Luật sư Nguyễn Mạnh Tuấn

Thủ tục báo tăng thai sản khi người lao động đi làm lại

Việc báo tăng bảo hiểm xã hội với người lao động sau khi nghỉ thai sản có phải thực hiện không? Trình tự, thủ tục báo tăng bảo hiểm xã hội sau thai sản như thế nào? Đây là vấn đề được nhiều người sử dụng lao động quan tâm, Luật Minh Gia giải đáp các thắc mắc này như sau:

1. Tư vấn về báo tăng người lao động sau thai sản

Chế độ, cách đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc luôn nhận được sự quan tâm của cả người lao động và người sử dụng lao động. Đối với người lao động vừa hưởng chế độ thai sản 6 tháng xong thì vấn đề báo tăng bảo hiểm xã hội để tiếp tục đóng bảo hiểm. Nếu bạn hoặc doanh nghiệp của bạn còn thắc mắc về vấn đề này, hãy giửi câu hỏi cho Luật Minh Gia để được hướng dẫn tư vấn các vấn đề như:

- Tư vấn báo tăng bảo hiểm xã hội cho người lao động sau thai sản;

- Tư vấn về quy trình, thủ tục báo tăng bảo hiểm xã hội;

- Tư vấn tất cả các vấn đề pháp lý liên quan đến hoạt động đóng bảo hiểm xã hội cho người lao động.

Ngoài ra, bạn có thể tham khảo tình huống tư vấn dưới đây để có thêm thông tin về các quy định pháp luật về báo tăng bảo hiểm xã hội cho người lao động sau thời gian nghỉ thai sản.

2. Thủ tục báo tăng BHXH cho người lao động sau thai sản

Câu hỏi:

Bên đơn vị tôi đang làm việc có nhân viên nghỉ sinh và bắt đầu đi làm từ 01/06/2015. Vậy thủ tục báo tăng bên Bảo Hiểm tôi phải làm là gì bao gồm nhưng chứng từ nào ạ. Còn chế độ dưỡng sức sau sinh của người lao động phải làm như thế nào, hồ sơ gồm những hồ sơ nào và số tiền NLĐ được hưởng sinh thường 25% cho 5 ngày là bao nhiêu.

Trả lời:

Cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi yêu cầu tư vấn đến Công ty Luật Minh Gia, trường hợp của bạn, chúng tôi tư vấn như sau:

- Thủ tục báo tăng bảo hiểm xã hội

Sau khi người lao động hết thời hạn nghỉ chế độ thai sản doanh nghiệp thực hiện thủ tục và hồ sơ báo tăng người lao động: được thực hiện theo mẫu D02-TS.

- Chế độ nghỉ dưỡng sức sau thai sản:

"Điều 116. Hồ sơ hưởng trợ cấp dưỡng sức, phục hồi sức khoẻ

1. Danh sách người đã hưởng chế độ ốm đau, thai sản, tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp mà sức khoẻ còn yếu do người sử dụng lao động lập.

2. Văn bản đề nghị giải quyết trợ cấp dưỡng sức, phục hồi sức khoẻ."

Theo đó, nếu người lao động này được hưởng dưỡng sức, phục hồi sức khỏe sau khi thai sản thì hồ sơ để hưởng chế độ này gồm có:

+ Danh sách người lao động đã hưởng chế độ thai sản: Mẫu D02-TS

+ Văn bản đề nghị giải quyết trợ cấp dưỡng sức, phục hồi sức khỏe: Mẫu D01-TS.

Về mức hưởng chế độ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe sau thai sản:

Tại điều 17 Nghị định 152/2006/NĐ-CP quy định về Dưỡng sức, phục hồi sức khoẻ sau thai sản theo khoản 1 Điều 37 Luật Bảo hiểm xã hội được quy định như sau:

"1. Lao động nữ sau thời gian hưởng chế độ khi sẩy thai, nạo, hút thai hoặc thai chết lưu quy định tại Điều 30 Luật Bảo hiểm xã hội hoặc sau thời gian hưởng chế độ khi sinh con quy định tại Điều 31 Luật Bảo hiểm xã hội mà sức khoẻ còn yếu thì được nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe.

2. Thời gian nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe trong một năm tính cả ngày nghỉ lễ, nghỉ Tết, ngày nghỉ hàng tuần, ngày đi và về nếu nghỉ tại cơ sở tập trung. Số ngày nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khoẻ do người sử dụng lao động và Ban Chấp hành Công đoàn cơ sở hoặc Ban Chấp hành Công đoàn lâm thời quyết định, cụ thể như sau:

a) Tối đa 10 ngày đối với lao động nữ sinh một lần từ 2 con trở lên;

b) Tối đa 7 ngày đối với lao động nữ sinh con phải phẫu thuật;

c) Bằng 5 ngày đối với các trường hợp khác.

3. Mức hưởng dưỡng sức, phục hồi sức khỏe một ngày:

a) Bằng 25% mức lương tối thiểu chung nếu nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe tại gia đình;

b) Bằng 40% mức lương tối thiểu chung nếu nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe tại cơ sở tập trung, mức hưởng này tính cả tiền đi lại, tiền ăn và ở.”
 Cụ thể:

Trường hợp nghỉ dưỡng tại nhà: Mức hưởng= 25%x 1.150.000đ= 287.500/ngày trong thời hạn từ 5-10 ngày trong 1 năm.

Trường hợp nghỉ tại cơ sở tập trung: Mức hưởng=40%x1.150.000đ= 460.000đ/ngày trong thời hạn từ 5-10 ngày trong 1 năm.

------

3. Trả tiền lương khi nghỉ việc giữa tháng như thế nào?

Câu hỏi:

Tôi mới xin vào làm việc tại một cơ quan nhà nước được 2 tháng và 13 ngày., nhưng do hoàn cảnh gia đình nên tôi không thể tiếp tục công việc được nữa và viết đơn xin nghỉ việc, và cơ quan đã chấp nhận cho tôi nghỉ việc vào ngày 13 của tháng thứ 3 ( tức là tôi làm được 2 tháng và 13 ngày). 2 tháng đầu thì cơ quan trả lương đủ cho tôi, nhưng còn 13 ngày sau thì cơ quan nói tôi được trả 1/2 tháng lương thôi. như vậy cho tôi hỏi, cơ quan trả như vậy đúng hay không? xin chân thành cảm ơn.

Trả lời:

Đối với yêu cầu hỗ trợ của anh/chị chúng tôi đã tư vấn trường hợp tương tự sau đây:

>> Nguyên tắc trả lương quy định theo pháp luật lao động thế nào?

Việc a/c xin nghỉ việc đã có sự chấp thuận của người sử dụng lao động, nên được coi là thỏa thuận chấm dứt HĐLĐ. A/c không có nghĩa vụ bồi thường do đơn phương chấm dứt HĐLĐ. Vì vậy, người sử dụng lao động có trách nhiệm chi trả đầy đủ tiền lương tương ứng với số ngày công lao động thực tế mà a/c đã làm việc.

Liên hệ để được hỗ trợ nhanh nhất

Liên hệ tư vấn
Chat zalo