Trần Phương Hà

Trách nhiệm của công ty khi nhân viên bị tai nạn lao động

Luật sư tư vấn về trách nhiệm của doanh nghiệp khi người lao động bị tai nạn lao động. Doanh nghiệp phải chi trả những chi phí nào cho người lao động bị tai nạn lao động? Ngoài chế độ mà doanh nghiệp chi trả thì người lao động bị tai nạn lao động còn được hưởng các chế độ gì khác không? Để tìm hiểu chi tiết về vấn đề này, bạn có thể tham khảo nội dung tư vấn sau đây:

1. Tư vấn quy định về tai nạn lao động

Tai nạn lao động là tai nạn gây tổn thương cho bất kỳ bộ phận, chức năng nào của cơ thể hoặc gây tử vong cho người lao động, xảy ra trong quá trình lao động, gắn liền với việc thực hiện công việc, nhiệm vụ lao động, kể cả thời gian nghỉ giải lao, ăn giữa ca, ăn bồi dưỡng hiện vật…Khi xảy ra tai nạn lao động với người lao động, chủ doanh nghiệp cần hiểu rõ các quy định về trợ cấp, bồi thường tai nạn lao động để có thể thực hiện đúng và đủ các nghĩa vụ. Nếu bạn chưa tìm hiểu quy định pháp luật về vấn đề này, bạn có thể liên hệ tới Luật Minh Gia, luật sư sẽ tư vấn cho bạn những nội dung như sau:

+ Quy định pháp luật về tai nạn lao động;

+ Trách nhiệm của doanh nghiệp khi người lao động bị tai nạn lao động;

+ Người lao động bị tai nạn lao động được hưởng các chế độ gì;

+ Thủ tục, hồ sơ hưởng chế độ tai nạn lao động;

2. Trách nhiệm doanh nghiệp khi người lao động bị tai nạn lao động

Hỏi:

Chào luật sư, công ty tôi có nhiều trường hợp bị tai nạn trên đường đi làm về, theo quy định thì được xem là tai nạn lao động vậy công ty có phải chi trả tiền viện phí cho các trường hợp này hay không? Vì hiện nay công ty đang phải gánh một khoản chi phí tiền viện phí cho các trường hợp này, xin cho hỏi là chi phí này có nằm trong quy định hay không, pháp luật quy định cụ thể thế nào? Mong được tư vấn. Xin cảm ơn!

Trả lời:

Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi đề nghị tư vấn đến Công ty Luật Minh Gia, trường hợp của bạn chúng tôi tư vấn như sau:

Khoản 1 Điều 142 Bộ luật Lao động 2012 quy định:

Tai nạn lao động là tai nạn gây tổn thương cho bất kỳ bộ phận, chức năng nào của cơ thể hoặc gây tử vong cho người lao động, xảy ra trong quá trình lao động, gắn liền với việc thực hiện công việc, nhiệm vụ lao động.”

Theo khoản 1 Điều 39 Luật bảo hiểm xã hội 2006 quy định điều kiện hưởng chế độ lao động như sau:

Người lao động được hưởng chế độ tai nạn lao động khi có đủ các điều kiện sau đây:

1. Bị tai nạn thuộc một trong các trường hợp sau đây:

a) Tại nơi làm việc và trong giờ làm việc;

b) Ngoài nơi làm việc hoặc ngoài giờ làm việc khi thực hiện công việc theo yêu cầu của người sử dụng lao động;

c) Trên tuyến đường đi và về từ nơi ở đến nơi làm việc trong khoảng thời gian và tuyến đường hợp lý."

Đồng thời theo Khoản 3 Điều 19 Nghị định 152/2006/NĐ-CP ngày 22/12/2006 của Chính phủ hướng dẫn một số điều của Luật Bảo hiểm xã hội về bảo hiểm xã hội bắt buộc quy định: Điều kiện hưởng chế độ tai nạn lao động theo Khoản 1 Điều 39 và điều kiện hưởng chế độ bệnh nghề nghiệp theo khoản 1 Điều 40 Luật Bảo hiểm xã hội được quy định như sau:

 “Bị tai nạn trên tuyến đường đi và về từ nơi ở đến nơi làm việc trong khoảng thời gian và tuyến đường hợp lýTrong khoảng thời gian hợp lý là khoảng thời gian cần thiết để đến nơi làm việc trước giờ làm việc hoặc trở về sau giờ làm việc. Tuyến đường hợp lý là tuyến đường thường xuyên đi và về từ nơi thường trú hoặc nơi đăng ký tạm trú đến nơi làm việc và ngược lại”

Như vậy, những trường hợp ở công ty bạn nếu bị tai nạn trên tuyến đường thường xuyên từ công ty về nơi thường trú hoặc nơi đăng ký tạm trú thì được coi là tai nạn lao động. 

