LS Hoài My

Thời gian làm việc của giáo viên mầm non quy định thế nào?

Giờ dạy của giáo viên mầm non được pháp luật quy định như nào? Tiền lương làm thêm giờ của giáo viên được tính ra sao? Đây là câu hỏi mà không ít giáo viên mầm non cần giải đáp. Để hiểu rõ vấn đề này, bạn hãy tìm hiểu quy định liên quan hoặc hỏi tư vấn ý kiến luật sư để có câu trả lời chính xác và đầy đủ nhất.

Nếu bạn không có thời gian tìm hiểu quy định pháp luật, hãy liên hệ Luật Minh Gia bằng hình thức gửi câu hỏi tư vấn, mọi vướng mắc về chế độ của giáo viên sẽ được giải đáp. Dưới đây là tình huống liên quan đến vấn đề bạn thắc mắc, bạn hãy tìm hiểu, tham khảo để làm rõ vấn đề của mình.

1. Quy định về thời gian làm việc của giáo viên mầm non

Câu hỏi:

Thưa Luật sư, hiện tôi có một thắc mắc rất mong Luật sư giải đáp liên quan đến viên chức, ngành giáo dục bậc mầm non. Hiện tôi có vợ là giáo viên mầm non, trực tiếp nuôi, dạy trẻ ở trung tâm của một xã phát triển. Nhưng nhà trường lại bắt giáo viên phải có mặt lúc 6 giờ 30 phút hằng ngày, tuần làm việc 6 ngày, thứ 7 không có lương. Sau đó có công văn mới quy định thời gian làm việc buổi sáng là 7 giờ và kết thúc lúc 17 giờ hằng ngày. Nhưng khi có văn bản mới quy định rất rõ ràng thì hiệu trưởng vẫn buộc giáo viên phải có mặt lúc 6 giờ 30phút. Trong khi các huyện khác trong tỉnh thì áp dụng thời gian là 7 giờ bắt đầu làm việc. Trường mà vợ tôi đang dạy không thực hiện thời gian theo luật lao động diễn ra đã khá lâu, khi kiểm tra thì kết luận là đúng. Vậy cho tôi hỏi là hiệu trưởng hoặc trưởng phòng giáo dục huyện hoặc chủ tịch ủy ban nhân dân huyện có căn cứ vào tình hình thực tế địa phương quy định thời gian làm việc của giáo viên mầm non non là 6 giờ 30phút và kết thúc là 17 giờ không. Nếu không thì sẽ xử lý như thế nào. Trân thành cảm ơn.

Trả lời:

Cảm ơn bạn tin tưởng và gửi đề nghị tư vấn đến Công ty Luật Minh Gia, với thắc mắc của bạn chúng tôi xin tư vấn như sau:

Theo quy định tại Điều 4 Thông tư 48/2011/TT-BGDĐT quy định về Giờ dạy của giáo viên như sau:

“1. Đối với giáo viên dạy các nhóm trẻ, lớp mẫu giáo học 02 buổi/ngày, mỗi giáo viên dạy trên lớp đủ 6 giờ/ngày và thực hiện các công việc chuẩn bị cho giờ dạy trên lớp cũng như các công việc khác do Hiệu trưởng quy định để quy đổi đảm bảo làm việc 40 giờ/tuần.

2. Đối với giáo viên dạy các nhóm trẻ, lớp mẫu giáo học 01 buổi/ngày, mỗi giáo viên dạy trên lớp đủ 04 giờ/ngày và thực hiện các công việc chuẩn bị cho giờ dạy trên lớp cũng như các công việc khác do Hiệu trưởng quy định để quy đổi đảm bảo làm việc 40 giờ/tuần.

3. Đối với giáo viên dạy lớp có trẻ khuyết tật học hòa nhập, mỗi giáo viên dạy đủ số giờ theo quy định tại khoản 1 hoặc khoản 2 Điều này; trong đó, cứ có 01 trẻ khuyết tật/lớp, mỗi giáo viên được tính thêm 0,5 giờ dạy/ngày.

