Luật sư Phùng Gái

Quyền lợi của người lao động khi bị suy giảm khả năng lao động 15%:

Câu hỏi tư vấn: Em làm công nhân ở TP H bị tai nạn lao động, giám định suy giảm khả năng lao động 15% ( lổi do người sử dụng lao động ) .Vậy em sẽ được hưởng những quyền lợi như thế nào từ phía công ty cũng phía bên bảo hiểm.? Lương căn bản 3 triệu 600 nghìn. Lương tối thiểu là 3 triệu 100 nghìn Thời gian đóng bảo hiểm đến khi bị tai nạn là 2 năm 6 tháng.

 

Vậy em xin hỏi em được công ty bồi thường  bao nhiêu tiền ? Bảo hiểm xã hội đền bao nhiêu tiền?Thời gian nhận đựơc tiền bồi thường ở công ty và bảo hiểm xã hội kể từ ngày có kết quả giám định là bao lâu? Công ty  sẽ làm bảo hiểm XH về tai nạn lao động cho mình hay tự bản thân mình làm? Sau khi bị tai nạn cty co trách nhiệm phân bố công việc phù hợp với sức khoẻ cuả mình không? Nếu như công ty sắp xếp rồi mà vẫn không phù hợp thì mình có quyền nghỉ làm và để công ty phải bồi thường hợp đồng không? Em xin chân thành cảm ơn và rất mong sự phản hồi từ các Quý Luật sư Công ty tư vấn Luật Minh Gia.

 

>> Tư vấn pháp luật BHXH qua tổng đài: 1900.6169

 

Tư vấn: Cảm ơn câu hỏi của bạn dành cho công ty Luật Minh Gia, để hướng dẫn vấn đề này chúng tôi xin tư vấn như sau:

 

Thứ nhất, theo quy định tại Điều 38 Luật An toàn, vệ sinh lao động 2015 quy định về trách nhiệm của người sử dụng lao đông đối với người bị tai nạn lao động như sau:

 

“Người sử dụng lao động có trách nhiệm đối với người lao động bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp như sau:

 

1. Kịp thời sơ cứu, cấp cứu cho người lao động bị tai nạn lao động và phải tạm ứng chi phí sơ cứu, cấp cứu và điều trị cho người lao động bị tai nạn lao động hoặc bệnh nghề nghiệp;

 

2. Thanh toán chi phí y tế từ khi sơ cứu, cấp cứu đến khi điều trị ổn định cho người bị tai nạn lao động hoặc bệnh nghề nghiệp như sau:

 

a) Thanh toán phần chi phí đồng chi trả và những chi phí không nằm trong danh mục do bảo hiểm y tế chi trả đối với người lao động tham gia bảo hiểm y tế;

 

b) Trả phí khám giám định mức suy giảm khả năng lao động đối với những trường hợp kết luận suy giảm khả năng lao động dưới 5% do người sử dụng lao động giới thiệu người lao động đi khám giám định mức suy giảm khả năng lao động tại Hội đồng giám định y khoa;

 

c) Thanh toán toàn bộ chi phí y tế đối với người lao động không tham gia bảo hiểm y tế;

 

3. Trả đủ tiền lương cho người lao động bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp phải nghỉ việc trongthời gian điều trị, phục hồi chức năng lao động;

 

4. Bồi thường cho người lao động bị tai nạn lao động mà không hoàn toàn do lỗi của chính người này gây ra và cho người lao động bị bệnh nghề nghiệp với mức như sau:

 

a) Ít nhất bằng 1,5 tháng tiền lương nếu bị suy giảm từ 5% đến 10% khả năng lao động; sau đó cứ tăng 1% được cộng thêm 0,4 tháng tiền lương nếu bị suy giảm khả năng lao động từ 11% đến 80%;

 

b) Ít nhất 30 tháng tiền lương cho người lao động bị suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên hoặc cho thân nhân người lao động bị chết do tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp;

 

5. Trợ cấp cho người lao động bị tai nạn lao động mà do lỗi của chính họ gây ra một khoản tiền ít nhất bằng 40% mức quy định tại khoản 4 Điều này với mức suy giảm khả năng lao động tương ứng;

