Đinh Thị Minh Nguyệt

Tính lương từ trung cấp sang đại học đối với viên chức

Quyền và nghĩa vụ của viên chức được quy định như thế nào? Căn cứ để tính tiền lương, tiền thưởng các chế độ khác của viên chức? Trường hợp viên chức có bằng trung cấp chuyển sang bằng đại học thì được chi trả tiền lương như thế nào? Trình tự, thủ tục khi nâng ngạch của viên chức? Nếu đơn vị không thực hiện đúng quy định về xếp lương của viên chức thì xử lý ra sao?

1. Tư vấn quyền của viên chức về tiền lương

Viên chức là những người được tuyển dụng theo vị trí việc làm, làm việc tại đơn vị sự nghiệp công lập theo chế độ hợp đồng làm việc, hưởng lương từ quỹ lương của đơn vị sự nghiệp công lập theo quy định của pháp luật. Bên cạnh các quyền của viên chức như quyền về hoạt động nghề nghiệp, quyền nghỉ ngơi, quyền hoạt động kinh doanh và làm việc ngoài thời gian quy định,.. thì quyền về tiền lương và các chế độ liên quan đến tiền lương của viên chức được nhiều người quan tâm nhất.

Theo đó, viên chức được trả lương tương xứng với vị trí việc làm, chức danh nghề nghiệp, chức vụ quản lý và kết quả thực hiện công việc hoặc nhiệm vụ được giao; được hưởng phụ cấp và chính sách ưu đãi trong trường hợp làm việc ở miền núi, biên giới, hải đảo, vùng sâu, vùng xa, vùng dân tộc thiểu số, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn hoặc làm việc trong ngành nghề có môi trường độc hại, nguy hiểm, lĩnh vực sự nghiệp đặc thù. Đồng thời được họ được hưởng tiền làm thêm giờ, tiền làm đêm, công tác phí, tiền thưởng, được xét nâng lương và chế độ khác theo quy định của pháp luật và quy chế của đơn vị sự nghiệp công lập.

Trường hợp bạn muốn hỗ trợ tư vấn các quy định pháp luật và giải đáp vướng mắc liên quan đến việc xếp lương của viên chức và các chế độ khác liên quan đến tiền lương thì bạn có thể gửi câu hỏi đến Luật Minh Gia để được chúng tôi hỗ trợ.

Ngoài ra, bạn có thể tham khảo tình huống chúng tôi tư vấn sau đây để có thêm kiến thức bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình.

2. Tính lương từ trung cấp sang đại học đối với viên chức quy định như thế nào?

Nội dung yêu cầu tư vấn:

Tôi đang ở hệ số lương 2.26 bậc trung cấp, đến tháng 7/2016 tôi đến kỳ hạn tăng lương lên bậc 4 trung cấp là 2.46. Tôi được cấp bằng đại học vào ngày 29/4/2016. Vậy với trường hợp của tôi xin cho hỏi:

1. Nếu tôi để tăng lương lên bậc 4 trung cấp rồi mới đưa bằng đại học vào để phiên sang hệ số của đại học được không?

2. Nếu khi nâng được hệ số lên bậc 4 trung cấp là 2.46 rồi tôi mới đưa bằng đại học vào để ăn lương theo bằng đại học thì hệ số lương của tôi sẽ là bao nhiêu? Rất mong được công ty tư vấn sớm. Tôi chân thành cảm ơn!

Trả lời:

Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi đề nghị tư vấn đến Công ty Luật Minh Gia, trường hợp của bạn chúng tôi xin tư vấn như sau:

Việc xếp lương khi chuyển loại công chức, viên chức được quy định tại khoản 3, Mục II Thông tư số 02/2007/TT-BNV ngày 25/5/2007 như sau: Trường hợp công chức, viên chức đủ tiêu chuẩn và điều kiện được cấp có thẩm quyền quyết định chuyển loại công chức, viên chức từ loại A0 sang loại A1; từ loại B, loại C sang loại A (gồm A0 và A1) hoặc từ loại C sang loại B, thì thực hiện như cách xếp lương khi nâng ngạch công chức, viên chức hướng dẫn tại khoản 1, Mục II Thông tư này như sau:

“ Trường hợp chưa hưởng phụ cấp thâm niên vượt khung ở ngạch cũ thì căn cứ vào hệ số lương đang hưởng ở ngạch cũ để xếp vào hệ số lương bằng hoặc cao hơn gần nhất ở ngạch mới. Thời gian hưởng lương ở ngạch mới được tính kể từ ngày ký quyết định bổ nhiệm vào ngạch mới.

Thời gian xét nâng bậc lương lần sau ở ngạch mới được tính như sau: Nếu chênh lệch giữa hệ số lương được xếp ở ngạch mới so với hệ số lương đang hưởng ở ngạch cũ bằng hoặc lớn hơn chênh lệch hệ số lương giữa 2 bậc lương liền kề ở ngạch cũ, thì được tính kể từ ngày ký quyết định bổ nhiệm vào ngạch mới; nếu nhỏ hơn chênh lệch hệ số lương giữa 2 bậc lương liền kề ở ngạch cũ, thì được tính kể từ ngày xếp hệ số lương đang hưởng ở ngạch cũ.”

Về thời gian xét nâng bậc lương lần sau ở ngạch mới: Do chênh lệch giữa hệ số lương được xếp ở ngạch mới so với hệ số lương đang hưởng ở ngạch cũ (2,46 – 2,34 = 0,12 ) nhỏ hơn chênh lệch hệ số lương giữa 2 bậc lương liền kề ở ngạch cũ (chênh lệch giữa 2 bậc lương liền kề là 0,20), nên thời gian xét nâng lương của bạn được tính kể từ ngày hưởng lương 2,26 bậc trung cấp.

Thứ nhất, bạn đang hưởng theo hệ số 2,26 , mốc thời gian nâng lương lần sau được tính từ 07/2013 và đến ngày 07/2016, bạn được nâng lương theo niên hạn,với hệ số lương 2.46, mốc thời gian nâng lương lần sau được tính từ 07/2016.

Thứ hai, nếu bạn đã có bằng đại học, bạn làm hồ sơ chuyển loại từ loại B (trung cấp) sang loại A1 (đại học) thì lương của bạn như sau:

- Từ hệ số lương 2.26 , mốc thời gian nâng lương lần sau được tính từ 07/2013, chuyển sang lương giáo viên theo loại A1, bậc 1, hệ số lương 2.34, mốc thời gian nâng lương lần sau được tính từ 07/2013.

Như vậy đến ngày 07/2016, bạn sẽ được nâng lương theo niên hạn từ bậc 1 lên bậc 2 của loại A1.

Thứ ba, nếu bạn chờ nâng lương của loại B vào tháng 07/2016 thì diễn biến lương cùa bạn như sau:

- Vào tháng 07/2016, bạn hưởng hệ số 2,46

- Bạn sẽ được xem xét chuyển loại từ B sang A1: 

+ Từ bậc 4 loại B, hệ số lương 2,46, mốc nâng lương 07/2016.

+ Sang bậc 2 loại A1, hệ số 2,67, mốc nâng lương 07/2016.

Như vậy, bạn nên nộp bằng đại học cho đơn vị để làm làm thủ tục nâng bậc lương đại học trước.

Trên đây là nội dung tư vấn về: Tính lương từ trung cấp sang đại học đối với viên chức. Nếu còn vướng mắc, chưa rõ bạn vui lòng liên hệ Luật Minh Gia để được giải đáp, hỗ trợ kịp thời.

Liên hệ để được hỗ trợ nhanh nhất

Đặt câu hỏi tư vấn
Chat zalo