Luật sư Trần Khánh Thương

Tính mức chênh lệch giữa lương cơ sở cũ và lương cơ sở mới với người có hệ số lương dưới 2,34

Câu hỏi đề nghị tư vấn: Cho em hỏi cách tính phần chênh lệch lương đối với người có HSL từ 2.34 trở xuống được hưởng tiền trợ cấp theo Nghị định 17/2015 với mức lương cơ sở là 1.150.000. Kể từ 01/5/2016 được hưởng lương 1.210.000, NĐ 17 hết hiệu lực nhưng e vẫn được lãnh 8% tăng thêm này đến hết tháng 9/2016, vậy khoản tiền 8% e phải nộp lại phải không ạ?

 

Ngày 01/5/2016 được hưởng lương 1.210.000, phần chênh lệch lương được hưởng = (lương chưa trừ bảo hiểm 1.150.000 + các khoản phụ cấp theo lương + với tiền lương tăng thêm theo NĐ 17) - (lương chưa trừ bảo hiểm 1.210.000 cộng các khoản phụ cấp theo lương) em tính vậy đúng không ạ. Nếu tính như vậy thì lương thực lãnh của e sẽ bị giảm. Còn phần lương truy lãnh của người người có HSL trên 2.34 có tính giống như lương chênh lệch đối với người có HSL từ 2.34 trở xuống không ạ hay tính bằng chênh lệch lương thực lãnh. Mong anh chị Tư vấn giúp e với.

 

Trả lời tư vấn:

Chào bạn! Cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi đề nghị tư vấn đến Công ty Luật Minh Gia, Đối với yêu cầu hỗ trợ của bạn chúng tôi đã tư vấn như sau:

Theo quy định tại Điều 5 nghi định 47/2016/NĐ-CP quy định mức lương cơ sở đối với cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang nhân dân quy định:

1. Nghị định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 15 tháng 7 năm 2016.

Mức lương cơ sở quy định tại Nghị định này được tính hưởng kể từ ngày 01 tháng 5 năm 2016.

2. Nghị định số 66/2013/NĐ-CP ngày 27 tháng 6 năm 2013 quy định mức lương cơ sở đối với cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang và Nghị định số 17/2015/NĐ-CP ngày 14 tháng 02 năm 2015 của Chính phủ quy định tiền lương tăng thêm đối với cán bộ, công chức, viên chức và người hưởng lương trong lực lượng vũ trang có hệ số lương từ 2,34 trở xuống hết hiệu lực thi hành kể từ ngày 01 tháng 5 năm 2016.

Đối với người có hệ số lương từ 2,34 trở xuống đã được hưởng tiền lương tăng thêm quy định tạiNghị định số 17/2015/NĐ-CP ngày 14 tháng 02 năm 2015 của Chính phủ, nếu tổng tiền lương theo ngạch, bậc, chức vụ, chức danh và các khoản phụ cấp lương (nếu có) tính theo mức lương cơ sở 1.210.000 đồng/tháng của tháng 5 năm 2016 thấp hơn tổng tiền lương theo ngạch, bậc, chức vụ, chức danh, các khoản phụ cấp lương (nếu có) và tiền lương tăng thêm theo Nghị định số17/2015/NĐ-CP tính theo mức lương cơ sở 1.150.000 đồng/tháng của tháng 4 năm 2016 thì được hưởng chênh lệch cho bằng tổng tiền lương đã hưởng của tháng 4 năm 2016. Mức hưởng chênh lệch này không dùng để tính đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp và các loại phụ cấp lương.

Như vậy, theo quy định tại nghị định 47/2016/NĐ-CP, nghị định 17/2015/NĐ-CP hết hiệu lực từ ngày 01/05/2016.  Nếu bạn vẫn hưởng lương tăng thêm 8% đến 09/2016, khi đơn vị có yêu cầu truy thu, bạn sẽ phải nộp lại khoản chênh lệch này. Nếu tổng lương theo lương cơ sở mới của bạn thấp hơn tổng lương theo lương cũ thì bạn vào 05/2016 bạn được hưởng mức chênh lệch giữa tổng lương cũ và phần tăng 8% với lương tính theo lương cơ sở mới.

Cách tính mức chênh lệch giữa lương cơ sở cũ và lương cơ sở mới:

Chênh lệch =  [(hệ số lương theo ngạch, bậc, chức vụ, chức danh x 1.150.000) + phụ cấp lương + 8% lương tăng thêm] - [(hệ số lương theo ngạch, bậc, chức vụ, chức danh  x 1.210.000) + phụ cấp lương]

Phần truy lĩnh tiền lương của những người có hệ số lương trên 2,34 được tính:

Truy lĩnh = [(hệ số lương theo ngạch, bậc, chức vụ, chức danh  x 1.210.000) -  [(hệ số lương theo ngạch, bậc, chức vụ, chức danh x 1.150.000) + phụ cấp lương]

Bạn  tham khảo để giải đáp thắc mắc của mình!

