Lại Thị Nhật Lệ

Thời gian nghỉ ốm đau có được tính vào ngày phép năm?

Hiện tại theo quy định của Bộ luật Lao động 2019 quy định về chế độ nghỉ hàng năm đối với người lao động. Vậy người lao động cần chú ý những vấn đề nào để đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của mình?

1.Tư vấn quy định pháp luật Lao động

Điều 113 Bộ luật Lao động 2019 quy định một cách hết sức rõ ràng về các trường hợp người lao động được hưởng chế độ nghỉ hàng năm. Tuy nhiên, trên thực tế cả người sử dụng lao động và người lao động đều có những thắc mắc liên quan đến việc có thể thay thế những ngày phép năm cho những ngày nghỉ ốm, những ngày nghỉ không lương hay không?

Đã có rất nhiều khách hàng đã liên hệ với Luật Minh Gia để được tư vấn. Nếu bạn cũng có những thắc mắc, băn khoăn về vấn đề này thì hãy liên hệ với Luật Minh Gia, Luật sư chúng tôi sẽ hướng dẫn, tư vấn để bạn nắm được các quy định về vấn đề liên quan đến chế độ ngày nghỉ hàng năm của người lao động.

Nếu bạn gặp như vướng mắc liên quan tới vấn đề trên, hãy gửi câu hỏi cho chúng tôi hoặc gọi tới tổng đài 1900.6169 để được giải đáp hoặc tham khảo tình huống tư vấn sau đây.

2.Trả lời câu hỏi tư vấn về lao động

Câu hỏi tư vấn: Tôi bị tai nạn xe chấn thương cột sống phải điều trị nội trú nằm viện 3 ngày, sau đó cấp giấy ra viện cho tôi nghỉ thêm 28 ngày. Sau thời gian 28 ngày tái khám lại. Tôi xin hỏi thời gian điều trị nội trú 3 ngày Tôi đồng ý trừ ốm, còn cho nghỉ 28 ngày điều trị ngoại trú đó tôi muốn thay thế bằng phép năm được không? Vì thời điểm cuối năm rồi nếu tôi không nghỉ phép thì cũng bỏ phép 15 ngày và còn nhiều ngày bù của Tôi nữa cộng lại đủ 28 ngày.

Trả lời câu hỏi tư vấn: Cảm ơn bạn đã gửi yêu cầu tư vấn tới Công ty Luật Minh Gia. Sau khi nghiên cứu trường hợp của bạn, chúng tôi tư vấn như sau:

Thứ nhất, về quy định chế độ nghỉ hàng năm được quy định trong Bộ luật Lao động 2019.

Điều 113. Nghỉ hàng năm

1. Người lao động làm việc đủ 12 tháng cho một người sử dụng lao động thì được nghỉ hằng năm, hưởng nguyên lương theo hợp đồng lao động như sau:

a) 12 ngày làm việc đối với người làm công việc trong điều kiện bình thường;

b) 14 ngày làm việc đối với người lao động chưa thành niên, lao động là người khuyết tật, người làm nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm;

c) 16 ngày làm việc đối với người làm nghề, công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm.

2. Người lao động làm việc chưa đủ 12 tháng cho một người sử dụng lao động thì số ngày nghỉ hằng năm theo tỷ lệ tương ứng với số tháng làm việc.

3. Trường hợp do thôi việc, bị mất việc làm mà chưa nghỉ hằng năm hoặc chưa nghỉ hết số ngày nghỉ hằng năm thì được người sử dụng lao động thanh toán tiền lương cho những ngày chưa nghỉ.

4. Người sử dụng lao động có trách nhiệm quy định lịch nghỉ hằng năm sau khi tham khảo ý kiến của người lao động và phải thông báo trước cho người lao động biết. Người lao động có thể thỏa thuận với người sử dụng lao động để nghỉ hằng năm thành nhiều lần hoặc nghỉ gộp tối đa 03 năm một lần.