Khi đó, theo BLLĐ trách nhiệm của công ty bạn như sau:

1. Thanh toán phần chi phí đồng chi trả và những chi phí không nằm trong danh mục do bảo hiểm y tế chi trả đối với người lao động tham gia bảo hiểm y tế và thanh toán toàn bộ chi phí y tế từ khi sơ cứu, cấp cứu đến khi điều trị ổn định đối với người lao động không tham gia bảo hiểm y tế.

2. Trả đủ tiền lương theo hợp đồng lao động cho người lao động bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp phải nghỉ việc trong thời gian điều trị.

3. Bồi thường cho người lao động bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp .( Điều 144 BLLĐ 2012)

Ngoài ra, người lao động bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp có các quyền sau đây:

1. Người lao động tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc được hưởng chế độ tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp theo quy định của Luật bảo hiểm xã hội.

2. Người lao động thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc mà người sử dụng lao động chưa đóng bảo hiểm xã hội cho cơ quan bảo hiểm xã hội, thì được người sử dụng lao động trả khoản tiền tương ứng với chế độ tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp theo quy định của Luật bảo hiểm xã hội.Việc chi trả có thể thực hiện một lần hoặc hằng tháng theo thỏa thuận của các bên.

3. Người lao động bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp mà không do lỗi của người lao động và bị suy giảm khả năng lao động từ 5% trở lên thì được người sử dụng lao động bồi thường với mức như sau:

a) Ít nhất bằng 1,5 tháng tiền lương theo hợp đồng lao động nếu bị suy giảm từ 5,0% đến 10% khả năng lao động; sau đó cứ tăng 1,0% được cộng thêm 0,4 tháng tiền lương theo hợp đồng lao động nếu bị suy giảm khả năng lao động từ 11% đến 80%;

b) Ít nhất 30 tháng tiền lương theo hợp đồng lao động cho người lao động bị suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên hoặc cho thân nhân người lao động bị chết do tai nạn lao động.

4. Trường hợp do lỗi của người lao động thì người lao động cũng được trợ cấp một khoản tiền ít nhất bằng 40% mức quy định tại khoản 3 Điều này. (Điều 145 BLLĐ 2012)

---

3. Quyền lợi NLĐ được hưởng khi bị tai nạn lao động quy định thế nào?

Câu hỏi:

Kinh thưa Công ty Luật Minh Gia, Công ty tôi có người lao động bị thương trong quá trình làm việc tại công ty. Lao động này có đăng ký cơ sở KCB ban đầu tại bệnh viện đa khoa huyện X nhưng khi tai nạn xảy ra lao động có đi khám tại bệnh viện đa khoa Y (Do công ty có trụ sở tại tỉnh Y), bệnh viện có kết luận là bị mẻ xương bàn chân trái và có viết giấy cho nghỉ 10 ngày với lý do bị mẻ xương do tai nạn lao động và cho thuốc về nhà để điều trị. Vậy trường hợp này người lao động của công ty tôi có được hưởng quyền lợi gì từ bảo hiểm, bảo hiểm có chi trả chi phí khám bệnh không?

