Nguyễn Ngọc Ánh

Thắc mắc của người lao động về quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng

Xin chào luật sư. Hiện tôi đang làm việc cho công ty cp tôi có thắc mắc muốn nhờ luật sư giúp đỡ tôi. Công ty tôi bắt đầu từ tháng 7/2016 chuyển đổi nghành nghề cho người lao động từ làm giầy sang làm may mặc.nhưng từ lúc chuyển đổi nghề đến lúc ăn lương theo sản phẩm lương chúng tôi nhận về không bằng mức lương cơ bản.

 

Nội dung yêu cầu:Trong khi chúng tôi gần như ngày nào cũng tăng ca đến 8 giờ tối thậm trí hết đêm. Nay chúng tôi làm đơn nghỉ vc do doanh nghiệp trả lương không đúng. doanh nghiệp gọi chúng tôi lên và bắt chúng tôi nộp phạt. Và phải trả doanh nghiệp tiền bảo hiểm. Tiền điện tiền lương phải trả cho chúng tôi và cả tiền ăn nửa và doạ bảo đưa chúng tôi ra toà vi doanh nghiệp đã tạo việc làm cho chúng tôi nhưng chúng tôi không ở lại làm. Vậy xin hỏi doanh nghiệp làm vậy đúng hay sai và chung tôi vẫn nộp đơn đủ 45 ngày rồi nghỉ và không nộp tiền cho doanh nghiệp có vi phạm gì không và doanh nghiệp có được phép giữ bảo hiểm của chúng tôi không. Mong luật sư sớm trả lời giúp chúng tôi . Chúng tôi xin châm thành cảm ơn rất nhiều.

 

Trả lời: Cảm ơn anh/chị đã tin tưởng và gửi yêu cầu tới Công ty Luật Minh Gia! Yêu cầu của anh/chị được tư vấn như sau:

 

Điều 37 Bộ luật lao động 2012 quy định quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động của người lao động:

 

“1. Người lao động làm việc theo hợp đồng lao động xác định thời hạn, hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn dưới 12 tháng có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trước thời hạn trong những trường hợp sau đây:

 

a) Không được bố trí theo đúng công việc, địa điểm làm việc hoặc không được bảo đảm điều kiện làm việc đã thỏa thuận trong hợp đồng lao động;

 

b) Không được trả lương đầy đủ hoặc trả lương không đúng thời hạn đã thỏa thuận trong hợp đồng lao động;

 

c) Bị ngược đãi, quấy rối tình dục, cưỡng bức lao động;

 

d) Bản thân hoặc gia đình có hoàn cảnh khó khăn không thể tiếp tục thực hiện hợp đồng lao động;

 

đ) Được bầu làm nhiệm vụ chuyên trách ở cơ quan dân cử hoặc được bổ nhiệm giữ chức vụ trong bộ máy nhà nước;

 

e) Lao động nữ mang thai phải nghỉ việc theo chỉ định của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền;

 

g) Người lao động bị ốm đau, tai nạn đã điều trị 90 ngày liên tục đối với người làm việc theo hợp đồng lao động xác định thời hạn và một phần tư thời hạn hợp đồng đối với người làm việc theo hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn dưới 12 tháng mà khả năng lao động chưa được hồi phục.

 

2. Khi đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động theo quy định tại khoản 1 Điều này, người lao động phải báo cho người sử dụng lao động biết trước:

 

a) Ít nhất 3 ngày làm việc đối với các trường hợp quy định tại các điểm a, b, c và g khoản 1 Điều này;

 

b) Ít nhất 30 ngày nếu là hợp đồng lao động xác định thời hạn; ít nhất 03 ngày làm việc nếu là hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn dưới 12 tháng đối với các trường hợp quy định tại điểm d và điểm đ khoản 1 Điều này;

 

c) Đối với trường hợp quy định tại điểm e khoản 1 Điều này thời hạn báo trước cho người sử dụng lao động được thực hiện theo thời hạn quy định tại Điều 156 của Bộ luật này.

 

3. Người lao động làm việc theo hợp đồng lao động không xác định thời hạn có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động, nhưng phải báo cho người sử dụng lao động biết trước ít nhất 45 ngày, trừ trường hợp quy định tại Điều 156 của Bộ luật này”.

 

Căn cứ Điều 37 Bộ luât lao động 2012, đối với NLĐ làm việc theo hợp đồng lao động không xác định thời hạn có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng và chỉ cần báo trước cho NSDLĐ biết trước ít nhất 45 ngày.

 

Bên cạnh đó, đối với NLĐ làm việc theo HĐLĐ xác định thời hạn thì ngoài trách nhiệm báo trước cho NLĐ theo quy định tại Khoản 2 Điều 37 còn phải thuộc một trong những trường hợp quy định tại Khoản 1 Điều này (ví dụ: NLĐ không được trả lương đầy đủ hoặc trả lương không đúng thời hạn đã thỏa thuận trong hợp đồng lao động theo quy định tại Điểm b Khoản 1 Điều 37 BLLĐ 2012).

 

Vậy, nếu các anh, chị chấm dứt HĐLĐ đúng như phân tích trên thì không phải thực hiện bất kỳ nghĩa vụ nào với chủ sử dụng lao động. Ngược lại, nếu chấm dứt HĐLĐ không đúng quy định nêu trên thì NLĐ sẽ buộc phải thực hiện nghĩa vụ quy định tại Điều 43 BLLĐ 2012:

 

Điều 43. Nghĩa vụ của người lao động khi đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trái pháp luật

 

“1. Không được trợ cấp thôi việc và phải bồi thường cho người sử dụng lao động nửa tháng tiền lương theo hợp đồng lao động.

 

2. Nếu vi phạm quy định về thời hạn báo trước thì phải bồi thường cho người sử dụng lao động một khoản tiền tương ứng với tiền lương của người lao động trong những ngày không báo trước.

 

3. Phải hoàn trả chi phí đào tạo cho người sử dụng lao động theo quy định tại Điều 62 của Bộ luật này”.

 

Tuy nhiên, Điều 43 BLLĐ 2012 không quy định các khoản: tiền BHXH đơn vị đã đóng, tiền lương hàng tháng đã trả, tiền điện, tiền nước, tiền ăn trưa, tiền phụ cấp khác,... nên NLĐ không phải thực hiện các yêu cầu trên, kể cả trường hợp NLĐ đưa vụ việc tới TAND cấp có thẩm quyền.

 

Trân trọng!

Phòng tư vấn – Công ty Luật Minh Gia.

Liên hệ để được hỗ trợ nhanh nhất

Liên hệ tư vấn
Chat zalo