Nguyễn Thị Tuyết Nhung

Thủ tục cộng dồn bảo hiểm y tế và thủ tục xác nhận thời gian đóng bảo hiểm khi bị mất giấy chứng nhận xuất ngũ

Luật sư tư vấn về vấn đề thủ tục cộng dồn bảo hiểm xã hội khi đóng bảo hiểm không liên tuc, thủ tục cách xác nhận thời gian đóng bảo hiểm xã hội khi bị mất giấy chứng nhận nhập ngũ. Nội dung tư vấn như sau:

Nội dung tư vấn: Chào Luật sư! tôi xin nhờ luật sư tư vấn giúp quyền lợi liên quan đến BHXH. -Tôi đi lính tại QK4 từ năm 1980-1982. Từ năm 1983-1986 làm phó bí thư xã. Từ năm 1986-1989 làm phó chủ tịch, trưởng công an xã. Sau đó chuyển đi tỉnh B sinh sống. Quãng thời gian công tác 6 năm tôi nghỉ không hưởng chế độ gì. - Từ năm 1998-2000 làm cán bộ giao thông thủy lợi xã A. Từ năm 2000 đến nay (2018) là chủ tịch UBMTTQ Việt Nam xã A. Công tác liên tục, được 18 năm BHXH, không tính 02 năm làm cán bộ giao thông thủy lợi. Vậy thời gian tôi đi lính 1980-1982; thời gian công tác làm cán bộ xã 6 năm  có được cộng dồn cho năm BHXH không? Hiện giấy chứng nhận xuất ngũ của tôi bị mất; Cán bộ cùng công tác tại thời điểm tôi công tác vẫn đang đương chức. Nếu được cộng dồn tôi phải làm thủ tục, xác nhận như thế nào? Trân trọng cảm ơn Luật Minh Gia. Rất mong được luật sư tư vấn phúc đáp sớm.

 

Trả lời: Cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi tư vấn đến công ty Luật Minh Gia, đối với trường hợp của bạn chúng tôi tư vấn như sau:

 

Về việc có được cộng dồn BHXH không?

 

Theo khoản 5 điều 3 Luật bảo hiểm xã hội 2014 quy định:

 

“ 5. Thời gian đóng bảo hiểm xã hội là thời gian được tính từ khi người lao động bắt đầu đóng bảo hiểm xã hội cho đến khi dừng đóng. Trường hợp người lao động đóng bảo hiểm xã hội không liên tục thì thời gian đóng bảo hiểm xã hội là tổng thời gian đã đóng bảo hiểm xã hội”.

 

Như vậy, trong trường hợp bác xuất ngũ mà chưa nhận được trợ cấp xuất ngũ mà bác có đóng bảo hiểm ngắt quãng, không liên tục trong thời gian nhập ngũ và trong khoảng thời gian 6 năm công tác cán bộ, thì sẽ được cộng dồn thời gian đóng bảo hiểm xã hội.

 

Về thủ tục xác nhận đóng bảo hiểm xã hội khi mất giấy chứng nhận xuất ngũ:

 

Theo quy định tại Khoản 2, Điều 23 Nghị định 115/2015/NĐ-CP thì quân nhân, công an nhân dân phục viên, xuất ngũ, thôi việc trước ngày 15/12/1993, sau đó chuyển sang làm việc có tham gia BHXH bắt buộc tại các cơ quan, đơn vị doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế và cá nhân có thuê mướn, sử dụng lao động mà không hưởng chế độ trợ cấp (theo  Quyết định 47/2002/QĐ-TTg, 290/2005/QĐ-TTg, 92/2005/QĐ-TTg, 142/2008/QĐ-TTg, 38/2010/QĐ-TTg, 53/2010/QĐ-TTg, 62/2011/QĐ-TTg) thì được cộng nối thời gian công tác trong quân đội, công an trước đó với thời gian công tác có đóng BHXH sau này để tính hưởng BHXH.

 

Trường hợp quân nhân, công an nhân dân phục viên, xuất ngũ thôi việc từ ngày 15/12/1993 đến ngày 31/12/1994 mà chưa giải quyết trợ cấp thôi việc hoặc trợ cấp một lần, trợ cấp xuất ngũ, phục viên, BHXH một lần thì thời gian tham gia quân đội, công an nhân được tính hưởng BHXH.

 

Trường hợp bạn bị mất giấy tờ chứng nhận xuất ngũ thể hiện quá trình công tác trong quân khu trước năm 1995 được thực hiện  theo quy định theo quy định tại Khoản 7, Điều 23 Nghị định 115/2015/NĐ-CP, cụ thể như sau: “Đối với trường hợp không còn hồ sơ gốc thể hiện quá trình công tác trước ngày 01/01/1995 thì cơ quan quản lý người lao động giải trình lý do bị mất, xác nhận về quá trình công tác, diễn biến tiền lương, việc chưa nhận trợ cấp thôi việc, trợ cấp một lần báo cáo Bộ, ngành chủ quản ở Trung ương hoặc Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương xác nhận và có văn bản gửi Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội để xem xét, quyết định”.

 

Căn cứ quy định nêu trên bác liên hệ với cơ quan, đơn vị quản lý cũ để hoàn thiện hồ sơ.

 

Về thủ tục cộng dồn thời gian đóng bảo hiểm xã hội:

 

Do thông tin bác cung cấp không rõ ràng nên chúng tôi sẽ chia trường hợp cụ thể như sau:

 

Trường hợp 1: Bác có duy nhất 1 sổ bảo hiểm sử dụng từ thời điểm năm 1980 (nơi làm việc cũ) cho đến nay (nơi làm việc mới)

 

Trong trường hợp này, sổ bảo hiểm tại đơn vị cũ khi bạn chuyển công tác và được sử dụng tại đơn vị mới thì khoảng thời gian bạn đóng bảo hiểm xã hội từ năm 1980 đến năm 1989 và khoảng thời gian bác đóng bảo hiểm trong 6 năm công tác cán bộ sẽ đương nhiên được cộng dồn vào thời gian đóng bảo hiểm xã hội.

 

Trường hợp 2: Bạn có nhiều sổ bảo hiểm, khi xác nhận được thời gian đóng bảo hiểm đối với từng sổ bảo hiểm đó thì bác thực hiện thủ tục gộp sổ bảo hiểm như sau:

 

Bác đến cơ quan bảo hiểm xã hội, xin làm thủ tục gộp 3 sổ bảo hiểm xã hội, hồ sơ gồm:

 

- Các quyển sổ Bảo hiểm xã hội của bác

 

- Điền đầy đủ thông tin vào đơn đề nghị theo mẫu D01-TS (theo mẫu ban hành kèm theo Quyết định 1111/QĐ-BHXH năm 2011)

 

Thời gian giải quyết: không quá 15 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ.

 

Trên đây là nôi dung tư vấn của công ty Luật Minh Gia về vấn đề bạn yêu cầu tư vấn. Nếu còn vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hỗ trợ pháp lý khác bạn vui lòng liên hệ qua Email hoặc gọi điện đến bộ phận luật sư tư vấn trực tuyến để được giải đáp, hỗ trợ kịp thời.

 

Trân trọng!

Phòng tư vấn Lao động - Công ty Luật Minh Gia

Liên hệ để được hỗ trợ nhanh nhất

Liên hệ tư vấn
Chat zalo