Luật sư Trần Khánh Thương

Sửa chữa máy tính tại bệnh viện có được hưởng phụ cấp độc hại không?

Chào luật sư! Tôi làm quản trị mạng tại bệnh viện Y học cổ truyền tỉnh Sơn La. Công việc chính của tôi là: trực máy chủ, kiểm tra, sửa chữa, khắc phục sự cố hệ thống mạng máy tính, sửa máy tính, sửa máy in, đổ mực in. Trường hợp của tôi có được hưởng phụ cấp độc hại không? Trân trọng cám ơn, và mong được hồi đáp!

 

Trả lời tư vấn:

 

Chào anh/chị! Cảm ơn anh/chị đã tin tưởng và gửi đề nghị tư vấn đến Công ty Luật Minh Gia, Đối với yêu cầu hỗ trợ của anh/chị chúng tôi đã tư vấn một số trường hợp tương tự thông qua một hoặc một số bài viết cụ thể sau đây:

Theo quy định tại nghị định 56/2011/NĐ-CP nghị định về chế độ phụ cấp ưu đãi theo nghề đối với công chức, viên chức công tác tại cơ sở y tế công lập quy định về đôi tượng áp dụng phụ cấp ưu đãi ngành y như sau:

1. Nghị định này quy định chế độ phụ cấp ưu đãi theo nghề đối với công chức, viên chức, cán bộ y tế xã, phường, thị trấn (đang làm việc theo chế độ hợp đồng theo Quyết định số 58/TTg ngày 03 tháng 02 năm 1994 của Thủ tướng Chính phủ quy định một số vấn đề về tổ chức và chế độ chính sách đối với y tế cơ sở) trực tiếp làm chuyên môn y tế; công chức, viên chức làm công tác quản lý, phục vụ không trực tiếp làm chuyên môn y tế tại các chuyên khoa HIV/AIDS, phong, lao, tâm thần, giải phẫu bệnh lý, pháp y (sau đây gọi chung là công chức, viên chức) trong các cơ sở sự nghiệp y tế công lập.

Đối tượng áp dụng được hướng dẫn chi tiết tại Điều 2 Thông tư liên tịch 02/2012/TTLT-BYT-BNV-BTC:

1. Công chức, viên chức thường xuyên, trực tiếp làm chuyên môn y tế (xếp lương theo các ngạch viên chức có 2 chữ số đầu của mã số ngạch là 16 hoặc 13) để thực hiện các công việc sau: 

a) Khám, điều trị, chăm sóc, phục vụ người bệnh và phục hồi chức năng; 

b) Xét nghiệm phục vụ cho công tác chuyên môn y tế; 

c) Chẩn đoán hình ảnh, thăm dò chức năng, y học hạt nhân, xạ trị; 

d) Giải phẫu bệnh lý; 

đ) Phòng, chống bệnh truyền nhiễm, kiểm dịch y tế biên giới; 

e) Phòng chống dịch bệnh, bệnh xã hội, y học lao động và vệ sinh môi trường y tế; 

g) Kiểm soát nhiễm khuẩn, an toàn sinh học; hộ lý, y công; 

h) Kiểm nghiệm, kiểm định, giám định; 

i) Pha chế, bào chế, bảo quản, cấp phát thuốc, vắc xin, hoá chất, môi trường nuôi cấy tại các cơ sở y tế; 

k) Nghiên cứu y dược học; chỉ đạo tuyến chuyên môn kỹ thuật y tế; 

l) Chuyên môn an toàn vệ sinh thực phẩm, dinh dưỡng tiết chế; 

m) Chuyên môn dân số - kế hoạch hóa gia đình; 

n) Bảo quản, vệ sinh, trông coi xác và nhà xác; 

2. Công chức, viên chức trực tiếp làm chuyên môn y tế (xếp lương không có 2 chữ số đầu của mã ngạch 16 hoặc 13), đang đảm nhận các công việc sau: 

a) Vận hành, bảo dưỡng trang thiết bị y tế; 

b) Nuôi, trồng động vật, thực vật, côn trùng thí nghiệm phục vụ nghiên cứu y dược học; 

c) Làm chuyên môn y tế để thực hiện các công việc truyền thông giáo dục sức khoẻ. 

3. Công chức, viên chức làm công tác quản lý, phục vụ không trực tiếp làm chuyên môn y tế tại các cơ sở, viện, bệnh viện, trung tâm thuộc các chuyên khoa sau: HIV/AIDS, phong, lao, tâm thần, giải phẫu bệnh lý và pháp y

 

Anh/chị không phải là công chức, viên chức thuộc đối tượng điều chỉnh của nghị định trên nên anh/chị không được hưởng ưu đãi ngành y tế. Công việc anh/chị mô tả cũng không nằm trong danh mục các công việc nặng nhọc độc hại nguy hiểm do Bộ lao động thương binh xã hội ban hành nên anh/chị không được hưởng phụ cấp độc hại nguy hiểm.

 

Anh/chị tham khảo để giải đáp thắc mắc của mình!

 

Nếu còn vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hộ trợ pháp lý khác Anh/chị vui lòng liên hệ bộ phận luật sư trực tuyến của chúng tôi để được giải đáp: ( Tổng đài luật sư trực tuyến 1900.6169 )
 

Trân trọng
P.Luật sư trực tuyến – Công ty Luật Minh Gia

Liên hệ để được hỗ trợ nhanh nhất

Liên hệ tư vấn
Chat zalo