Trả lời:

Theo quy định thì NLĐ công ty a/c bị tai nạn lao động, theo đó NLĐ được hưởng quyền lợi từ NSDLĐ , BHXH và BHYT như sau: 

Thứ nhất, quyền lợi do NSDLĐ chi trả

Điều 38. Trách nhiệm của người sử dụng lao động đối với người lao động bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp - Luật an toàn vệ sinh lao động 2015: 

Người sử dụng lao động có trách nhiệm đối với người lao động bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp như sau:

1. Kịp thời sơ cứu, cấp cứu cho người lao động bị tai nạn lao động và phải tạm ứng chi phí sơ cứu, cấp cứu và điều trị cho người lao động bị tai nạn lao động hoặc bệnh nghề nghiệp;

2. Thanh toán chi phí y tế từ khi sơ cứu, cấp cứu đến khi điều trị ổn định cho người bị tai nạn lao động hoặc bệnh nghề nghiệp như sau:

a) Thanh toán phần chi phí đồng chi trả và những chi phí không nằm trong danh mục do bảo hiểm y tế chi trả đối với người lao động tham gia bảo hiểm y tế;

b) Trả phí khám giám định mức suy giảm khả năng lao động đối với những trường hợp kết luận suy giảm khả năng lao động dưới 5% do người sử dụng lao động giới thiệu người lao động đi khám giám định mức suy giảm khả năng lao động tại Hội đồng giám định y khoa;

c) Thanh toán toàn bộ chi phí y tế đối với người lao động không tham gia bảo hiểm y tế;

3. Trả đủ tiền lương cho người lao động bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp phải nghỉ việc trongthời gian điều trị, phục hồi chức năng lao động;

4. Bồi thường cho người lao động bị tai nạn lao động mà không hoàn toàn do lỗi của chính người này gây ra và cho người lao động bị bệnh nghề nghiệp với mức như sau:

a) Ít nhất bằng 1,5 tháng tiền lương nếu bị suy giảm từ 5% đến 10% khả năng lao động; sau đó cứ tăng 1% được cộng thêm 0,4 tháng tiền lương nếu bị suy giảm khả năng lao động từ 11% đến 80%;

b) Ít nhất 30 tháng tiền lương cho người lao động bị suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên hoặc cho thân nhân người lao động bị chết do tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp;

...'

Theo đó, công ty a/c có trách nhiệm chi trả chi phí y tế, tiền lương cho NLĐ trong thời gian điều trị thương tật. Sau khi có kết luận giám định y khoa thì có trách nhiệm bồi thường theo tỷ lệ suy giảm khả năng lao động của NLĐ. 

Thứ hai, về trợ cấp tai nạn lao động 1 lần do CQBHXH chi trả.

Điều 48. Trợ cấp một lần - Luật an toàn vệ sinh lao động 2015: 

1. Người lao động bị suy giảm khả năng lao động từ 5% đến 30% thì được hưởng trợ cấp một lần.

2. Mức trợ cấp một lần được quy định như sau:

a) Suy giảm 5% khả năng lao động thì được hưởng năm lần mức lương cơ sở, sau đó cứ suy giảm thêm 1% thì được hưởng thêm 0,5 lần mức lương cơ sở;

b) Ngoài mức trợ cấp quy định tại điểm a khoản này, còn được hưởng thêm khoản trợ cấp tính theo số năm đã đóng vào Quỹ bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, từ một năm trở xuống thì được tính bằng 0,5 tháng, sau đó cứ thêm mỗi năm đóng vào quỹ được tính thêm 0,3 tháng tiền lương đóng vào quỹ của tháng liền kề trước tháng bị tai nạn lao động hoặc được xác định mắc bệnh nghề nghiệp; trường hợp bị tai nạn lao động ngay trong tháng đầu tham gia đóng vào quỹ hoặc có thời gian tham gia gián đoạn sau đó trở lại làm việc thì tiền lương làm căn cứ tính khoản trợ cấp này là tiền lương của chính tháng đó.

...

Thứ ba, quyền lợi về bảo hiểm y tế

NLĐ bị tai nạn lao động vẫn thuộc đối tượng hưởng BHYT theo quy định tại điều 12 Luật BHYT 2008 sửa đổi bổ sung 2014, mức hưởng được xác định theo quy định tại Điều 22 của Luật này. Theo đó, NLĐ được hưởng 80% chi phí khám chữa bệnh nếu điều trị đúng tuyến, trái tuyến tỉnh mức hưởng là 60% chi phí điều trị nội trú, trái tuyến trung ương là 40% chi phí điều trị nội trú. Phần chi phí y tế không được chi trả do không thuộc đối tượng hoặc do trái tuyến sẽ được NSDLĐ thanh toán.

Liên hệ để được hỗ trợ nhanh nhất

Liên hệ tư vấn
Chat zalo