Luật sư Trần Khánh Thương

Quy định trả lương làm thêm giờ?

Trong quá trình lao động, để đảm bảo hoạt động sản xuất - kinh doanh, nhiều doanh nghiệp đã phải huy động người lao động làm thêm giờ. Trong trường hợp có thắc mắc hoặc không có thời gian tìm hiểu, bạn hãy liên hệ với Luật Minh Gia bằng cách gửi câu hỏi qua email hoặc gọi Hotline: 1900.6169, luật sư và các chuyên viên sẵn sàng giải đáp mọi vấn đề về pháp luật lao động, việc làm.

Câu hỏi 1: Chào luật sư cho tôi hỏi: Công việc của tôi là nhân viên mã ngạch là YYY. Cho mình hỏi là trong thời gian bảo hành máy thì mình có làm thêm ngoài giờ vào ban ngày. Như vậy mình có được tính tiền thêm giờ không? Và từ “thêm giờ” với từ “giám sát” có giống nhau không? Vì trong quyết định sửa chữa ghi là chi phí quản lý dự án hay còn gọi là giám sát? Mong được tư vấn, tôi xin cảm ơn.

Trả lời: Cảm ơn bạn đã gửi tin tưởng gửi câu hỏi yêu cầu tư vấn đến công ty Luật Minh Gia. Đối với trường hợp của bạn, chúng tôi xin tư vấn như sau:

Thứ nhất: Tiền làm thêm giờ người lao động được hưởng theo quy định

Làm thêm giờ được hiểu là khoảng thời gian làm việc ngoài thời giờ làm việc bình thường được quy định trong pháp luật, thỏa ước lao động tập thể hoặc theo nội quy lao động.

Theo quy định tại Điều 98 Bộ Luật Lao động năm 2019, được hướng dẫn bởi khoản 1 Điều 55 Nghị định 145/2020/NĐ-CP năm 2020 quy định điều kiện và cách tính chế độ tiền lương khi người lao động làm thêm giờ như sau:

Tiền lương làm thêm giờ theo khoản 1 Điều 98 của Bộ luật Lao động được quy định như sau:

Đối với người lao động hưởng lương theo thời gian, được trả lương làm thêm giờ khi làm việc ngoài thời giờ làm việc bình thường do người sử dụng lao động quy định theo Điều 105 của Bộ luật Lao động

Bạn sẽ được trả tiền làm thêm giờ nếu sau khi hoàn thành số giờ tiêu chuẩn mà phải làm thêm giờ theo yêu cầu của người sử dụng lao động. Tiền lương làm thêm giờ được xác định như sau:  

Tiền lương làm thêm giờ =  ( Tiền lương giờ thực trả của công việc đang làm vào ngày làm việc bình thường)  x  (Mức ít nhất 150%  hoặc 200% hoặc 300% ) x  (Số giờ làm thêm).

Thứ hai: Tiền làm thêm giờ không phải là chi phí giám sát( chi phí quản lý dự án)

- Tại điểm d khoản 2 Điều 5 Nghị định 10/2021/NĐ-CP năm 2021, chi phí quản lý dự án là một trong những chi phí nằm trong nội dung tổng mức đầu tư xây dựng:

Chi phí quản lý dự án là chi phí cần thiết để tổ chức quản lý việc thực hiện và thực hiện các công việc quản lý dự án từ giai đoạn chuẩn bị dự án, thực hiện dự án đến kết thúc xây dựng đưa công trình của dự án vào khai thác sử dụng và quyết toán vốn đầu tư xây dựng, được quy định chi tiết tại Điều 30 Nghị định này;

- Làm thêm giờ là việc làm ngoài thời giờ làm việc bình thường theo quy định của pháp luật, thỏa ước lao động tập thể, hoặc theo nội quy lao động. Người sử dụng lao động chỉ có thể để người lao động làm thêm giờ khi có sự đồng ý của họ.

