Lò Thị Loan

Thời giờ nghỉ ngơi của lao động nữ mang thai từ tháng thứ 7 thế nào?

Người lao động đang mang thai thì hưởng chế độ nghỉ ngơi thế nào theo luật lao động, ngoài ra còn hưởng những quyền lợi gì, quy định cụ thể thế nào. Đây là thắc mắc của không ít người lao động và người sử dụng lao động khi công ty có lao động đang mang thai. Việc tìm hiểu kỹ quy định sẽ giúp người lao động đảm bảo quyền lợi của mình và doanh nghiệp hoạt động tuân thủ pháp luật Lao động.

Nếu bạn có vướng mắc về chế độ của người lao động nữ đang mang thai, thời gian nghỉ ngơi hoặc nội dung khác nhưng không có thời gian tìm hiểu và muốn đảm bảo quyền lợi của mình hoặc của doanh nghiệp. Lúc này, hãy liên hệ với chúng tôi, mọi thắc mắc sẽ được luật sư giải đáp nhanh chóng, đúng pháp luật.

Bạn cũng có thể tham khảo thêm tình huống tư vấn sau đây để đối chiếu trường hợp của bạn.

1. Thời giờ nghỉ ngơi của lao động nữ đang mang thai theo quy định luật lao động

Câu hỏi:

Kính gửi công ty Luật Minh Gia, em là người lao động, hiện đang mang thai tháng 07. Công ty tư vấn giúp em trong thời gian mang thai này em có được hưởng chế độ đi muộn về sớm như đối với chế độ sau khi sinh của những người có con dưới 12 tháng tuổi là 30 phút đi muộn và 30 phút về sớm không ạ? pháp luật quy định thế nào nhờ luật sư giải đáp, em xin cảm ơn.

Trả lời:

Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi tư vấn luật Lao động đến Công ty Luật Minh Gia chúng tôi, chúng tôi xin tư vấn cho trường hợp của bạn như sau:

Về bảo vệ thai sản đối với lao động nữ

Theo quy định của Bộ luật lao động 2012 về bảo vệ thai sản đối với lao động nữ thì:

Điều 155. Bảo vệ thai sản đối với lao động nữ

1. Người sử dụng lao động không được sử dụng lao động nữ làm việc ban đêm, làm thêm giờ và đi công tác xa trong các trường hợp sau đây:

a) Mang thai từ tháng thứ 07 hoặc từ tháng thứ 06 nếu làm việc ở vùng cao, vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo;

b) Đang nuôi con dưới 12 tháng tuổi.

2. Lao động nữ làm công việc nặng nhọc khi mang thai từ tháng thứ 07, được chuyển làm công việc nhẹ hơn hoặc được giảm bớt 01 giờ làm việc hằng ngày mà vẫn hưởng đủ lương.

5. Lao động nữ trong thời gian hành kinh được nghỉ mỗi ngày 30 phút; trong thời gian nuôi con dưới 12 tháng tuổi, được nghỉ mỗi ngày 60 phút trong thời gian làm việc. Thời gian nghỉ vẫn được hưởng đủ tiền lương theo hợp đồng lao động.

Như vậy, đối với lao động nữ mang thai ở tháng thứ 07 trở đi thì sẽ được hưởng các chế độ:

- Không phải làm đêm, làm thêm giờ, đi công tác xa.

- Được chuyển làm công việc nhẹ hơn hoặc giảm bớt 01h làm việc hàng ngày mà vẫn hưởng đủ lương nếu đang làm công việc nặng nhọc độc hại.

Pháp luật lao động hiện hành không có quy định về việc lao động nữ mang thai từ tháng thứ 07 trở đi được chế độ nghỉ mỗi ngày 60 phút như lao động nữ đang nuôi con dưới 12 tháng tuôi (đi muộn 30 phút, về sớm 30 phút như bạn nói). Trong trường hợp này, bạn có thể thỏa thuận với người sử dụng lao động sắp xếp cho bạn thời gian nghỉ ngơi phù hợp.

---

2. Tính lương khi không làm việc đủ tháng như thế nào?

Câu hỏi:

Kính chào quý công ty. Đầu mail cho phép được chúc sức khỏe các anh chị, chúc anh chi luôn thành công.Em có một chút cần anh chị tư vấn giúp: em là viên chức bên ngành giáo dục, theo quyết định em được tuyển ngày 17/2 nghĩa là em được hưởng lương từ ngày đó. Nhưng kế toán không làm lương mới dù nửa tháng mà em toàn phải tháng 3 mới có lương mới. Thế nhà nước cứ tuyển vào sau 15 là sang tháng mới phải trả lương ah. Mong anh chị chỉ giúp, em đang cần gấp.

Trả lời: Chào bạn, trường hợp bạn hỏi chúng tôi tư vấn như sau:

Căn cứ quy định tại Điều 12 Luật viên chức 2010 Về quyền của viên chức về tiền lương và các chế độ liên quan đến tiền lương:

"1. Được trả lương tương xứng với vị trí việc làm, chức danh nghề nghiệp, chức vụ quản lý và kết quả thực hiện công việc hoặc nhiệm vụ được giao; được hưởng phụ cấp và chính sách ưu đãi trong trường hợp làm việc ở miền núi, biên giới, hải đảo, vùng sâu, vùng xa, vùng dân tộc thiểu số, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn hoặc làm việc trong ngành nghề có môi trường độc hại, nguy hiểm, lĩnh vực sự nghiệp đặc thù.

2. Được hưởng tiền làm thêm giờ, tiền làm đêm, công tác phí và chế độ khác theo quy định của pháp luật và quy chế của đơn vị sự nghiệp công lập.

3. Được hưởng tiền thưởng, được xét nâng lương theo quy định của pháp luật và quy chế của đơn vị sự nghiệp công lập".

Như vậy, về nguyên tắc thì viên chức được trả lương tương xứng với vị trí làm việc, chức danh nghề nghiệp, chức vụ quản lý và kết quả thực hiện công việc hoặc nhiệm vụ được giao. Luật viên chức và các văn bản pháp luật liên quan không có quy định nào về việc phải làm đủ tháng hay bắt đầu làm việc trước ngày 15 mới được tính lương của tháng đó. Do đó, về nguyên tắc trả lương thì bạn được trả lương đúng theo số ngày công thực tế mà mình làm việc.

Liên hệ để được hỗ trợ nhanh nhất

Đặt câu hỏi tư vấn
Chat zalo