Vũ Thanh Thủy

Tạm trừ thuế vào trong hợp đồng lao động

Luật sư tư vấn về việc tạm khấu trừ thuế trước khi trả lương cho người lao động theo quy định của pháp luật. Cụ thể như sau:

 

Kính gửi công ty Luật Minh Gia, Cám ơn công ty đã cung cấp dịch vụ tư vấn miễn phí cho các cá nhân, tổ chức trên cả nước. Sau đây, tôi xin được hỏi: Công ty tôi có quy định tạm trừ thuế thu nhập cá nhân hàng tháng, đến tháng 3 sẽ tiến hành quyết toán thuế. Nếu tổng thu nhập cả năm dưới 108 triệu, người lao động không bị tính thuế, toàn bộ số tiền tạm trừ sẽ được cơ quan thuế hoàn lại, tổng thu nhập trên 108triệu, sẽ bị tính thuế, thừa hay thiếu, cơ quan thuế sẽ thông báo và truy thu hay hoàn lại (*). Nếu nghỉ việc trước thời hạn ký kết trong hợp đồng, tiền tạm trừ thuế vẫn được cơ quan thuế hoàn hoặc truy thu theo mục (*). Và lúc đó cá nhân phải tự đi làm thủ tục quyết toán thuế. Trong hợp đồng thử việc của tôi có ghi "Trong thời gian thử việc, người lao động sẽ bị tạm khấu trừ 10% tổng thu để nộp thuế TNCN cho cơ quan thuế theo quy định của Nhà nước." Tuy nhiên trong hợp đồng chính thức lại không hề nhắc tới việc tạm trừ thuế này. Nhân viên kế toán của công ty nói đấy là mẫu hợp đồng chung của cả công ty, không cấp theo đề nghị riêng của mỗi cá nhân.Câu hỏi của tôi là: Việc không đưa quy định tạm trừ thuế và thời gian công ty quyết toán thuế vào trong hợp đồng là đúng hay sai? Nếu điều đấy là sai thì tôi có thể gặp cơ quan nào để được giải quyết?Tôi xin chân thành cảm ơn.

 

Trả lời tư vấn: Cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi yêu cầu tư vấn đến Công ty Luật Minh Gia, với tình huống của bạn thì chúng tôi  tư vấn như sau:

 

Thứ nhất, về thuế thu nhập cá nhân

 

Tại Khoản 2 Điều 3 Luật thuế thu nhập cá nhân năm 2007 sửa đổi, bổ sung năm 2014 quy định:

 

“2. Thu nhập từ tiền lương, tiền công, bao gồm:

 

a) Tiền lương, tiền công và các khoản có tính chất tiền lương, tiền công;

 

b) Các khoản phụ cấp, trợ cấp, trừ các khoản: phụ cấp, trợ cấp theo quy định của pháp luật về ưu đãi người có công; phụ cấp quốc phòng, an ninh; phụ cấp độc hại, nguy hiểm đối với ngành, nghề hoặc công việc ở nơi làm việc có yếu tố độc hại, nguy hiểm; phụ cấp thu hút, phụ cấp khu vực theo quy định của pháp luật; trợ cấp khó khăn đột xuất, trợ cấp tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, trợ cấp một lần khi sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi, trợ cấp do suy giảm khả năng lao động, trợ cấp hưu trí một lần, tiền tuất hàng tháng và các khoản trợ cấp khác theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội; trợ cấp thôi việc, trợ cấp mất việc làm theo quy định của Bộ luật lao động; trợ cấp mang tính chất bảo trợ xã hội và các khoản phụ cấp, trợ cấp khác không mang tính chất tiền lương, tiền công theo quy định của Chính phủ.”

 

Như vậy thu nhập từ tiền lương là đối tượng phải chịu thuế thu nhập cá nhân. Ngoài ra, tại Điều 11 Luật thuế thu nhập cá nhân 2007 quy định cụ thể như sau:

 

"1. Thu nhập chịu thuế từ tiền lương, tiền công được xác định bằng tổng số thu nhập quy định tại khoản 2 Điều 3 của Luật này mà đối tượng nộp thuế nhận được trong kỳ tính thuế.

 

2. Thời điểm xác định thu nhập chịu thuế từ tiền lương, tiền công là thời điểm tổ chức, cá nhân trả thu nhập cho đối tượng nộp thuế hoặc thời điểm đối tượng nộp thuế nhận được thu nhập."

 

Thứ hai, về cách tính thuế thu nhập cá nhân

 

Theo quy định tại Điều 22 Luật thuế thu nhập cá nhân thì thuế thu nhập cá nhân từ tiền công tiền lương sẽ áp dụng biểu thuế lũy tiến từng phần:

 

Bậc thuế

Phần thu nhập tính thuế/năm

(triệu đồng)

Phần thu nhập tính thuế/tháng

(triệu đồng)

Thuế suất (%)

1

Đến 60

Đến 5

5

2

Trên 60 đến 120

Trên 5 đến 10

10

3

Trên 120 đến 216

Trên 10 đến 18

15

4

Trên 216 đến 384

Trên 18 đến 32

20

5

Trên 384 đến 624

Trên 32 đến 52

25

6

Trên 624 đến 960

Trên 52 đến 80

30

7

Trên 960

Trên 80

35

 

Ngoài ra tại điểm b Khoản 1 Điều 25 Thông tư 111/2013/TT-BTC quy định về vấn đề khấu trừ thuế:

 

b) Thu nhập từ tiền lương, tiền công

 

b.1) Đối với cá nhân cư trú ký hợp đồng lao động từ ba (03) tháng trở lên thì tổ chức, cá nhân trả thu nhập thực hiện khấu trừ thuế theo Biểu thuế lũy tiến từng phần, kể cả trường hợp cá nhân ký hợp đồng từ ba (03) tháng trở lên tại nhiều nơi.