Như vậy, chi phí giám sát hay còn gọi là chi phí quản lý dự án không phải là tiền trả cho việc hưởng chế độ làm thêm giờ.

...............................................................................

Câu hỏi 2: Tôi làm đơn vị hành chánh sự nghiệp cấp huyện và tôi được giữ chức vụ văn phòng kiêm thủ quỹ cơ quan từ khi tôi vào làm đầu năm 2019, nhưng tôi không biết có phụ cấp là 0,1%, đến nay đầu năm 2021 tôi mới biết theo quy định tôi được hưởng phụ cấp này. Vậy cho tôi hỏi tôi có thể yêu cầu cơ quan cho tôi được hưởng phụ cấp 0,1% tính từ đầu năm 2019 đến nay được không? Và qua năm 2021 tôi phải làm những thủ tục gì để được hưởng phụ cấp 0,1% của thủ quỹ. Xin cám ơn.

Trả lời: 

Thứ nhất: Quy định về chế độ phụ cấp trách nhiệm đối với thủ quỹ cơ quan

Tại điểm d2, khoản 8 Điều 6 Nghị định 204/2004/NĐ-CP năm 2004 về chế độ tiền lương đối với cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang quy đinh về phụ cấp trách nhiệm công việc như sau: "Những người làm những công việc đòi hỏi trách nhiệm cao hoặc đảm nhiệm công tác quản lý không thuộc chức danh lãnh đạo (bầu cử, bổ nhiệm) thì được hưởng phụ cấp trách nhiệm công việc. Phụ cấp gồm 4 mức: 0,1; 0,2; 0,3 và 0,5 so với mức lương tối thiểu chung".

Theo Mục I Thông tư 05/2005/TT- BNV năm 2005 có quy định như sau: Phụ cấp trách nhiệm công việc áp dụng đối với cán bộ, công chức (kể cả công chức dự bị), viên chức, những người đang trong thời gian tập sự, thử việc thuộc biên chế trả lương của các cơ quan nhà nước và các đơn vị sự nghiệp của Nhà nước, do tính chất, đặc điểm của nghề hoặc công việc đòi hỏi trách nhiệm cao hoặc đảm nhiệm công tác quản lý nhưng không thuộc chức danh lãnh đạo do bầu cử và do bổ nhiệm (không thuộc đối tượng hưởng phụ cấp chức vụ lãnh đạo).

Theo như bạn trình bày thì hiện nay bạn đang làm thủ quỹ của cơ quan hành chính sự nghiệp cấp huyện, thủ quỹ là công việc đòi hỏi trách nhiệm cao thì bạn được hưởng phụ cấp trách nhiệm. Tại điểm d, khoản 2, mục II quy định: Mức phụ cấp trách nhiệm công việc áp dụng đối với thủ quỹ cơ quan là: Mức 4, hệ số 0.1"

Thứ hai: Giải quyết việc chi trả phụ cấp trách nhiệm

 Khoản 2, mục III Thông tư 05 nêu trên quy định cách chi trả phụ cấp: Phụ cấp trách nhiệm công việc được chi trả cùng kỳ lương hàng tháng và không dùng để tính đóng, hưởng chế độ bảo hiểm xã hội;

Mức phụ cấp trách nhiệm mà bạn được chi trả cùng kì lương hàng tháng theo mức 4, hệ số 0.1 là 29.000 đồng (quy định về mức phụ cấp tại khoản 1, mục I của Thông tư nêu trên)

Nếu từ 2019 tới nay bạn chưa được nhận phụ cấp trách nhiệm nêu trên thì có quyền yêu cầu đơn vị tiến hành thủ tục để truy lĩnh số tiền chưa được hưởng trên. Và làm thủ tục để hưởng phụ cấp trách nhiệm công việc hàng tháng được chi trả cùng kì lương

Liên hệ để được hỗ trợ nhanh nhất

Đặt câu hỏi tư vấn
Chat zalo