5. Khi nghỉ hằng năm mà chưa đến kỳ trả lương, người lao động được tạm ứng tiền lương theo quy định tại khoản 3 Điều 101 của Bộ luật này.

6. Khi nghỉ hằng năm, nếu người lao động đi bằng các phương tiện đường bộ, đường sắt, đường thủy mà số ngày đi đường cả đi và về trên 02 ngày thì từ ngày thứ 03 trở đi được tính thêm thời gian đi đường ngoài ngày nghỉ hằng năm và chỉ được tính cho 01 lần nghỉ trong năm.

7. Chính phủ quy định chi tiết điều này.

Trong trường hợp này, nếu bạn là người lao động đã làm việc đủ 12 tháng thì mỗi năm bạn sẽ có 12 ngày nghỉ phép năm.

Thứ hai, về quy định chế độ ốm đau trong Luật Bảo hiểm xã hội 2014.

Điều 26. Thời gian hưởng chế độ ốm đau

1. Thời gian tối đa hưởng chế độ ốm đau trong một năm đối với người lao động quy định tại các điểm a, b, c, d và h khoản 1 Điều 2 của Luật này tính theo ngày làm việc không kể ngày nghỉ lễ, nghỉ Tết, ngày nghỉ hằng tuần và được quy định như sau:

a) Làm việc trong điều kiện bình thường thì được hưởng 30 ngày nếu đã đóng bảo hiểm xã hội dưới 15 năm; 40 ngày nếu đã đóng từ đủ 15 năm đến dưới 30 năm; 60 ngày nếu đã đóng từ đủ 30 năm trở lên;

b) Làm nghề hoặc công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm thuộc danh mục do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Bộ Y tế ban hành hoặc làm việc ở nơi có phụ cấp khu vực hệ số từ 0,7 trở lên thì được hưởng 40 ngày nếu đã đóng bảo hiểm xã hội dưới 15 năm; 50 ngày nếu đã đóng từ đủ 15 năm đến dưới 30 năm; 70 ngày nếu đã đóng từ đủ 30 năm trở lên.

2. Người lao động nghỉ việc do mắc bệnh thuộc Danh mục bệnh cần chữa trị dài ngày do Bộ Y tế ban hành thì được hưởng chế độ ốm đau như sau:

a) Tối đa 180 ngày tính cả ngày nghỉ lễ, nghỉ Tết, ngày nghỉ hằng tuần;

b) Hết thời hạn hưởng chế độ ốm đau quy định tại điểm a khoản này mà vẫn tiếp tục điều trị thì được hưởng tiếp chế độ ốm đau với mức thấp hơn nhưng thời gian hưởng tối đa bằng thời gian đã đóng bảo hiểm xã hội.

3. Thời gian hưởng chế độ ốm đau đối với người lao động quy định tại điểm đ khoản 1 Điều 2 của Luật này căn cứ vào thời gian điều trị tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền.

Vậy bạn sẽ được hưởng chế độ ốm đau khi đủ những điều kiện theo quy định của pháp luật. Và hiện nay, pháp luật không có quy định về việc được phép thay thế những ngày nghỉ phép năm cho những ngày hưởng chế độ ốm đau. Đồng thời, khi nghỉ chế độ ốm đau thì cơ quan BHXH sẽ thanh toán chế độ ốm đau cho bạn, trong thời gian hưởng chế độ ốm đau bạn không được hưởng tiền lương. Do vậy bạn không thể thực hiện việc thay thế những ngày hưởng chế độ ốm đau bằng những ngày phép năm. Trường hợp bạn không nghỉ hết những ngày phép năm được hưởng trong năm thì người sử dụng lao động có trách nhiệm thanh toán tiền lương cho những ngày chưa nghỉ. 

Liên hệ để được hỗ trợ nhanh nhất

Đặt câu hỏi tư vấn
Chat zalo