Luật sư Nguyễn Mạnh Tuấn

Thời hạn hợp đồng và quyền lợi của người lao động theo NĐ 68/2000

Chế độ “hợp đồng 68” là gì? Người lao động ký kết hợp đồng 68 được hưởng các quyền, lợi ích gì theo quy định của pháp luật? Thời hạn hợp đồng theo quy định tại Nghị định 68/2000/NĐ-CP được quy định như thế nào? … Luật Minh Gia tư vấn, giải đáp các vấn đề trên như sau:

1. Luật sư tư vấn về chế độ hợp đồng theo Nghị định 68/2000/NĐ-CP

Hợp đồng theo Nghị định 68/2000/NĐ-CP là chế độ hợp đồng được ký kết với người lao động làm một số loại việc trong các cơ quan Nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập. Người lao động ký kết hợp đồng này ngoài quyền và nghĩa vụ theo quy định của Bộ luật Lao động còn có các chế độ theo quy định tại Nghị định 68/2000/NĐ-CP. Nếu bạn là người lao động đã hoặc chuẩn bị ký kết “hợp đồng 68”, bạn cần nắm rõ các quy định về chế độ đối với đối tượng này.

Trong trường hợp bạn có thắc mắc hoặc chưa nắm rõ thông tin về quyền, nghĩa vụ của người lao động khi ký kết “hợp đồng 68”, bạn có thể gửi câu hỏi của mình về địa chỉ Email của công ty Luật Minh Gia hoặc liên hệ Hotline: 1900.6169 để được các Luật sư, chuyên viên tư vấn hướng dẫn, tư vấn các vấn đề còn vướng mắc.

Ngoài ra, bạn có thể tham khảo tình huống Luật Minh Gia đã tư vấn dưới đây về quyền lợi và nghĩa vụ của các bên khi ký kết “hợp đồng 68” để có thêm thông tin và đối chiếu với trường hợp của mình.

2. Hỏi về quyền lợi của người lao động khi ký kết hợp đồng 68

Nội dung yêu cầu tư vấn: Tôi có thắc mắc nhờ luật sư trả lời giúp: Tôi làm tài xế trong cơ quan nhà nước có ký HĐ 68/2000 tôi muốn hỏi: quyền lợi của người được ký HĐ 68; HĐ 68 có thời hạn bao lâu; Đối với vi phạm nào thì bị hủy HĐ 68. Kính  mong LS giúp giùm. Tôi xin cảm ơn.

Trả lời: Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi đề nghị tư vấn đến Công ty Luật Minh Gia, trường hợp của bạn chúng tôi tư vấn như sau:

Thứ nhất, về quyền lợi của người lao động được quy định cụ thể: 

Thông tư số 15/2001/TT-BTCCBCP của ban tổ chức - cán bộ chính phủ số 15/2001/TT-BTCCBCP ngày 11 tháng 4 năm 2001 về hướng dẫn thực hiện nghị định số 68/2000/NĐ-CP ngày 17/11/2000 của chính phủ về thực hiện chế độ hợp đồng một số loại công việc trong cơ quan hành chính nhà nước, đơn vị sự nghiệp, quy định như sau:

II- Ký kết, thực hiện, thay đổi, chấm dứt, thanh lý hợp đồng và giải quyết tranh chấp khi hợp đồng các công việc nói tại điều 1 của nghị định số 68/2000/NĐ-CP: 

“4. Trường hợp ký hợp đồng lao động không xác định thời hạn với cá nhân trực tiếp làm các công việc nói tại điều 1 của nghị định số 68/2000/NĐ-CP:  thì ngoài những quy định được ghi trong mẫu hợp đồng được ban hành kèm theo Quyết định số 207/LĐTBXH ngày 02 tháng 4 năm 1993 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, cá nhân trực tiếp làm hợp đồng được hưởng các chế độ, chính sách như cán bộ, công chức trong cơ quan hành chính nhà nước, đơn vị sự nghiệp như sau:

4.1. Được áp dụng bảng lương hành chính quy định tại Nghị định số 25/CP ngày 23 tháng 5 năm 1993 để xếp lương theo ngạch và để làm các công việc nói tại điều 1 của nghị định số 68/2000/NĐ-CP: ​

4.2. Được nâng bậc lương theo thâm niên quy định;

4.3. Được điều chỉnh mức lương khi Chính phủ điều chỉnh mức lương tối thiểu hoặc theo thang bảng lương mới do cải cách chính sách tiền lương.

4.4. Được tham gia học tập, bồi dưỡng theo yêu cầu của cơ quan;

4.5. Được hưởng các chính sách về bảo hiểm y tế, bảo hiểm xã hội;

4.6. Nếu được cơ quan cử đi nước ngoài thì được hưởng quyền lợi như cán bộ, công chức,...”

Thứ hai, về loại hợp đồng và xứ lý kỷ luật.

