Luật sư Trần Khánh Thương

Sử dụng lao động khi sát nhập doanh nghiệp

Kính chào luật gia của công ty luật Minh Gia, em rất vui và cám ơn các luật sư đã đọc và tư vần giúp em cùng 7 người hiện đang là Đảng viên ĐCSVN, không bị các hình thức kỷ luật gì. Em năm nay 43 tuổi, từ năm 1996 đến năm 2011, làm việc tại Công ty A - Tập đoàn CN Than KS Việt Nam (Xin phép cho em được không nêu tên công ty).

 

Đến tháng 4 năm 2011 em cùng 7 người  xin chấm dứt Hợp đồng lao động với công ty A (Công ty A cũng đã thanh toán đầy đủ tiền phúc lợi, tiền hỗ trợ chấm dứt HD cho  chúng em) để chuyển đến làm việc tại Ban Quản lý dự án T - Tập đoàn CN Than Khoáng Sản Việt Nam (hợp đồng lao động không xác định thời hạn), nhưng do quá trình tái cơ cấu lại doanh nghiệp, dự kiến trong tháng 6 năm 2017 thì đơn vị hiện nay em đang làm việc (Ban QLDA - T) sẽ sát nhập vào Công ty A theo quyết định của Tập đoàn. Nhưng Ban giám đốc công ty A bảo không tiếp nhận lại chúng em vì đã chấm dứt hợp đồng tại đây rồi, (và họ chỉ tiếp nhận người được điều chuyển sang Ban QLDA T, chứ không tiếp nhận người chấm dứt Hợp đồng). Xin luật sư tư vấn giúp em là như vậy chúng em có được tiếp nhận làm việc lại tại công ty A không ạ, Chúng em xin chân thành cảm ơn !  

 

Trả lời: Chào anh! Đối với yêu cầu tư vấn của anh, chúng tôi tư vấn như sau:

 

Căn cứ quy định tại Điều 45 Bộ luật lao động năm 2012 về nghĩa vụ của người sử dụng lao động khi sáp nhập, hợp nhất, chia, tách doanh nghiệp, hợp tác xã:

 

"1. Trong trường hợp sáp nhập, hợp nhất, chia, tách doanh nghiệp, hợp tác xã thì người sử dụng lao động kế tiếp phải chịu trách nhiệm tiếp tục sử dụng số lao động hiện có và tiến hành việc sửa đổi, bổ sung hợp đồng lao động.

 

Trong trường hợp không sử dụng hết số lao động hiện có, thì người sử dụng lao động kế tiếp có trách nhiệm xây dựng và thực hiện phương án sử dụng lao động theo quy định tại Điều 46 của Bộ luật này.

 

2. Trong trường hợp chuyển quyền sở hữu hoặc quyền sử dụng tài sản của doanh nghiệp, thì người sử dụng lao động trước đó phải lập phương án sử dụng lao động theo quy định tại Điều 46 của Bộ luật này.

 

3. Trong trường hợp người sử dụng lao động cho người lao động thôi việc theo quy định tại Điều này, thì phải trả trợ cấp mất việc làm cho người lao động theo quy định tại Điều 49 của Bộ luật này."

 

Theo đó, đơn vị mới có nghĩa vụ tiếp tục sử dụng số lao động hiện có. Trường hợp không sử dụng hết lao động hiện có thì phải lập phương án sử dụng lao động.

 

"Điều 46. Phương án sử dụng lao động

 

1. Phương án sử dụng lao động phải có những nội dung chủ yếu sau đây:

 

a) Danh sách và số lượng người lao động tiếp tục được sử dụng, người lao động đưa đi đào tạo lại để tiếp tục sử dụng;

 

b) Danh sách và số lượng người lao động nghỉ hưu;

 

c) Danh sách và số lượng người lao động được chuyển sang làm việc không trọn thời gian; người lao động phải chấm dứt hợp đồng lao động;

 

d) Biện pháp và nguồn tài chính bảo đảm thực hiện phương án.

 

2. Khi xây dựng phương án sử dụng lao động phải có sự tham gia của tổ chức đại diện tập thể lao động tại cơ sở."

 

Nếu nằm trong diện chấm dứt hợp đồng lao động, công ty phải chi trả chế độ trợ cấp mất việc làm cho anh.

 

Trên đây là nội dung tư vấn của Luật Minh Gia về vấn đề bạn hỏi và quan tâm. Nếu còn vướng mắc, chưa rõ cần luật sư giải đáp, bạn vui lòng gọi đến Tổng đài tư vấn pháp luật trực tuyến của chúng tôi - Số điện thoại liên hệ: 1900.6169 để được hỗ trợ kịp thời.

 

Trân trọng.
CV tư vấn: Khánh Thương - Luật Minh Gia

Liên hệ để được hỗ trợ nhanh nhất

Đặt câu hỏi tư vấn
Chat zalo