Luật sư Vũ Đức Thịnh

Quyền tham gia đóng BHXH tự nguyện

Câu hỏi đề nghị tư vấn thứ nhất: Xin cho hỏi trường hợp đã tham gia BHXH bắt buộc 12 năm 7 tháng và ngày tháng năm sinh là 22/11/1973 vậy nếu muốn đóng BHXH tự nguyện tiếp được không? Và đóng khoảng bao nhiêu năm nữa? Và có thể thay đổi mức đóng BHXH trong quá trình tham gia được không? Cảm ơn nhiều!

 

Trả lời tư vấn: Chào anh/chị! Cảm ơn anh/chị đã tin tưởng và gửi đề nghị tư vấn đến Công ty Luật Minh Gia, Đối với yêu cầu hỗ trợ của anh/chị chúng tôi đã tư vấn một số trường hợp tương tự thông qua một hoặc một số bài viết cụ thể sau đây:

 

Điều 2 Luật bảo hiểm xã hội 2014 quy định về đối tượng áp dụng:


"1. Người lao động là công dân Việt Nam thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc, bao gồm:


a) Người làm việc theo hợp đồng lao động không xác định thời hạn, hợp đồng lao động xác định thời hạn, hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn từ đủ 03 tháng đến dưới 12 tháng, kể cả hợp đồng lao động được ký kết giữa người sử dụng lao động với người đại diện theo pháp luật của người dưới 15 tuổi theo quy định của pháp luật về lao động;

...

4. Người tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện là công dân Việt Nam từ đủ 15 tuổi trở lên và không thuộc đối tượng quy định tại khoản 1 Điều này".

 

Điều 10 Nghị định 134/2015/NĐ - CP quy định về mức đóng:


"Mức đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện theo Khoản 1 Điều 87 của Luật Bảo hiểm xã hội và theo phương thức đóng tại Khoản 1 Điều 9 Nghị định này được quy định như sau:


1. Mức đóng hằng tháng bằng 22% mức thu nhập tháng do người tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện lựa chọn.


Mức thu nhập tháng do người tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện lựa chọn thấp nhất bằng mức chuẩn hộ nghèo của khu vực nông thôn theo quy định của Thủ tướng Chính phủ và cao nhất bằng 20 lần mức lương cơ sở tại thời điểm đóng.

...".

Theo quy định của pháp luật, chị có quyền nộp hồ sơ tại BHXH quận, huyện nơi cư trú để đóng BHXH tự nguyện. Hơn nữa, do mức đóng bằng 22% mức thu nhập tháng do người tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện lựa chọn nên trong quá trình đóng chị có quyền thay đổi mức thu nhập tháng để đóng loại bảo hiểm này.

 

Tuy nhiên, chị lưu ý mức thấp nhất không dưới mức chuẩn hộ nghèo của khu vực nông thôn theo quy định của Thủ tướng Chính phủ và cao nhất bằng 20 lần mức lương cơ sở tại thời điểm đóng.

Anh/chị tham khảo để giải đáp thắc mắc của mình!
 

 

=========================

Câu hỏi đề nghị tư vấn thứ hai - Quyền tham gia đóng BHXH tự nguyện

Xin chào luật sư. Tôi có thắc mắc muốn được tư vấn về BHXH như sau: Tôi năm nay 32 tuổi và làm việc tại 1 cty TM được 9 năm từ 2006 đến 2015. Thời gian làm việc tại đó thì cty ko hỗ trợ tiền BHXH mà do nhân viên đóng tất cả. Tôi đã nghỉ làm ở đó 1 năm và đã nhận tiền trợ cấp thất nghiệp. Tôi muốn hỏi luật sư nếu tôi chuyển sang đóng BH tự nguyện thì sau 11 năm nữa sẽ đủ 20 năm đóng BH nhưng lúc đó tôi mới 44 tuổi chưa đủ tuổi nghỉ hưu thì khi đó tôi có phải tiếp tục đóng BH tự nguyện đến 55 tuổi như chế độ BH bắt buộc ko? Hay khi đó tôi được dừng đóng BH nhưng sẽ phải chờ đủ 55 tuổi mới được làm sổ hưu? Và khi làm sổ hưu có được hưởng khoản trợ cấp nào như chế độ BHXH 1 lần ko? 

Trả lời tư vấn: Chào anh/chị! Cảm ơn anh/chị đã tin tưởng và gửi đề nghị tư vấn đến Công ty Luật Minh Gia, Đối với yêu cầu hỗ trợ của anh/chị chúng tôi đã tư vấn một số trường hợp tương tự thông qua một hoặc một số bài viết cụ thể sau đây:

 

Thủ tục tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện

 

Mức đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện?

 

Điều 2 Luật BHXH 2014 quy định về đối tượng áp dụng:


"1. Người lao động là công dân Việt Nam thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc, bao gồm:
 

a) Người làm việc theo hợp đồng lao động không xác định thời hạn, hợp đồng lao động xác định thời hạn, hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn từ đủ 03 tháng đến dưới 12 tháng, kể cả hợp đồng lao động được ký kết giữa người sử dụng lao động với người đại diện theo pháp luật của người dưới 15 tuổi theo quy định của pháp luật về lao động;

...

4. Người tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện là công dân Việt Nam từ đủ 15 tuổi trở lên và không thuộc đối tượng quy định tại khoản 1 Điều này".

 

Vậy, nếu có nhu cầu đóng BHXH tự nguyện thì chị có quyền tham gia tới khi đủ 55 tuổi - đủ tuổi làm hồ sơ hưởng chế độ hưu trí mà không giới hạn 20 năm đóng bảo hiểm. Trường hợp chị đóng nhiều hơn 20 năm thì mức hưởng chế độ hưu trí sẽ cao hơn.

 

Trên đây là nội dung tư vấn của Luật Minh Gia về vấn đề bạn yêu cầu tư vấn: Quyền tham gia đóng BHXH tự nguyện. Nếu còn vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hỗ trợ pháp lý khác bạn vui lòng liên hệ qua Email hoặc gọi điện đến bộ phận luật sư tư vấn trực tuyến - Số điện thoại liên hệ 1900.6169 để được giải đáp, hỗ trợ kịp thời.

 

Trân trọng!
P.Luật sư trực tuyến – Công ty Luật Minh Gia

Liên hệ để được hỗ trợ nhanh nhất

Đặt câu hỏi tư vấn
Chat zalo