Nguyễn Ngọc Ánh

Trách nhiệm của người sử dụng lao động khi người lao động đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động

Anh (chị ) cho em hỏi hiện tại em đang làm cho một công ty tư nhân và khi em ký HĐLĐ với công ty thì trong điều khoản có ghi em phải có nghĩa vụ nộp văn bằng gốc cho công ty (hợp đồng đã được ký dài hạn vào tháng 1/2015). Hiện tại em đang làm thủ kho có quản lý tài sản của công ty và em muốn chấm dứt HĐLĐ. Vậy anh (chị) cho em hỏi nếu sau 45 ngày em nộp đơn xin nghỉ việc mà công ty chưa đòng ý em có được tự động nghỉ hay không và tài sản mà em đang quản lý sẽ được giải quyết như thế nào?


Trả lời:

Cảm ơn anh đã tin tưởng và gửi yêu cầu tới công ty Luật Minh Gia! Sau đây, chúng tôi xin tư vấn yêu cầu của anh như sau:
 
Theo như anh trình bày, hợp đồng đã được ký vào tháng 1/2015 là hợp đồng dài hạn.

Chúng tôi sẽ hiểu hợp đồng đó là hợp đồng không xác định thời hạn.
 
Theo quy định tại khoản 3 Điều 37 BLLĐ 2012 về quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động của người lao động như sau:
 
Điều 37. Quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động của người lao động
...
3. Người lao động làm việc theo hợp đồng lao động không xác định thời hạn có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động, nhưng phải báo cho người sử dụng lao động biết trước ít nhất 45 ngày, trừ trường hợp quy định tại Điều 156 của Bộ luật này”
.
 
Nếu muốn đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động, anh cần nộp đơn xin nghỉ việc (phải có xác nhận của công ty đã nhận đơn xin nghỉ việc của ban) trước 45 ngày trước khi nghỉ việc.
 
Công ty có trách nhiệm hoàn tất thủ tục, thanh lý hợp đồng và tìm kiếm người để anh bàn giao tài sản mà anh đang quản lí.
 
Công ty không hoàn tất các thủ tục cho bạn nghỉ việc sau 45 ngày thì anh có thể khiếu nại tới ban giám đốc công ty hoặc khởi kiện tại Tòa án quận, huyện nơi công ty đóng trụ sở để giải quyết.
 
Tiếp theo, về điều khoản trong hợp đồng lao động: "anh có nghĩa vụ nộp văn bẳng gốc cho công ty” là một điều khoản trái với quy định của pháp luật, điều khoản này vô hiệu tuyệt đối.

Theo quy định tại điểm a khoản 2 Điều 5 Nghị định 95/2013  về quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực lao động, bảo hiểm xã hội, đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đng như sau:
 
" Điều 5. Vi phạm quy định về giao kết hợp đồng lao động

....
2. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 25.000.000 đồng đối với người sử dụng lao động có một trong các hành vi sau đây:

a) Giữ bản chính giấy tờ tùy thân, văn bằng, chứng chỉ của người lao động;

...
.”
Hành vi giữ văn bằng gốc của người lao động là hành vi vi phạm pháp luật, vì vậy, người sử dụng lao động có thể bị phạt tiền từ 20 triệu VNĐ đến 25 triệu VNĐ.

 

Trân trọng!
Luật gia Nguyễn. N. Ánh – Công ty Luật Minh Gia.

Liên hệ để được hỗ trợ nhanh nhất

Liên hệ tư vấn
Chat zalo