 

b.2) Đối với cá nhân cư trú ký hợp đồng lao động từ ba (03) tháng trở lên nhưng nghỉ làm trước khi kết thúc hợp đồng lao động thì tổ chức, cá nhân trả thu nhập vẫn thực hiện khấu trừ thuế theo Biểu thuế lũy tiến từng phần.

 

b.3) Đối với cá nhân là người nước ngoài vào làm việc tại Việt Nam thì tổ chức, cá nhân trả thu nhập căn cứ vào thời gian làm việc tại Việt Nam của người nộp thuế ghi trên Hợp đồng hoặc văn bản cử sang làm việc tại Việt Nam để tạm khấu trừ thuế theo Biểu lũy tiến từng phần (đối với cá nhân có thời gian làm việc tại Việt Nam từ 183 ngày trong năm tính thuế) hoặc theo Biểu thuế toàn phần (đối với cá nhân có thời gian làm việc tại Việt Nam dưới 183 ngày trong năm tính thuế).

 

b.4) Doanh nghiệp bảo hiểm, công ty quản lý Quỹ hưu trí tự nguyện có trách nhiệm khấu trừ thuế thu nhập cá nhân đối với tiền tích lũy mua bảo hiểm không bắt buộc, tiền tích lũy đóng quỹ hưu trí tự nguyện theo hướng dẫn tại khoản 6, Điều 7 Thông tư này.

 

b.5) Số thuế phải khấu trừ đối với thu nhập từ tiền lương, tiền công của cá nhân cư trú được xác định theo hướng dẫn tại Điều 7 Thông tư này; của cá nhân không cư trú được xác định theo Điều 18 Thông tư này.

...

i) Khấu trừ thuế đối với một số trường hợp khác

 

Các tổ chức, cá nhân trả tiền công, tiền thù lao, tiền chi khác cho cá nhân cư trú không ký hợp đồng lao động (theo hướng dẫn tại điểm c, d, khoản 2, Điều 2 Thông tư này) hoặc ký hợp đồng lao động dưới ba (03) tháng có tổng mức trả thu nhập từ hai triệu (2.000.000) đồng/lần trở lên thì phải khấu trừ thuế theo mức 10% trên thu nhập trước khi trả cho cá nhân.

 

Trường hợp cá nhân chỉ có duy nhất thu nhập thuộc đối tượng phải khấu trừ thuế theo tỷ lệ nêu trên nhưng ước tính tổng mức thu nhập chịu thuế của cá nhân sau khi trừ gia cảnh chưa đến mức phải nộp thuế thì cá nhân có thu nhập làm cam kết (theo mẫu ban hành kèm theo văn bản hướng dẫn về quản lý thuế) gửi tổ chức trả thu nhập để tổ chức trả thu nhập làm căn cứ tạm thời chưa khấu trừ thuế thu nhập cá nhân.

 

Căn cứ vào cam kết của người nhận thu nhập, tổ chức trả thu nhập không khấu trừ thuế. Kết thúc năm tính thuế, tổ chức trả thu nhập vẫn phải tổng hợp danh sách và thu nhập của những cá nhân chưa đến mức khấu trừ thuế (vào mẫu ban hành kèm theo văn bản hướng dẫn về quản lý thuế) và nộp cho cơ quan thuế. Cá nhân làm cam kết phải chịu trách nhiệm về bản cam kết của mình, trường hợp phát hiện có sự gian lận sẽ bị xử lý theo quy định của Luật quản lý thuế.

 

Cá nhân làm cam kết theo hướng dẫn tại điểm này phải đăng ký thuế và có mã số thuế tại thời điểm cam kết.”

 

- Vậy đối với trường hợp bạn ký hợp đồng thử việc và mức lương của các bên thỏa thuận dưới 2.000.000 vậy trường hợp này không phải khấu trừ 10% thuế thu nhập cá nhân.

 

- Trường hợp bạn có mức lương trên 2.000.000 đồng thì phải thực hiện khấu trừ 10% thuế thu nhập cá nhân trước khi trả thu nhập cho bạn. Nếu các bên ký hợp đồng lao động dưới 3 tháng cần phải chú ý tới giao kết hợp đồng nếu thỏa thuận thu nhập  bạn nhận được chưa bao gồm thuế thu nhập cá nhân thì kế toán cần phải thực hiện quy đổi ra thu nhập tính thuế bằng bảng quy đổi  thu nhập tại phụ lục 02/PL-TNCN theo thông tư 111/2013/TT-BTC.

 

Như vậy, theo như những quy định trên thì không bắt buộc trong hợp đồng giao kết giữa bạn và công ty phải có điều khoản khấu trừ thuế và thời gian quyết toán thuế

 

Trên đây là nội dung tư vấn của Luật Minh Gia về vấn đề bạn hỏi và quan tâm. Nếu còn vướng mắc, chưa rõ cần luật sư giải đáp, bạn vui lòng gọi đến Tổng đài tư vấn pháp luật trực tuyến của chúng tôi - Số điện thoại liên hệ: 1900.6169 để được hỗ trợ kịp thời.

 

Trân trọng.
CV tư vấn: Đào Thị Trà - Luật Minh Gia

Liên hệ để được hỗ trợ nhanh nhất

Đặt câu hỏi tư vấn
Chat zalo