Nguyễn Ngọc Ánh

Quyền và lợi ích của viên chức và người lao động

Chào luật sư, tổng đài có thể tư vấn cho em biết rõ về chính sách, quyền lợi , chế độ của giáo viên giáo dục quốc phòng trong trường cao đẳng nghề đc ko a, em cảm ơn.


Trả lời:

Cảm ơn anh đã tin tưởng và gửi yêu cầu tới công ty Luật Minh Gia! Yêu cầu của anh được tư vấn như sau:

Anh chỉ cung cấp hiện anh là giáo viên giáo dục quốc phòng trong trường cao đẳng nghề; nhưng không cung cấp hiện anh làm việc theo chế độ hợp đồng làm việc đối với viên chức theo luật viên chức 2010 hay hiện chỉ là hợp đồng lao động theo BLLĐ 2012.

Tuy nhiên, cả hai trường hợp anh tham gia lao động trên anh đều được hưởng đúng các quyền lợi quy định tại hợp đồng làm việc hoặc hợp đồng lao động như chế độ tiền lương; khoản trợ cấp;  ngày giờ làm việc, nghỉ ngơi;...theo như các bên đã thỏa thuận. Chế độ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp của anh cũng được đảm bảo, tức được đóng đầy đủ, chính xác theo đúng quy định của pháp luật.
 
Chúng tôi sẽ tư vấn về các quyền lợi và các chế độ của anh theo hai hướng.

Thứ nhất, anh làm việc theo hợp đồng làm việc đối với viên chức. Quyền và nghĩa vụ của anh được quy định cụ thể tại Luật viên chức 2010.

Điều 11 Luật viên chức 2010 quy định quyền lợi của anh như sau:

- Được pháp luật bảo vệ trong hoạt động nghề nghiệp.

- Được đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ chính trị, chuyên môn, nghiệp vụ.

- Được bảo đảm trang bị, thiết bị và các điều kiện làm việc.

- Được cung cấp thông tin liên quan đến công việc hoặc nhiệm vụ được giao.

- Được quyết định vấn đề mang tính chuyên môn gắn với công việc hoặc nhiệm vụ được giao.

- Được quyền từ chối thực hiện công việc hoặc nhiệm vụ trái với quy định của pháp luật.

- Được hưởng các quyền khác về hoạt động nghề nghiệp theo quy định của pháp luật.

Thứ hai, anh làm việc theo hợp đồng lao động của người lao động bình thường. Trường hợp của anh sẽ được quy định cụ thể tại BLLĐ 2012.

“ Điều 5 BLLĐ 2012 quy định về quyền và nghĩa vụ của người lao động như sau:

1. Người lao động có các quyền sau đây:

a) Làm việc, tự do lựa chọn việc làm, nghề nghiệp, học nghề, nâng cao trình độ nghề nghiệp và không bị phân biệt đối xử;

b) Hưởng lương phù hợp với trình độ kỹ năng nghề trên cơ sở thoả thuận với người sử dụng lao động; được bảo hộ lao động,
làm việc trong điều kiện bảo đảm về an toàn lao động, vệ sinh lao động; nghỉ theo chế độ, nghỉ hằng năm có lương và được hưởng phúc lợi tập thể;

c) Thành lập, gia nhập, hoạt động công đoàn, tổ chức nghề nghiệp và tổ chức khác theo quy định của pháp luật; yêu cầu và tham gia đối thoại với người sử dụng lao động, thực hiện quy chế dân chủ và được tham vấn tại nơi làm việc để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình; tham gia quản lý theo nội quy của người sử dụng lao động;

d) Đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động theo quy định của pháp luật;

đ) Đình công.

2. Người lao động có các nghĩa vụ sau đây:

a) Thực hiện hợp đồng lao động, thoả ước lao động tập thể;

b) Chấp hành kỷ luật lao động, nội quy lao động, tuân theo sự điều hành hợp pháp của người sử dụng lao động;

c) Thực hiện các quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội và pháp luật về bảo hiểm y tế”
.

Vấn đề anh yêu cầu tư vấn khá rộng, vì vậy, anh có thể tìm hiểu thêm tại Luật viên chức 2010; BLLĐ 2012 để giải đáp chi tiết thắc mắc của mình.

 

Trân trọng!
Luật gia Nguyễn. N. Ánh – Công ty Luật Minh Gia.

Liên hệ để được hỗ trợ nhanh nhất

Liên hệ tư vấn
Chat zalo