 

6. Giới thiệu để người lao động bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp được giám định y khoa xác định mức độ suy giảm khả năng lao động, được điều trị, điều dưỡng, phục hồi chức năng lao động theo quy định pháp luật;

 

7. Thực hiện bồi thường, trợ cấp đối với người bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp trong thời hạn 05 ngày, kể từ ngày có kết luận của Hội đồng giám định y khoa về mức suy giảm khả năng lao động hoặc kể từ ngày Đoàn điều tra tai nạn lao động công bố biên bản điều tra tai nạn lao động đối với các vụ tai nạn lao động chết người;

 

8. Sắp xếp công việc phù hợp với sức khỏe theo kết luận của Hội đồng giám định y khoa đối với người lao động bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp sau khi điều trị, phục hồi chức năng nếu còn tiếp tục làm việc;

 

9. Lập hồ sơ hưởng chế độ về tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp từ Quỹ bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp theo quy định tại Mục 3 Chương này;

 

10. Tiền lương để làm cơ sở thực hiện các chế độ bồi thường, trợ cấp, tiền lương trả cho người lao động nghỉ việc do bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp được quy định tại các khoản 3, 4 và 5 Điều này là tiền lương bao gồm mức lương, phụ cấp lương và các khoản bổ sung khác thực hiện theo quy định của pháp luật về lao động.

 

11. Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội quy định chi tiết các khoản 3, 4 và 5 Điều này.”

 

Thứ hai, ngoài các khoản trợ cấp, bồi thường từ người sử dụng lao động, bạn còn được bảo hiểm thanh toán khoản trợ cấp một lần do tai nạn lao độngtheo Điều 48 Luật An toàn, vệ sinh lao động 2015:

 

“Điều 48. Trợ cấp một lần

 

1. Người lao động bị suy giảm khả năng lao động từ 5% đến 30% thì được hưởng trợ cấp một lần.

 

2. Mức trợ cấp một lần được quy định như sau:

 

a) Suy giảm 5% khả năng lao động thì được hưởng năm lần mức lương cơ sở, sau đó cứ suy giảm thêm 1% thì được hưởng thêm 0,5 lần mức lương cơ sở;

 

b) Ngoài mức trợ cấp quy định tại điểm a khoản này, còn được hưởng thêm khoản trợ cấp tính theo số năm đã đóng vào Quỹ bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, từ một năm trở xuống thì được tính bằng 0,5 tháng, sau đó cứ thêm mỗi năm đóng vào quỹ được tính thêm 0,3 tháng tiền lương đóng vào quỹ của tháng liền kề trước tháng bị tai nạn lao động hoặc được xác định mắc bệnh nghề nghiệp; trường hợp bị tai nạn lao động ngay trong tháng đầu tham gia đóng vào quỹ hoặc có thời gian tham gia gián đoạn sau đó trở lại làm việc thì tiền lương làm căn cứ tính khoản trợ cấp này là tiền lương của chính tháng đó.

 

3. Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội quy định chi tiết việc tính hưởng trợ cấp tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp trong trường hợp người lao động thay đổi mức hưởng trợ cấp do giám định lại, giám định tổng hợp.

 

Thời điểm hưởng trợ cấpxác định theo quy định tại Điều 50 Luật An toàn, vệ sinh lao động 2015 như sau:

 

“Điều 50. Thời điểm hưởng trợ cấp

 

1. Thời điểm hưởng trợ cấp quy định tại các điều 48, 49 và 52 của Luật này được tính từ tháng người lao động điều trị ổn định xong, ra viện hoặc từ tháng có kết luận của Hội đồng giám định y khoa trong trường hợp không điều trị nội trú; trường hợp giám định tổng hợp mức suy giảm khả năng lao động quy định tại khoản 2 Điều 47 của Luật này, thời điểm trợ cấp được tính kể từ tháng người lao động điều trị xong, ra viện của lần điều trị đối với tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp sau cùng hoặc từ tháng có kết luận giám định tổng hợp của Hội đồng giám định y khoa trong trường hợp không điều trị nội trú.

