LS Trần Khánh Thương

Đóng BHXH tự nguyện để nghỉ hưu trước tuổi có được không?

Hỏi: Chào luật sư, Tôi tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc được 17 năm sau đó tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện tiếp 3 năm, đến nay tôi đã có tổng cộng 20 năm tham gia bảo hiểm nhưng tôi mới 50 tuổi. Vì không được khỏe nên tôi muốn làm hồ sơ để hưởng chế độ hưu trước tuổi. Vậy trường hợp của tôi có được hưởng chế độ hưu hay không, thủ tục phải làm những gì. Xin được tư vấn cụ thể. Tôi xin trân trọng cảm ơn.

1. Tư vấn về đóng BHXH có được nghỉ hưu trước tuổi không?

Tư vấn:

Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi đề nghị tư vấn đến Công ty Luật Minh Gia, trường hợp của bạn chúng tôi tư vấn như sau:

Theo như thông tin bạn cung cấp, hiện nay bạn đã đủ 20 năm đóng BHXH, đủ 50 tuổi và có nguyện vọng về hưu do suy giảm khả năng lao động. Căn cứ theo quy định của pháp luật hiện hành, chế độ về hưu tước tuổi do suy giảm khả năng lao động chỉ áp dụng đối với trường hợp đã đóng đủ 20 năm BHXH bắt buộc và bị suy giảm khả năng lao động từ 61% trở lên. Căn cứ:

Điều 54Luật Bảo hiểm xã hội 2014 quy định về điều kiện hưởng lương hưu khi suy giảm khả năng lao động như sau:

“Điều 55. Điều kiện hưởng lương hưu khi suy giảm khả năng lao động

1. Người lao động quy định tại các điểm a, b, c, d, g, h và i khoản 1 Điều 2 của Luật này khi nghỉ việc có đủ 20 năm đóng bảo hiểm xã hội trở lên được hưởng lương hưu với mức thấp hơn so với người đủ điều kiện hưởng lương hưu quy định tại điểm a và điểm b khoản 1 Điều 54 của Luật này nếu thuộc một trong các trường hợp sau đây:

a) Từ ngày 01 tháng 01 năm 2016, nam đủ 51 tuổi, nữ đủ 46 tuổi và bị suy giảm khả năng lao động từ 61% trở lên thì đủ điều kiện hưởng lương hưu khi suy giảm khả năng lao động. Sau đó mỗi năm tăng thêm một tuổi cho đến năm 2020 trở đi, nam đủ 55 tuổi và nữ đủ 50 tuổi thì mới đủ điều kiện hưởng lương hưu khi suy giảm khả năng lao động từ 61% trở lên;

b) Nam đủ 50 tuổi, nữ đủ 45 tuổi và bị suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên;

c) Bị suy giảm khả năng lao động từ 61% trở lên và có đủ 15 năm trở lên làm nghề hoặc công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm thuộc danh mục do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Bộ Y tế ban hành.

...”

Điều 74 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 quy định về điều kiện hưởng lương hưu khi tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện như sau:

“Điều 73. Điều kiện hưởng lương hưu

1. Người lao động hưởng lương hưu khi có đủ các điều kiện sau đây:

a) Nam đủ 60 tuổi, nữ đủ 55 tuổi;

b) Đủ 20 năm đóng bảo hiểm xã hội trở lên.

2. Người lao động đã đủ điều kiện về tuổi theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều này nhưng thời gian đóng bảo hiểm xã hội chưa đủ 20 năm thì được đóng cho đến khi đủ 20 năm để hưởng lương hưu.”

Căn cứ vào quy định trên, bạn mới chỉ đủ 17 năm đóng BHXH bắt buộc chứ chưa đủ 20 năm đóng BHXH bắt buộc. Do đó, bạn phải chờ đến đủ 60 tuổi (đối với nam), đủ 55 tuổi trở lên (đối với nữ) mới được hưởng chế độ hưu trí. Nếu như không có nhu cầu tiếp tục đóng BHXH tự nguyện nữa bạn có thể ngừng đóng và đợi đến khi đủ điều kiện về độ tuổi để làm hồ sơ thủ tục hưởng lương hưu.