“Mục II. Thông tư số 15/2001/TT-BTCCBCP quy định Một số loại công việc theo quy định tại điều 1 của nghị định số 68/2000/NĐ-CP ngày 17 tháng 11 năm 2000 của Chính phủ trong các cơ quan nói tại điểm 4 phần I của Thông tư này, được thực hiện thông qua ký kết một trong các hình thức hợp đồng sau đây:

.....1.2. Hợp đồng lao động: được giao kết trực tiếp giữa người lao động hoặc đại diện hợp pháp của người lao động với người sử dụng lao động theo quy định của Bộ luật Lao động;..”

Như vậy, hợp đồng lao động theo quy định của Bộ luật lao động 2012 là một trong những hình thức được áp dụng để giao kết hợp đồng theo Nghị định 68/2000/NĐ-CP. Do vậy, vấn đề loại hợp đồng (thời hạn hợp đồng) và việc xử lý kỷ luật sẽ được áp dụng theo quy định của Bộ luật lao động 2012, nội quy, quy chế của đơn vị.

---------------

Câu hỏi thứ 2 - Thương binh có được giám định lại tỷ lệ thương tật?

Em chào anh. Em có một việc nhờ anh tư vấn giúp em, em có bố đẻ năm nay 71 tuổi bố em ngày trước tham gia chiến tranh kháng chiến chống mỹ, bố em bị thương được hưởng thương binh từ năm 1976 cho đến nay, khi về giám định bố em vẫn còn một mảnh đạn ở trong đầu, bây giờ cứ thay đổi thời tiết thì bố em lại đau xuất và bây giờ bố em mắc lắm bệnh lắm, yếu rồi. Em muốn hỏi  anh tư vấn giúp em xem có giám định lại thương tật cũ không và cần phải làm những gì để được giám định. Cảm ơn anh.

Trả lời: Đối với yêu cầu hỗ trợ của anh/chị chúng tôi đã tư vấn trường hợp tương tự sau đây:

>> Thủ tục giám định lại thương tật và điều chỉnh chế độ

Căn cứ theo quy định tại Điều 30 Nghị định 31/2013/NĐ-CP về việc giám định lại thương tật:

"1. Người bị thương được kết luận thương tật tạm thời thì sau ba năm được giám định để xác định tỷ lệ thương tật vĩnh viễn.

2. Người bị thương đã giám định thương tật mà bị thương tiếp thì được giám định bổ sung và tổng hợp tỷ lệ suy giảm khả năng lao động để hưởng chế độ ưu đãi.

3. Người bị thương đã giám định thương tật nhưng còn sót vết thương chưa giám định thì được giám định bổ sung và tổng hợp tỷ lệ suy giảm khả năng lao động để hưởng chế độ ưu đãi.

4. Thương binh đã giám định có vết thương sau đây tái phát thì được giám định lại:

a) Vết thương sọ não bị khuyết xương sọ hoặc còn mảnh kim khí trong sọ gây biến chứng dẫn đến rối loạn tâm thần hoặc liệt;

b) Vết thương thấu phổi gây biến chứng dày dính màng phổi hoặc xẹp phổi dẫn đến phải cắt phổi hoặc thùy phổi;

c) Vết thương ở tim dẫn đến phải phẫu thuật;

d) Vết thương ổ bụng: Dạ dày hoặc ruột gây biến chứng ở dạ dày hoặc dính tắc ruột phải phẫu thuật;

đ) Vết thương ở gan; mật, lách; tụy hoặc thận gây biến chứng phải phẫu thuật;

e) Vết thương ở cột sống biến chứng gây liệt hoặc rối loạn cơ tròn đại tiểu tiện không tự chủ;

g) Các vết thương ở tay hoặc ở chân tái phát phải phẫu thuật cắt đoạn chi;

h) Vết thương ở mắt tái phát dẫn đến mù mắt; vết thương ở tai gây mất hoàn toàn sức nghe hai tai.

5. Không giám định lại những trường hợp sau:

a) Thương binh đã được giám định do vết thương cũ tái phát;

b) Thương binh loại B".

Như vậy, trường hợp bố chị đã giám định thương tật nhưng còn sót vết thương chưa được giám định thì được giám định bổ sung hoặc trường hợp đã giám định nhưng có một trong các vết thương bị tái phát theo Khoản 4 Điều 30 nêu trên thì được giám định lại. Bố chị có thể làm đơn đề nghị giám định bổ sung hoặc giám định lại thương tật gửi Sở lao động - thương binh và xã hội, kèm theo các giấy tờ liên quan.

Liên hệ để được hỗ trợ nhanh nhất

Liên hệ tư vấn
Chat zalo