 

Trường hợp bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp mà sau đó không xác định được thời điểm điều trị ổn định xong, ra viện thì thời điểm hưởng trợ cấp tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp được tính từ tháng có kết luận của Hội đồng giám định y khoa; trường hợp bị nhiễm HIV/AIDS do tai nạn rủi ro nghề nghiệp thì thời điểm hưởng trợ cấp tính từ tháng người lao động được cấp Giấy chứng nhận bị nhiễm HIV/AIDS do tai nạn rủi ro nghề nghiệp.

 

2. Trường hợp người lao động được đi giám định mức suy giảm khả năng lao động quy định tại điểm b khoản 1 và khoản 2 Điều 47 của Luật này thì thời điểm hưởng trợ cấp mới được tính từ tháng có kết luận của Hội đồng giám định y khoa.”

 

Ngoài ra, bạn tham khảo nội dung tư vấn áp dụng Văn bản pháp luật tại thời điểm gửi câu hỏi như sau:

 

Thứ nhất, theo quy định của Bộ luật lao động 2012 về trách nhiệm của người sử dụng lao đông đối với người bị tai nạn lao động.Cụ thể :

 

Điều 144. Trách nhiệm của người sử dụng lao động đối với người bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp
 
1. Thanh toán phần chi phí đồng chi trả và những chi phí không nằm trong danh mục do bảo hiểm y tế chi trả đối với người lao động tham gia bảo hiểm y tế và thanh toán toàn bộ chi phí y tế từ khi sơ cứu, cấp cứu đến khi điều trị ổn định đối với người lao động không tham gia bảo hiểm y tế.
 
2. Trả đủ tiền lương theo hợp đồng lao động cho người lao động bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp phải nghỉ việc trong thời gian điều trị.
 
3. Bồi thường cho người lao động bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp theo quy định tại Điều 145 của Bộ luật này.
 
Điều 145. Quyền của người lao động bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp
 
1. Người lao động tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc được hưởng chế độ tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp theo quy định của Luật bảo hiểm xã hội.

2. Người lao động thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc mà người sử dụng lao động chưa đóng bảo hiểm xã hội cho cơ quan bảo hiểm xã hội, thì được người sử dụng lao động trả khoản tiền tương ứng với chế độ tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp theo quy định của Luật bảo hiểm xã hội.

Việc chi trả có thể thực hiện một lần hoặc hằng tháng theo thỏa thuận của các bên.

3. Người lao động bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp mà không do lỗi của người lao động và bị suy giảm khả năng lao động từ 5% trở lên thì
được người sử dụng lao động bồi thường với mức như sau:


a) Ít nhất bằng 1,5 tháng tiền lương theo hợp đồng lao động nếu bị suy giảm từ 5,0% đến 10% khả năng lao động; sau đó cứ tăng 1,0% được cộng thêm 0,4 tháng tiền lương theo hợp đồng lao động nếu bị suy giảm khả năng lao động từ 11% đến 80%;

b) Ít nhất 30 tháng tiền lương theo hợp đồng lao động cho người lao động bị suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên hoặc cho thân nhân người lao động bị chết do tai nạn lao động.

Như vậy, do bạn bị tai nạn lao động với mức suy giảm khả năng là 15% do vậy mà bạn sẽ được công ty nơi bạn làm việc tri trả toàn bộ chi phí phát sinh từ sơ cứu đến khi hồi phục sức khỏe, những chi phí mà Bảo hiểm không chi trả. Đồng thời, bạn sẽ được bồi thường với mức quy định tại điểm a, khoản 3 Điều 145 Bộ luật lao động 2012 như đã trình bày ở trên.