---

2. Chế độ nghỉ hưu trước tuổi khi tham gia BHXH tự nguyên?

Câu hỏi:

Bố em sinh năm 1966. bắt đầu đi làm từ năm 1988. làm cho công ty cổ phần A. bắt đầu từ năm 2015 bố e không còn đủ sức khỏe để tham gia vào công việc. Nhưng chưa đủ tuổi về hưu. Bố em xin tham gia đóng bảo hiểm tự nguyện đến nay. Hiện bây giờ bố em đã đủ 50 tuổi ( 4/5/1966) vậy bây giờ bố em muốn làm chế độ nghỉ hưu trước tuổi được không ạ? và muốn làm được chế độ đó thì cần những điều kiện gì? em xin cảm ơn.

Trả lời tư vấn:

Cảm ơn anh/chị đã tin tưởng và gửi đề nghị tư vấn đến Công ty Luật Minh Gia, Đối với yêu cầu hỗ trợ của anh/chị chúng tôi tư vấn như sau:

Theo quy định tại Luật bảo hiểm xã hội 2014, nếu bố bạn chưa tham gia đủ 20 năm bảo hiểm xã hội bắt buộc thì sẽ không được về hưu trước tuổi. Chế độ hưu trí của bảo hiểm xã hội tự nguyện không có về hưu trước tuổi. Vậy nên trường hợp trường hợp của bố bạn có thể bảo lưu thời gian tham gia bảo hiểm xã hội chờ đủ tuổi ( đủ 60 tuổi) để về hưu. Còn hiện tại thì bố bạn không đủ điều kiện về hưu trước tuổi.

----

3. Thủ tục rút BHXH 1 lần hoặc bảo lưu thời gian đóng BHXH để hưởng lương hưu

Câu hỏi:

Kính chào quý công ty luật gia minh! Tôi có vấn đề thắc mắc muốn nhờ luật sư giải đáp.- Tôi làm ở công ty 2 năm từ 2015 - 2017. Hiện nay tôi đã nộp đơn xin nghỉ và có báo trước cho NSDLĐ trước 1 tháng theo quy định của công ty. - Hiện tại tôi đã nghỉ làm ở công ty cũ và công ty cũ đấy đã trả sổ BHXH cho tôi. - Vậy bây giờ tôi có sổ BHXH trong tay nhưng ko biết làm gì với cuốn sổ đó. Kính mong quý công ty luật gia minh cho tôi biết. Xin trân trọng cảm ơn ! 

Trả lời tư vấn: Chào anh/chị! Đối với yêu cầu hỗ trợ của anh/chị chúng tôi tư vấn như sau:

Trường hợp anh/chị đã nghỉ việc và được chốt và trả sổ BHXH thì anh/chị có thể lựa chọn 1 trong hai phương án sau:

- Phương án 1: Nếu không có nguyện vọng tiếp tục tham gia BHXH thì có thể chờ sau 1 năm nghỉ việc thì rút BHXH 1 lần:

Thủ tục bao gồm:

+ Sổ bảo hiểm xã hội;

+ CMND (bản sao chứng thực);

+ Sổ hộ khẩu / sổ tạm trú ( bản sao chứng thực);

+ Đơn đề nghị hưởng BHXH 1 lần theo mẫu.

Cơ quan giải quyết: cơ quan BHXH quận huyện nơi đăng ký thường trú/ nơi đăng ký tạm trú.

- Phương án 2: Nếu anh/chị có nguyện vọng tiếp tục tham gia BHXH đủ 20 năm trở lên và chờ tới khi đủ tuổi nghỉ hưu để được hưởng chế độ hưu trí. Như vậy, anh/chị có thể lựa chọn đóng BHXH tự nguyện tại cơ quan BHXH nơi cư trú hoặc tiếp tục ký HĐLĐ tại đơn vị để tiếp tục đóng BHXH bắt buộc.

Liên hệ để được hỗ trợ nhanh nhất

Liên hệ tư vấn
Chat zalo