 

 

1 |==========================

Hỏi về bồi dưỡng bằng hiện vật đối với nhân viên y tế

Câu hỏi đề nghị tư vấn: Chào Luật sư. Cơ quan em là đơn vị trong ngành y tế và làm việc trong điều kiện có yếu tố nguy hiểm, độc hại, được hưởng chế độ bồi dưỡng bằng hiện vật theo TT 25/2013/TT-BTC ngày 18/10/2013. Nhân viên bệnh viện phải trực chuyên môn y tế 24/24 giờ và được hưởng phụ cấp theo QĐ 73/2011/QĐ-TTg ngày 28/12/2011. Như vậy ngày thường trực chuyên môn y tế có được hưởng chế độ bồi dưỡng bằng hiện vật theo TT25/2013/TT-BTC ngày 18/10/2013 là 2 định suất/ngày không? (Nhân viên Bệnh viện cho rằng 1 suất cho 8 giờ làm việc theo qui định và 1 suất cho thời gian trực vượt quá 8 giờ làm việc). Rất mong nhận được sự trả lời sớm nhất của Luật sư. Em xin chân thành cảm ơn.

 

Trả lời tư vấn:

Chào anh/chị! Cảm ơn anh/chị đã tin tưởng và gửi đề nghị tư vấn đến Công ty Luật Minh Gia, Đối với yêu cầu hỗ trợ của anh/chị chúng tôi tư vấn như sau:
 
Công chức, viên chức, người lao động trong các cơ sở y tế công lập được hưởng phụ cấp đặc thù theo quyết định số 73/2011/QĐ-TTg, ngoài ra, nếu đang làm việc trong môi trường lao động có ít nhất một trong các yếu tố nguy hiểm, độc hại không đạt tiêu chuẩn vệ sinh cho phép theo quy định của Bộ Y tế hoặc trực tiếp tiếp xúc với các nguồn gây bệnh truyền nhiễm thì còn được hưởng phụ cấp bằng hiện vật. Trong trường hợp làm thêm giờ thì được hưởng thêm phụ cấp định suất bồi dưỡng bằng hiện vật được tăng lên tương ứng với số giờ làm thêm. Tuy nhiên đối với trường hợp nhân viên y tế làm việc thường trực 24/24 giờ không được xác định là làm thêm giờ. Do vậy, không được hưởng thêm một suất bồi dưỡng. 

Anh/chị tham khảo để giải đáp thắc mắc của mình!

 

2 |==========================

Đối tượng hưởng trợ cấp lần đầu theo Nghị định 116/2010/NĐ-CP

Câu hỏi đề nghị tư vấn: Tháng 5/2009 tôi được bầu làm phó chủ tịch HLHPN của xã thuộc vùng có điều kiện kinh tế khó khăn, đến 10/2011 tôi được bầu làm chủ tịch HLHPN xã . Vậy theo nghị định 116/2010/NĐ-CP thì tôi có được hưởng trợ cấp lần đầu hay không. Thời gian xét làm việc tại vùng có điều kiện khó khăn để hưởng trợ cấp lần đầu có tính khoảng thời gian tôi từng làm phó chủ tịch HLHPN hay không ?

 

Trả lời tư vấn:

Chào chị! Cảm ơn chị đã tin tưởng và gửi đề nghị tư vấn đến Công ty Luật Minh Gia, đối với yêu cầu hỗ trợ của anh/chị chúng tôi đã tư vấn trường hợp tương tự thông qua bài viết "Điều kiện hưởng trợ cấp lần đầu theo Nghi đinh 116/2010/NĐ-CP". Thời điểm xét để tính hưởng chế độ là thời điểm chị bắt đầu công tác ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn với chức trách là: cán bộ; công chức (kể cả người tập sự); người làm việc theo chế độ hợp đồng lao động hưởng lương từ ngân sách nhà nước làm việc trong các cơ quan Đảng, Nhà nước, tổ chức chính trị - xã hội ở Trung ương, ở tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, ở huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh; viên chức (kể cả người tập sự, thử việc); người làm việc theo chế độ hợp đồng lao động hưởng lương từ ngân sách nhà nước và các nguồn thu sự nghiệp theo quy định cùa pháp luật, làm việc trong các đơn vị sự nghiệp của Đảng, Nhà nước, tổ chức chính trị - xã hội; cán bộ, công chức ở xã, phường; người làm công tác cơ yếu trong tổ chức cơ yếu (Căn cứ Khoản 1 Điều 2 Thông tư liên tịch 08/2011/TTLT-BNV-BTC). Như vậy nếu thời gian làm phó chủ tịch chị không thuộc một trong các đối tượng trên thì chưa được tính là thời gian để hưởng chế độ theo Nghị định 116/2010/NĐ-CP.