4. Đối với hiệu trưởng và phó hiệu trưởng, ngoài việc thực hiện nhiệm vụ của hiệu trưởng, phó hiệu trưởng theo quy định tại Điều lệ trường mầm non, hiệu trưởng phải trực tiếp tham gia các hoạt động giáo dục (dạy trẻ hoặc dự giờ dạy trẻ của giáo viên trong trường) 02 giờ trong một tuần; phó hiệu trưởng phải trực tiếp tham gia các hoạt động giáo dục 04 giờ trong một tuần”.

Theo đó, đối với giáo viên dạy các nhóm trẻ, lớp mẫu giáo học 2 buổi/ngày, mỗi giáo viên dạy trên lớp đủ 6 giờ/ngày; đối với giáo viên dạy các nhóm trẻ, lớp mẫu giáo học 01 buổi/ ngày, mỗi giáo viên dạy trên lớp đủ 04 giờ/ngày và thực hiện các công việc chuẩn bị cho lớp dạy trên lớp cũng như các công việc khác do Hiệu trưởng quy định để quy đổi đảm bảo làm việc 40 giờ/tuần.

Trong trường hợp của bạn, về thời gian bắt đầu giờ làm và kết thúc giờ làm sẽ phụ thuộc vào Công văn hướng dẫn của Ủy ban nhân dân đơn vị quản lý trực tiếp của nhà trường. Pháp luật cũng không có quy định cụ thể thời gian bắt đầu giờ làm việc sẽ căn cứ vào tình hình thực tế của địa phương.

Như vậy, nếu như vợ bạn là viên chức thì thời gian làm việc sẽ áp dụng theo Công văn hướng dẫn của ủy ban nhân dân. Nếu nhà trường yêu cầu vợ bạn đi làm không đúng theo thời gian quy định thì bạn có quyền làm Đơn khiếu nại đến nhà trường để giải quyết. Về vấn đề xử lý các cán bộ làm trái quy định sẽ phụ thuộc vào hành vi, tính chất, mức độ sai phạm thì phía cơ quan nhà nước đưa ra hình thức xử lý phù hợp.

Trường hợp vợ bạn làm việc theo hợp đồng lao động, không phải viên chức thì thời gian làm việc sẽ căn cứ vào hợp đồng lao động mà nhà trường thỏa thuận với vợ bạn.

---

2. Hỏi tư vấn về thời gian làm việc của giáo viên

Câu hỏi:

Câu hỏi: Xin chào luật sư. Em là giáo viên dạy Thể dục của 1 trường Tiểu học. Em được nhà trường phân công dạy 22 tiết Thể dục/ tuần và 1 tiết họp chuyên môn. Nhưng nhà trường lại phân cho em đi dạy 6 buổi/ tuần và 1 buổi đi họp 1 tiết. Em được 1 số bạn bè đồng nghiệp tư vấn là giáo viên tiểu học phải dạy 23 tiết và chỉ đi dạy 5 buổi/ tuần. Ngoài 5 buổi thì được tính tiền buổi 2. Vậy em xin các luật sư tư vấn giúp cho em ạ. Em xin chân thành cảm ơn ạ!

Trả lời: Đối với yêu cầu hỗ trợ của anh/chị chúng tôi tư vấn như sau: 

Điều 5 Văn bản hợp nhất  số 03/VBHN-BGDĐT quy định:

Thời gian làm việc của giáo viên tiểu học trong năm học là 42 tuần, trong đó:

a) 35 tuần dành cho việc giảng dạy và các hoạt động giáo dục theo quy định về kế hoạch thời gian năm học;

b) 05 tuần dành cho học tập, bồi dưỡng nâng cao trình độ;

c) 01 tuần dành cho việc chuẩn bị năm học mới;

d) 01 tuần dành cho việc tổng kết năm học.

Định mức tiết dạy của giáo viên tiểu học trong 1 tuần là 23 tiết và không có quy định về số buổi trong 1 tuần.

Liên hệ để được hỗ trợ nhanh nhất

Đặt câu hỏi tư vấn
Chat zalo