh/chị chúng tôi đã tư vấn một số trường hợp tương tự thông qua một hoặc một số bài viết cụ thể sau đây:

 

Tư vấn tai nạn lao động và điều kiện hưởng tai nạn lao động

 

Tư vấn về chế độ tai nạn lao động theo Luật an toàn vệ sinh lao động

 

Theo đó, vợ anh bị tai nạn tại nơi làm việc, trong thời gian làm việc và trong khi đang thực hiện công việc mà công ty giao nên đây được xác định là tai nạn lao động. Do vậy, công ty có trách nhiệm bồi thường và trợ cấp tai nạn lao động cho vợ anh theo quy định. Mức bồi thường cụ thể căn cứ vào mức độ lỗi của vợ anh (nếu có) và thiệt hại thực tế. 


Anh/chị tham khảo để giải đáp thắc mắc của mình!

Ngoài ra, Anh/chị có thể tham khảo thêm qua một số văn bản pháp luật sau đây có quy định và hướng dẫn đối với trường hợp của anh chị: Luật an toàn, vệ sinh lao động số 84/2015/QH13

 

Nếu còn vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hộ trợ pháp lý khác Anh/chị vui lòng liên hệ bộ phận luật sư trực tuyến của chúng tôi để được giải đáp: ( Tổng đài luật sư trực tuyến 1900.6169 )
 

Trân trọng
P.Luật sư trực tuyến – Công ty Luật Minh Gia

Liên hệ để được hỗ trợ nhanh nhất

Đặt câu hỏi tư vấn
Chat zalo