 

 Quyền lợi của người lao động khi bị suy giảm khả năng lao động 15%:

>> Giải đáp thắc mắc pháp luật BHXH, gọi: 1900.6169

 

Thứ hai, về việc hưởng chế độ tai nạn lao động theo Bảo hiểm xã hội:

 

Theo quy định Điều 39. Điều kiện hưởng chế độ tai nạn lao động

Người lao động được hưởng chế độ tai nạn lao động khi có đủ các điều kiện sau đây:

1. Bị tai nạn thuộc một trong các trường hợp sau đây:

a) Tại nơi làm việc và trong giờ làm việc;

b) Ngoài nơi làm việc hoặc ngoài giờ làm việc khi thực hiện công việc theo yêu cầu của người sử dụng lao động;

c) Trên tuyến đường đi và về từ nơi ở đến nơi làm việc trong khoảng thời gian và tuyến đường hợp lý;

2. Suy giảm khả năng lao động từ 5% trở lên do bị tai nạn quy định tại khoản 1 Điều này.

 

Theo đó, bạn bị suy giảm khả năng lao động là 15% nên bạn đủ điều kiện để được hưởng chế độ tai nạn lao động theo quy định khoản 2 điều 39 Luật bảo hiểm xã hội.

 

Đồng thời bạn sẽ được hưởng trợ cấp một lần theo quy định tại điểm a, khoản 2, Điều 42.

 

Điều 42. Trợ cấp một lần

1. Người lao động bị suy giảm khả năng lao động từ 5% đến 30% thì được hưởng trợ cấp một lần.

2. Mức trợ cấp một lần được quy định như sau:

a) Suy giảm 5% khả năng lao động thì được hưởng năm tháng lương tối thiểu chung, sau đó cứ suy giảm thêm 1% thì được hưởng thêm 0,5 tháng lương tối thiểu chung;

b) Ngoài mức trợ cấp quy định tại điểm a khoản này, còn được hưởng thêm khoản trợ cấp tính theo số năm đã đóng bảo hiểm xã hội, từ một năm trở xuống thì được tính bằng 0,5 tháng, sau đó cứ thêm mỗi năm đóng bảo hiểm xã hội được tính thêm 0,3 tháng tiền lương, tiền công đóng bảo hiểm xã hội của tháng liền kề trước khi nghỉ việc để điều trị.

 

Cụ thể, suy giảm 5% khả năng lao động được hưởng năm tháng lương tối thiểu chung, sau đó cứ suy giảm thêm 1% thì hưởng thêm 0,5 tháng lương tối thiểu chung: Trong trường hợp của bạn là suy giảm 15% nên sẽ được tính như sau:

 

Bạn sẽ lấy 5% mức suy giảm đầu tiên nhân với năm tháng lương tối thiểu :5% x 15500000đồng = số tiền nhận được.

 

Mức suy giảm tiếp theo bạn sẽ nhân mức suy giảm của bạn tức 10% x 0,5 tháng lương tối thiểu chung: 10% x 1550000đồng = số tiền nhận được.


Thứ ba, thời hạn để được hưởng bồi thường từ công ty và bên bảo hiểm là :
 
Điều 44. Thời điểm hưởng trợ cấp

1. Thời điểm hưởng trợ cấp quy định tại các điều 42, 43 và 46 của Luật này được tính từ tháng người lao động điều trị xong, ra viện.

2. Trường hợp thương tật hoặc bệnh tật tái phát, người lao động được đi giám định lại mức suy giảm khả năng lao động thì thời điểm hưởng trợ cấp mới được tính từ tháng có kết luận của Hội đồng Giám định y khoa.

Cụ thể bạn sẽ được hưởng sau khi điều trị xong, ra viện.

Thứ tư, sau khi bị tai nạn mà vẫn tiếp tục làm việc thì công ty có trách nhiệm bố trí công việc phù hợp với sức khỏe của người lao động theo quy định của Bộ luật lao động,khoản 5 Điều 152:

Điều 152. Chăm sóc sức khỏe cho người lao động
….
5. Người lao động sau khi bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp nếu còn tiếp tục làm việc, thì được sắp xếp công việc phù hợp với sức khoẻ theo kết luận của Hội đồng giám định y khoa lao động.

 

Trong trường hợp mà công việc bố trí vẫn không phù hợp thì bạn có thể thỏa thuận với công ty để nghỉ việc.Sau khi nghỉ việc bạn vẫn sẽ được hưởng các chế độ như trợ cấp thôi việc và những chế liên quan khác.

 

Trân trọng!

CV P.Gái – Công ty Luật Minh Gia

Liên hệ để được hỗ trợ nhanh nhất

Đặt câu hỏi tư vấn
Chat zalo