LS Vũ Thảo

Thủ tục đăng ký công đoàn cho doanh nghiệp

Nhắc đến công đoàn, chúng ta nghĩ ngay đến một tổ chức đại diện và bảo vệ các quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của người lao động. Ở nhiều nước trên thế giới, tổ chức công đoàn có vai trò vô cùng quan trọng. Ở Việt Nam hiện nay, pháp luật cũng đang dần hoàn thiện để công đoàn ngày càng phát triển, lớn mạnh, bảo đảm tốt nhất các quyền và lợi ích hợp pháp của công nhân, viên chức và lao động.

1.Luật sư tư vấn về thủ tục đăng ký công đoàn cho doanh nghiệp.

Công đoàn được thành lập trên cơ sở tự nguyện, tổ chức và hoạt động theo nguyên tắc tập trung dân chủ. Tuy nhiên, không phải mọi trường hợp đều bắt buộc phải có công đoàn. Như vậy, nhằm giúp các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp nắm được các bước tiến hành để đăng ký công đoàn, Luật Minh Gia tư vấn các nội dung có liên quan như:

- Việc thành lập công đoàn trong doanh nghiệp có bắt buộc hay không?

- Điều kiện để doanh nghiệp thành lập tổ chức công đoàn.

- Thủ tục đăng ký công đoàn cho doanh nghiệp.

- Các quy định pháp luật về tổ chức và hoạt động của công đoàn.

- Công đoàn sẽ bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người lao động như thế nào khi quyền lợi của họ bị ảnh hưởng?

Nếu doanh nghiệp bạn đang có nhu cầu hoặc thuộc trường hợp bắt buộc đăng ký công đoàn nhưng chưa biết làm làm như thế nào, bạn hãy liên hệ Luật Minh Gia để luật sư chúng tôi giải đáp và hướng dẫn quy định cho bạn và có các hướng giải quyết phù hợp. Để được hỗ trợ, tư vấn bạn hãy gửi câu hỏi cho chúng tôi hoặc Gọi: 1900.6169 để được hướng dẫn tư vấn.

2. Giải quyết trường hợp đăng ký công đoàn cho doanh nghiệp.

Câu hỏi: Hiện tại e đang làm nhân sự của công ty THNH.Hiện tại công ty em đang cần đăng ký công đoàn, nhưng em không biết quy trình như thế nào, và có rất nhiều thắc mắc muốn hỏi về công đoàn của Việt Nam nhưng em không biết hỏi ai và liên lạc như thế nào. Vì vậy em rất mong nhận được phản hồi của LUẬT MINH GIA cho những thắc mắc của em ạ. Em cảm ơn rất nhiều ạ.

Câu hỏi đầu tiên của em là: Gia nhập công đoàn như thế nào? và có những yêu cầu gì cho cơ sở doanh nghiệp khi tham gia công đoàn?.

Thứ hai là : Khi gia nhập công đoàn công ty cơ sở doanh nghiệp có những lợi ích gì? (Vd: những ngày lễ như 08/03,trung thu,.....công đoàn có thưởng gì cho công nhân viên trong những ngày này không? CNV kết hôn, bệnh tật, tai nạn,.....Công đoàn có trợ cấp gì cho những trường hợp này không?)

Thứ ba là: Khi gia nhập công đoàn thì bên phía cơ sở doanh nghiệp mỗi tháng đóng phí công đoàn là bao nhiêu? và đóng như thế nào?Dạ em rất mong nhận được phản hồi của quý anh chị cho những thắc mắc của em ạ! Dạ em cảm ơn rất nhiều ạ.

Trả lời tư vấn: Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi về cho công ty Luật Minh Gia. Về vấn đề này, chúng tôi tư vấn như sau:

Về thủ tục gia nhập công đoàn, bạn có thể tham khảo tại bài viết sau đây: Trình tự thành lập công đoàn

Theo khoản 1 Điều 188 Bộ luật lao động quy định về vai trò của tổ chức công đoàn trong quan hệ lao động:

 “Công đoàn cơ sở thực hiện vai trò đại diện, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của đoàn viên công đoàn, người lao động; tham gia, thương lượng, ký kết và giám sát việc thực hiện thỏa ước lao động tập thể, thang lương, bảng lương, định mức lao động, quy chế trả lương, quy chế thưởng, nội quy lao động, quy chế dân chủ ở doanh nghiệp, cơ quan, tổ chức; tham gia, hỗ trợ giải quyết tranh chấp lao động; đối thoại, hợp tác với người sử dụng lao động xây dựng quan hệ lao động hài hoà, ổn định, tiến bộ tại doanh nghiệp, cơ quan, tổ chức.”

Như vậy, đối tượng được Công đoàn đại diện, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp chính đáng không chỉ của đoàn viên công đoàn mà còn có cả người lao động không tham gia công đoàn.

Khi tham gia công đoàn, căn cứ vào Điều 18 Luật Công đoàn 2012 quy định về quyền của đoàn viên khi tham gia công đoàn như sau:

1. Yêu cầu Công đoàn đại diện, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng khi bị xâm phạm.

2. Được thông tin, thảo luận, đề xuất và biểu quyết công việc của Công đoàn; được thông tin về đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước liên quan đến Công đoàn, người lao động; quy định của Công đoàn.

3. Ứng cử, đề cử, bầu cử cơ quan lãnh đạo công đoàn theo quy định của Điều lệ Công đoàn Việt Nam; chất vấn cán bộ lãnh đạo công đoàn; kiến nghị xử lý kỷ luật cán bộ công đoàn có sai phạm.

4. Được Công đoàn tư vấn pháp luật, trợ giúp pháp lý miễn phí pháp luật về lao động, công đoàn.

5. Được Công đoàn hướng dẫn giúp đỡ tìm việc làm, học nghề; thăm hỏi, giúp đỡ lúc ốm đau hoặc khi gặp hoàn cảnh khó khăn.

6. Tham gia hoạt động văn hoá, thể thao, du lịch do Công đoàn tổ chức.

7. Đề xuất với Công đoàn kiến nghị cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp về việc thực hiện chế độ, chính sách, pháp luật đối với người lao động.”

Về mức đóng phí đối với doanh nghiệp: 2% tổng tiền lương đóng Bảo hiểm xã hội của đơn vị

Lưu ý: Đối với các tổ chức, cơ quan,… không thành lập Công đoàn cơ sở vẫn phải đóng Kinh phí công đoàn.

Về phương thức đóng, doanh nghiệp đóng kinh phí công đoàn theo tháng hoặc quý một lần cùng với thời điểm đóng BHXH bắt buộc cho người lao động và nộp tại Phòng kế toán của Liên đoàn lao động quận/huyện nơi Doanh nghiệp đăng ký kinh doanh.

Trên đây là nội dung tư vấn của Luật Minh Gia về vấn đề bạn hỏi và quan tâm. Nếu còn vướng mắc, chưa rõ cần luật sư giải đáp, bạn vui lòng gọi đến Tổng đài tư vấn pháp luật trực tuyến của chúng tôi - Số điện thoại liên hệ: 1900.6169 để được hỗ trợ kịp thời.

Liên hệ để được hỗ trợ nhanh nhất

Liên hệ tư vấn
Chat zalo