Chị tham khảo để giải đáp thắc mắc của mình! Nếu còn vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hỗ trợ pháp lý khác, chị vui lòng liên hệ bộ phận luật sư trực tuyến của chúng tôi để được giải đáp: Tổng đài luật sư trực tuyến 1900.6169
 

Trân trọng

P. Luật sư trực tuyến – Công ty Luật Minh Gia

3 |==========================

Hỏi về nghỉ phép, nghỉ bù

Câu hỏi đề nghị tư vấn: Chào Quý Luật sư,Vui lòng cho tôi hỏi về việc nghỉ bù như sau:Hiện công ty tôi mới có chính sách mua lại ngày phép và đi kèm chế độ hưởng phạt. ( Ví dụ: còn từ 6-9 ngày mua lại 80% số ngày phép còn lại + thưởng chuyên cần 20% 1 tháng lương. Nghỉ dưới 6 ngày mua lại 50% và ko thưởng chuyên cần.Nghỉ lố phép quá 3 ngày thì phạt trừ 20% của tháng lương 13 NV đi làm thêm ngoài giờ được tính theo luật lao động hoặc nghỉ bù. Cty có chính sách thưởng chuyên cân như vậy nên NV muốn được nghỉ bù hơn là tính ngoài giờ. Nhưng tôi băn khoăn không biết là ngày nghỉ bù này có được tính gộp chung với ngày phép hàng năm hay không à!Mong nhận phản hồi sớm từ Quý luật sư.Tôi chân thành cảm ơn.

Trả lời tư vấn:

Chào anh/chị! Cảm ơn anh/chị đã tin tưởng và gửi đề nghị tư vấn đến Công ty Luật Minh Gia, Đối với yêu cầu hỗ trợ của anh/chị chúng tôi đã tư vấn một số trường hợp tương tự thông qua một hoặc một số bài viết cụ thể sau đây:
 
 
Về chế độ nghỉ bù và nghỉ phép hàng năm chị có thể tham khảo bài viết trên. Còn thời gian nghỉ cụ thể sẽ do Công ty và chị thỏa thuận với nhau (có thể gộp hoặc không). Nếu Công ty không bố trí nghỉ bù hay nghỉ phép sẽ có nghĩa vụ chi trả trực tiếp vào lương.

Anh/chị tham khảo để giải đáp thắc mắc của mình!
 

4 |==========================

Điều kiện để viên chức biệt phái được chuyển sang công chức

Câu hỏi đề nghị tư vấn: Kính gửi luật sư:Tôi là một viên chức thuộc một đơn vị cơ sở trường học trực thuộc UBND huyện nơi tôi đang sống.Tôi được tuyển dụng viên chức và có quyết định tuyện dụng vào ngạch viên chức 01003 - chuyên viên. Từ ngày 1/11/2014 thời gian kết thúc tập sự là 1/11/2015Thời gian qua tôi có Quyết định điều động biệt phái sang một vị trí của UBND huyện làm công việc của một Công chức từ ngày 5/9/2016Vậy cho tôi hỏi khi kết thúc biệt phái 3 năm thì tôi muốn chuyển sang công chức thì cần làm những thủ tục nào và tôi có đủ điều kiện chuyển sang hay không? Hình thức chuyển sang là xét chuyển hay thi chuyển. Thời gian của tôi có đủ điều kiển chuyển không ạ?-

 

Trả lời tư vấn:

Chào anh/chị! Cảm ơn anh/chị đã tin tưởng và gửi đề nghị tư vấn đến Công ty Luật Minh Gia, Đối với yêu cầu hỗ trợ của anh/chị chúng tôi đã tư vấn một số trường hợp tương tự thông qua một hoặc một số bài viết cụ thể sau đây:
 
 

Anh/chị tham khảo để giải đáp thắc mắc của mình!
 

Nếu còn vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hộ trợ pháp lý khác Anh/chị vui lòng liên hệ bộ phận luật sư trực tuyến của chúng tôi để được giải đáp: ( Tổng đài luật sư trực tuyến 1900.6169 )
 

Trân trọng

P.Luật sư trực tuyến – Công ty Luật Minh Gia

5 |==========================

Liên hệ để được hỗ trợ nhanh nhất

Đặt câu hỏi tư vấn
Chat zalo